Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nga “thử thần kinh” Mỹ-NATO với tên lửa khủng

Tên lửa hành trình tầm xa Kalibr, tên lửa hành trình tầm xa lắp đặt trên các máy bay ném bom chiến lược và tên lửa đạn đạo tầm ngắn phóng từ mặt đất Iskander sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong biện pháp răn đe phi hạt nhân. Chúng vừa có thể mang đầu đạn thông thường, vừa mang được đầu đạn hạt nhân.

THCL - Tên lửa hành trình tầm xa Kalibr, tên lửa hành trình tầm xa lắp đặt trên các máy bay ném bom chiến lược và tên lửa đạn đạo tầm ngắn phóng từ mặt đất Iskander sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong biện pháp răn đe phi hạt nhân. Chúng vừa có thể mang đầu đạn thông thường, vừa mang được đầu đạn hạt nhân.

Nga “thử thần kinh” Mỹ-NATO với tên lửa khủng - Hình 1

Tên lửa đạn đạo Iskander của Nga

Nga sẽ tiếp tục coi việc phát triển lực lượng hạt nhân là ưu tiên hàng đầu, nhưng quân đội nước này sẽ ngày càng dựa vào các vũ khí thông thường để ngăn chặn các hành vi xâm lược, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga vừa tuyên bố như vậy hôm 21/2 vừa qua.

Tướng Sergei Shoigu cho biết những vũ khí như tên lửa hành trình tầm xa Kalibr được trang bị trên các chiến hạm hải quân, tên lửa hành trình tầm xa lắp đặt trên các máy bay ném bom chiến lược và tên lửa đạn đạo tầm ngắn phóng từ mặt đất Iskander sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong biện pháp răn đe phi hạt nhân. Những tên lửa này vừa có thể mang đầu đạn thông thường, vừa mang được đầu đạn hạt nhân.

Bộ trưởng Shoigu cũng đã chỉ ra những vụ phóng thử tên lửa mới trong cuộc chiến Syria và cho rằng những tên lửa này đã thể hiện rất tốt.

“Việc phát triển lực lượng hạt nhân chiến lược vẫn là ưu tiên vô điều kiện. Vũ khí hạt nhân của Nga chắc chắn sẽ răn đe hành vi xâm lược của bất kỳ nước nào”, ông Shoigu nhấn mạnh trong bài phát biểu được các hãng thông tấn Nga đăng tải.

Đồng thời tướng Shoigu cũng nói thêm: “Vai trò của vũ khí hạt nhân trong việc răn đe một nước xâm lược tiềm tàng sẽ giảm đi, chủ yếu do sự phát triển của các loại vũ khí chính xác”.

Cho đến tận gần đây, Nga vẫn thiếu tên lửa hành trình tầm xa mang đầu đạn thông thường như những tên lửa của Mỹ.

Nga “thử thần kinh” Mỹ-NATO với tên lửa khủng - Hình 2

Chiến hạm Nga phóng tên lửa Kalibr từ biển Caspian tấn công mục tiêu khủng bố tại Syria

Nga “thử thần kinh” Mỹ-NATO với tên lửa khủng - Hình 3

Máy bay ném bom chiến lược T-22M3 của Nga mang tên lửa hành trình tầm xa Kh-32

Cuộc khủng hoảng kinh tế hậu Xô Viết khiến quân đội Nga trong tình trạng lộn xộn, nhưng điện Kremlin đã tăng cường các vũ khí thông thường cho quân đội trong những năm gần đây, trong bối cảnh căng thẳng với phương Tây lên cao.

Phát biểu trong một hội nghị về các vấn đề an ninh, ông Shoigu đã coi Trung Quốc là đối tác chiến lược quan trọng của Nga và lưu ý rằng Mátcơva đã ký một hợp đồng cung cấp cho Trung Quốc các tên lửa chống tàu. Ông Shoigu không cung cấp thêm thông tin chi tiết nào về thương vụ này. Sau cuộc mua bán này còn có thêm một số các hợp đồng gần đây dự tính bán các hệ thống tên lửa phòng không tối tân S-400 và máy bay chiến đấu Su-35 sang Trung Quốc.

Ông Shoigu cũng chỉ trích NATO vì đã coi Nga là mối đe dọa và triển khai lực lượng gần biên giới nước này, nhưng ông cũng bổ sung thêm rằng Nga vẫn sẵn sàng tham gia đối thoại an ninh với liên minh NATO.

Ông Shoigu cho rằng tình hình quốc tế hiện nay đang ngày càng bất ổn và ông buộc tội phương Tây đang khiến hỗn loạn lan rộng bằng việc ủng hộ thay đổi chế độ ở Trung Đông và Bắc Phi.

“Quan hệ quốc tế đang ngày càng trở nên căng thẳng”, tướng Shoigu nhấn mạnh vào cuộc cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ về tài nguyên khoáng sản cũng như quyền kiểm soát các tuyến đường vận chuyển của các nguồn tài nguyên này.

Tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu đã có một cuộc điện đàm với ông Field Marshal Khalifa Hifter – một chính khách thế lực đang nổi lên Libya, người đã tới thăm tàu sân bay của Nga quay trở về sau khi thực hiện nhiệm vụ ở Syria. Chuyến thăm thể hiện dấu hiệu ủng hộ mạnh mẽ nhất của Nga dành cho ông Hifter, người đang liên minh với một quốc hội ở phía đông, có mâu thuẫn với chính phủ do phương Tây hậu thuẫn ở thủ đô Tripoli.

Tướng Shoigu cũng phản bác lại Bộ trưởng Quốc phòng Anh, ông Michael Fallon, khi ông cảnh cáo Nga về việc can thiệp vào Libya và nói rằng “chúng tôi không cần gấu (Nga) xía chân vào”. Ông Shoigu mỉa mai đáp trả: “Chúng tôi không nghĩ là có con vật nào trong sở thú lại có thể ra lệnh được cho gấu”.

Đặng Phương Thảo - VietTimes

Bài liên quan

Tin mới

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 19/9
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 19/9

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 19/9 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Vĩnh Tường, Tam Dương và Tam Đảo của tỉnh Vĩnh Phúc bầu Chủ tịch UBND huyện
Vĩnh Tường, Tam Dương và Tam Đảo của tỉnh Vĩnh Phúc bầu Chủ tịch UBND huyện

HĐND 3 huyện Vĩnh Tường, Tam Dương và Tam Đảo của tỉnh Vĩnh Phúc vừa bầu Chủ tịch UBND huyện.

Xuất nhập khẩu An Giang giải trình việc cổ phiếu tăng trần liên tục 5 phiên giao dịch
Xuất nhập khẩu An Giang giải trình việc cổ phiếu tăng trần liên tục 5 phiên giao dịch

CTCP Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex, mã AGM - sàn HOSE) vừa giải trình việc cổ phiếu tăng trần liên tục 5 phiên giao dịch từ ngày 10/9 đến ngày 16/9.

Xử lý vi phạm đối với cổ phiếu DAG của Tập đoàn Nhựa Đông Á
Xử lý vi phạm đối với cổ phiếu DAG của Tập đoàn Nhựa Đông Á

Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) ra thông báo về việc xử lý vi phạm đối với cổ phiếu DAG của Công ty cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á.

Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 19/9
Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 19/9

Cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 19/9 của các công ty chứng khoán.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận đây là công trình rất quan trọng và rất cần thiết
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận đây là công trình rất quan trọng và rất cần thiết

Sau khi nghe Ban Cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải báo cáo Tờ trình đề án chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và ý kiến của các cơ quan, Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận đây là công trình rất quan trọng và rất cần thiết.