Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nga và UAE cấm xuất khẩu gạo, liệu gạo Việt Nam có hưởng lợi?

Mới đây, Nga và UAE đã thông báo ngừng bán gạo ra nước ngoài. Điều này có thể gây ra những xáo trộn trong việc mua bán ở nhiều quốc gia và đẩy giá gạo tăng cao.

Nga và UAE cấm xuất khẩu gạo, liệu gạo Việt Nam có hưởng lợi?
Nga và UAE cấm xuất khẩu gạo, liệu gạo Việt Nam có hưởng lợi?.

UAE và Nga cấm xuất khẩu và tái xuất khẩu gạo sau quyết định của Ấn Độ

Gạo là lương thực chính của hơn 3 tỷ người và chiếm gần 90% cây trồng sử dụng nhiều nước được trồng ở châu Á, nơi mà hiện tượng khí hậu El Nino gây khô hạn có khả năng hạn chế nguồn cung. 

Vừa qua, trên trang Telegram của Chính phủ Nga đã đăng thông báo “Chính phủ (Nga) đã quyết định tạm thời cấm xuất khẩu gạo, bao gồm cả gạo chưa qua chế biến lẫn gạo đã qua chế biến. Quyết định này nhằm duy trì sự ổn định của thị trường nội địa”.

Thông báo trên cũng cho biết lệnh cấm xuất khẩu gạo này không áp dụng cho các thành viên khác của Liên minh Kinh tế Á - Âu (gồm Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan) và khu vực Nam Ossetia và Abkhazia. Loại gạo chính được trồng ở Nga hiện nay là gạo Nhật Japonica.

Không chỉ Nga cấm xuất khẩu gạo, theo thông tin từ Bộ Kinh tế Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) cho hay, UAE đã áp đặt lệnh cấm xuất khẩu và tái xuất khẩu gạo trong 4 tháng, đồng thời nhanh chóng tìm nguồn nhập khẩu gạo nhiều hơn từ các thị trường khác nhằm bù đắp lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ.

Lệnh cấm này có hiệu lực từ hôm 28/7, bao gồm các khu vực tự do ở UAE và áp dụng cho tất cả các loại gạo, bao gồm gạo lứt, gạo xay xát hoàn toàn hoặc một phần và gạo tấm. 

UAE phải nhập khẩu gần 90% lượng lương thực tiêu thụ trong nước. Lạm phát do giá lương thực tăng cao đã đè nặng lên quốc gia Vùng Vịnh này trong phần lớn trong năm ngoái. Các nhà cung cấp địa phương dự kiến giá gạo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, đồng thời cam kết nhanh chóng tìm nguồn nhập khẩu gạo từ các thị trường khác.

Theo chuyên gia kinh tế của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Pierre-Olivier Gourinchas, việc Ấn Độ cấm xuất khẩu một số loại gạo có thể làm trầm trọng thêm lạm phát giá lương thực và động thái này nên được đảo ngược. "Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo có thể sẽ gây ra tác động tương tự như việc Thỏa thuận ngũ cốc biển Đen bị đình chỉ, khiến giá gạo ở các nước khác tăng cao. Giá ngũ cốc toàn cầu có thể tăng 10-15% trong năm nay".

Giá gạo xuất khẩu đạt mức kỷ lục

Sau khi Ấn Độ - nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới đột ngột cấm xuất khẩu phần lớn các loại gạo vào ngày 20/7 thì giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng vọt lên mức cao nhất 12 năm trở lại đây. Lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ đã và đang mở ra "cơ hội vàng" cho các doanh nghiệp Việt Nam chiếm lĩnh thị phần với các đơn hàng dài hạn và giá cao.

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng khoảng 15% so với thời điểm đầu năm, và tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm nay đạt 4,2 triệu tấn, trị giá 2,25 tỷ USD, tăng 21,3% về lượng và 32,2% về kim ngạch xuất khẩu. Đây cũng là mức tăng trưởng xuất khẩu gạo mạnh nhất trong 10 năm trở lại đây. Đáng chú ý, hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam còn được hỗ trợ bởi tỷ giá đang duy trì ổn định.

Tính đến ngày 31/7, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam được giao dịch ở mức 558 USD/tấn; gạo 25% tấm từ mức 538 USD/tấn (tăng 25 USD/tấn so với ngày 19/7, phiên giao dịch trước khi Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo vào ngày 20/7).

Hiện nay, các thị trường lớn như Trung Quốc, Indonesia, Philippines,... tranh mua gạo của Việt Nam. Các đối tác nhập khẩu chủ động tìm đến doanh nghiệp Việt Nam hỏi mua gạo. Họ trả giá cao hơn 10-20 USD/tấn so với thời điểm trước khi các quốc gia nói trên cấm xuất khẩu mặt hàng này.

Tính đến giữa tháng 7-2023, nước ta xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,39 tỷ USD (tăng trên 21% về lượng và 32% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022).

Hà Linh (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Tỷ giá USD hôm nay 16/9: Ổn định trước thềm cuộc họp Fed
Tỷ giá USD hôm nay 16/9: Ổn định trước thềm cuộc họp Fed

Tỷ giá USD hôm nay 16/9, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD hiện ở mức 24.172 đồng. Chỉ số USD Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt đứng ở mức 101,11.

Giá heo hơi hôm nay 16/9: Phiên đầu tuần thị trường duy trì xu hướng đi ngang
Giá heo hơi hôm nay 16/9: Phiên đầu tuần thị trường duy trì xu hướng đi ngang

Hiện tại, ngoài Hà Nội giao dịch tại ngưỡng 67.000 đồng/kg, giá khảo sát ở các tỉnh thành còn lại dao động trong khoảng 62.000 - 66.000 đồng/kg.

Giá xăng dầu hôm nay 16/9: Tăng nhẹ đầu phiên
Giá xăng dầu hôm nay 16/9: Tăng nhẹ đầu phiên

Giá xăng dầu hôm nay 16/9, giá dầu thế giới lấy lại đà tăng ngay trước thềm cuộc họp chính sách của Fed.

Giá vàng hôm nay 16/9: Vàng thế giới lập kỷ lục mới ở 2,580.55 USD/Ounce
Giá vàng hôm nay 16/9: Vàng thế giới lập kỷ lục mới ở 2,580.55 USD/Ounce

Giá vàng nhẫn 9999 trong nước tăng mạnh so với hôm qua, đạt 79,1 triệu đồng/lượng. Vàng thế giới lập kỷ lục mới ở 2,580.55 USD/Ounce

Đà Nẵng phân bổ hơn 2.400 suất quà Trung thu cho con đoàn viên, lao động
Đà Nẵng phân bổ hơn 2.400 suất quà Trung thu cho con đoàn viên, lao động

Liên đoàn Lao động TP. Đà Nẵng đề nghị các cấp Công đoàn trực thuộc triển khai công tác gia đình, tổ chức hoạt động chăm lo cho các em là con đoàn viên, người lao động theo hướng an toàn, tiết kiệm và thực chất.

Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh gửi thư cảm ơn lực lượng vũ trang, các cơ quan, doanh nghiệp và Nhân dân trong phòng chống bão số 3
Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh gửi thư cảm ơn lực lượng vũ trang, các cơ quan, doanh nghiệp và Nhân dân trong phòng chống bão số 3

Đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh vừa gửi thư cảm ơn đóng góp của lực lượng vũ trang nhân dân, các cơ quan, doanh nghiệp và Nhân dân trong phòng chống bão số 3 năm 2024.