Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Ngăn chặn thực phẩm bẩn tung hoành: Nạn… đùn đẩy trách nhiệm

THCL Những vụ kinh doanh, chế biến, vận chuyển thịt gia súc, gia cầm bị bệnh, hàng đông lạnh đã hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc (thực phẩm bẩn)... liên tiếp bị phát hiện - đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về nạn… đùn đẩy trách nhiệm của nhiều cơ quan, ban ngành.

DN vi phạm về Salbutamol

Rạng sáng 2/4, đoàn kiểm tra liên ngành VSATTP huyện Củ Chi (TP. HCM) đã kiểm tra cơ sở kinh doanh thịt trâu Ấn Độ NK của bà Nguyễn Thị Thủy (ấp Trạm Bơm, xã Tân Phú Trung, Củ Chi), phát hiện chứa 2.207 kg thịt trâu đông lạnh Ấn Độ (1.033 kg thịt bắp, gân và 1.174 kg thịt pha lóc), cùng 8 bịch tiết heo, trọng lượng 5 kg, được dùng để trét lên thịt trâu trước khi bán để cho… tươi.

Tại Đà Nẵng, qua lấy 25 mẫu măng tươi, dưa cải đưa đi kiểm tra, cơ quan chức năng đã phát hiện 7 mẫu còn tồn dư chất vàng ô (chất màu tổng hợp, chỉ được sử dụng trong công nghiệp nhuộm vải, giấy, gỗ…, dùng làm màu sơn quét tường, gây độc cho con người và có thể gây ung thư nếu sử dụng lâu dài nên bị cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm).

Không chỉ bị ướp, nhuộm, làm giả, thực phẩm còn bẩn ngay từ khi ở trang trại - nhiều hộ chăn nuôi đã trộn hóa chất độc hại vào thức ăn chăn nuôi để kiếm lời.

Ông Đỗ Văn Đông, Phó cục trưởng Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cho biết, qua hậu kiểm đối với các cơ sở NK Salbutamol, đã phát hiện 4 DN (Công ty TNHH Hóa dược quốc tế Phương Đông, Công ty CP Dược Minh Hải, Công ty TNHH Hóa dược Minh Anh) có bán loại nguyên liệu này cho những cơ sở không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc theo quy định và chuyển toàn bộ hồ sơ vi phạm sang Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49) để tiếp tục làm rõ.

Bộ Y tế đã đề nghị đưa Salbutamol vào danh mục “thuốc phải kiểm soát đặc biệt”. Tuy nhiên, hàng loạt cơ sở chăn nuôi sử dụng chất cấm vượt ngưỡng cho phép hàng chục, thậm chí hàng trăm lần vẫn liên tục được phát hiện, cho thấy sự buông lỏng quản lý của các ngành chức năng – gây hệ lụy khôn lường cho cả ngành chăn nuôi, cũng như sức khỏe NTD.

Vấn đề nhức nhối

Không ít hộ chăn nuôi, vì lợi nhuận trước mắt đã đầu độc NTD khi sử dụng chất salbutamol tạo nạc cho lợn, cho gà ăn chất vàng ô; sản phẩm rau xanh tồn dư thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép, hoa quả bị nhúng hóa chất ép chín, thịt, cá, đồ hộp chứa nhiều chất bảo quản…

Trong khi đó, hệ thống kiểm nghiệm thực phẩm chỉ phát hiện được 30% số hóa chất độc hại/tổng số hơn 2.000 hóa chất bảo vệ thực phẩm. Nhiều trường hợp, rau sạch được bày bán tại các siêu thị có bao bì in tên, địa chỉ cơ sở sản xuất, nhưng khi kiểm tra lại là rau được thu gom từ các nguồn trôi nổi trên thị trường.

Bà Nguyễn Thị Quỳnh Chi, Chủ nhiệm CLB Phụ nữ với tiêu dùng Hà Nội cho biết, tỷ lệ NTD được tiếp cận với những loại thực phẩm an toàn còn quá ít; đa số là đi các chợ truyền thống, chợ dân sinh, cửa hàng bán lẻ mà cơ quan chức năng rất khó quản lý. Có thể nói, ATVSTP trở nên nhức nhối hơn bao giờ hết. Các cơ quan chức năng, các nhà sản xuất có tâm, những người tham gia dịch vụ bán lẻ cần phải đề cao trách nhiệm đối với NTD.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm, Việt Nam có khoảng 126.000 người mắc bệnh ung thư.

Tại Hội thảo về ung thư diễn ra đầu tháng 4 tại Hà Nội, GS. TS. Nguyễn Bá Đức, Phó chủ tịch Hội Ung thư VN cho biết, nếu như năm 2000, VN có khoảng 69.000 ca mắc ung thư thì tới năm 2010, con số đã tăng gần gấp đôi, lên 126.000 ca. Ước tính, vào năm 2020, số mắc ung thư sẽ gần 200.000 ca. Một trong những nguyên nhân chính là từ thực phẩm bẩn, chiếm khoảng 35% (cứ 10 người mắc ung thư thì có gần 4 người do ăn phải thực phẩm bẩn).

Vấn nạn thực phẩm bẩn làm “nóng” nghị trường. Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc nói: Chưa bao giờ cái chết từ ruộng vườn đến nghĩa địa nhanh đến thế. Phản ánh của các đại biểu đã cho thấy tính nghiêm trọng của vấn nạn sử dụng tràn lan chất cấm, kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật trong nuôi trồng. Vấn nạn này khiến không chỉ riêng NTD phải gánh chịu bệnh tật, mà cả những người sản xuất, những người gắn cuộc sống của mình với ruộng,vườn, trang trại cũng khó tránh khỏi bệnh tật do tiếp xúc thường xuyên với những chất độc hại ấy.

Việc sử dụng thực phẩm không an toàn là cái “chết” được báo trước, nhưng việc quản lý của các cơ quan chức năng còn quá nhiều bất cập. Bởi vậy, người dân vẫn phải tự bảo vệ mình bằng cách phân biệt thực phẩm theo kinh nghiệm và thói quen mua sắm.

“Đá bóng” trách nhiệm!

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát thì bộ này đã phối hợp rất chặt chẽ với Bộ Y tế và đã chặn đứng nguồn cung Salbutamol từ bên ngoài nhập vào Việt Nam. Qua, kiểm tra hơn 200 mẫu thức ăn chăn nuôi gần đây cho thấy không còn mẫu nào có chứa Salbutamol. Ngoài thị trường, nếu còn Salbutamol thì chỉ có ở những đại lý nhỏ lẻ bán lén lút cho các hộ chăn nuôi.

Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nói đã tiến hành thanh kiểm tra, rút giấy phép đối với 4 DN vi phạm về Sabutamol và chuyển cơ quan công an điều tra.

Trên thực tế, thực phẩm bẩn bị phát giác liên tục tăng theo cấp số nhân.

Xung quanh việc sử dụng chất tạo nạc Salbutamol trong chăn nuôi, trách nhiệm và sự phối hợp giữa các bộ, ngành tới đâu?

Khi sự việc “đã rồi”, Bộ NN&PTNT cho rằng, có thể lượng Salbutamol dùng tạo nạc có nguồn gốc do lượng chất này NK vào quá nhiều qua con đường phục vụ làm thuốc cho người, nhưng được tuồn ra để nuôi lợn. Số liệu của Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49 - Bộ CA) cho thấy, năm 2015, đã có trên 20 DN tham gia NK 9.140 kg Salbutamol. Trong đó, khoảng 3 tấn đang được lưu giữ trong kho của các DN, trên 6 tấn đã bán ra thị trường, nhưng chỉ có 10 kg được sử dụng đúng quy định (làm thuốc). Vì vậy, Bộ NN&PTNT đề nghị Bộ Y tế kiểm tra, hạn chế NK chất này.

Trong khi đó, Cục ATTP (Bộ Y tế) lại nói “không liên quan đến việc quản lý Salbutamol, trách nhiệm này thuộc về ngành dược” (?!).

Lập tức, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) “phản pháo”: Không thể cấm DN NK, mà để DN “năng động” làm thuốc phục vụ cộng đồng! Tuy nhiên, trong khi chỉ cần 10 kg là có thể đủ để làm thuốc cho 1 năm, thì việc Cục Quản lý dược cho phép 20 DN nhập đến 9,1 tấn Salbutamol -là điều vô cùng khó hiểu?

Từ năm 2002, Bộ NN&PTNT đã cấm sản xuất, NK, lưu thông và sử dụng Salbutamol. Tuy nhiên, cho đến nay, Bộ Y tế vẫn không có một dự trù phù hợp với nhu cầu sử dụng, không có một khuyến cáo nào đến việc gây hại sức khỏe trên người nếu dùng sai cách… Động thái “mất bò mới lo làm chuồng” này của Bộ Y tế khi “biết được” thông tin về việc Salbutamol bị sử dụng sai mục đích trong chăn nuôi, khi đó mới vội vàng “thông báo đến các cơ sở NK, các sở y tế, Tổng cục Hải quan về việc tạm ngừng NK nguyên liệu Salbutamol; đề xuất bổ sung vào Luật Dược sửa đổi việc đưa Salbutamol vào loại “thuốc phải kiểm soát đặc biệt”?.

Tuấn Ngọc – Cao Huyền

Tin mới

Chuyên cơ chở 35 tấn hàng viện trợ khắc phục hậu quả bão lũ của Nga đã đến Nội Bài
Chuyên cơ chở 35 tấn hàng viện trợ khắc phục hậu quả bão lũ của Nga đã đến Nội Bài

Tối 20/9, tại sân bay quốc tế Nội Bài đã diễn ra lễ giao hàng viện trợ nhân đạo của Liên bang Nga dành cho Việt Nam để giúp đỡ khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 với sự tham dự của Đại biện lâm thời Nga tại Việt Nam Ivan Sergeevich Nesterov.

Acecook và hàng loạt “ông lớn” FDI chung tay hỗ trợ đồng bào chịu ảnh hưởng bão Yagi
Acecook và hàng loạt “ông lớn” FDI chung tay hỗ trợ đồng bào chịu ảnh hưởng bão Yagi

Trong thời điểm bão lũ “hoành hành” ở miền Bắc, chúng ta càng thấy rõ tinh thần tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách của người dân, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trong nước, tích cực quyên góp hỗ trợ bà con ổn định cuộc sống. Đồng hành với miền Bắc thân thương, các doanh nghiệp nước ngoài như Acecook; Samsung; Huawei; Manulife… cũng không đứng ngoài cuộc khi ủng hộ hàng tỷ đồng đến đồng bào tại các vùng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cơn bão Yagi.

Bãi bỏ 37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ
Bãi bỏ 37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ

37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ bị bãi bỏ toàn bộ, bao gồm 25 Quyết định và 12 Chỉ thị.

Tổ chức thành công Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi tỉnh Lạng Sơn
Tổ chức thành công Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi tỉnh Lạng Sơn

Ngày 20/9, Ban Đại diện Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Đại hội thành lập Hội NCT tỉnh Lạng Sơn nhiệm kỳ 2024 – 2026. Ông Nông Ngọc Tăng, Trưởng ban Đại diện Hội NCT tỉnh Lạng Sơn được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội NCT tỉnh Lạng Sơn, nhiệm kỳ 2024 – 2026.

Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là mục tiêu cao nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân
Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là mục tiêu cao nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân

Sau 3 ngày làm việc khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm rất cao, Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc vào chiều nay (20/9).

Lạng Sơn tổ chức hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em”
Lạng Sơn tổ chức hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em”

Ngày 20/9, Tỉnh Đoàn Lạng Sơn, Hội đồng Đội tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em” và gặp mặt, chia sẻ, tập huấn cho đoàn đại biểu thiếu nhi tham gia phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II, năm 2024.