Nga phát lệnh tịch thu hơn 400 máy bay thương hiệu Airbus và Boeing
Tạp chí Wall Street Journal (WSJ) đăng tải thông tin ở số tháng 3/2024 như sau: Một cuộc chiến "lớn nhất từ trước đến nay" trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm máy bay đã bùng nổ mạnh mẽ sau khi Điện Kremlin phát lệnh tịch thu hơn 400 máy bay, với tổng trị giá lên tới hơn 10 tỷ USD.
Số máy bay này chủ yếu thuộc thương hiệu Airbus và Boeing, vốn được các Hãng Hàng không Nga và nước ngoài thuê nhưng đã bị mắc kẹt lại ở Nga sau khi Mosow phát động chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm vào Ukraine tháng 2/2022.
Phụ trách chúng là các công ty bảo hiểm của cả Nga và phương Tây, trong đó có những "gã khổng lồ" như: American International Group, Chubb và Swiss Re.
Một số công ty bảo hiểm đang đấu tranh chống lại các yêu cầu bồi thường của chủ sở hữu máy bay. Họ cho rằng, các chủ sở hữu lẽ ra phải nỗ lực hơn để lấy lại máy bay trước khi chúng bị tịch thu. Trong khi đó, các luật sư vẫn đang tranh cãi những câu hỏi cơ bản nhất về việc ai sẽ phải trả tiền.
Nguồn cơn của cuộc tranh chấp này xuất phát từ những ngày đầu hỗn loạn của cuộc chiến Ukraine. Mỹ và Châu Âu áp đặt lệnh trừng phạt lên Nga, buộc các công ty cho thuê máy bay phải chấm dứt thỏa thuận với các Hãng Hàng không Nga. Động thái đó khiến hàng trăm máy bay bị bỏ lại trong tình trạng lấp lửng.
Các công ty cho thuê đã không ngại chi tiền cho những đội thu hồi chuyên nghiệp nhằm lấy lại máy bay khi chúng hạ cánh xuống sân bay, tuy nhiên, chỉ có một số ít thành công.
Điện Kremlin đã ra lệnh cho các Hãng Hàng không Nga không trả lại những chiếc máy bay đó. Hiện nay, nhiều máy bay đã chuyển sang đăng ký ở Nga và đang vận hành trên các tuyến bay nội địa hoặc bay ra nước ngoài nhưng tới các quốc gia thân thiện với Moscow.
Theo RIA Novosti, trong một thống kê đưa vào tháng 11/2023, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nga Vitaly Savelyev cho biết, tính tới tháng 3/2022 - tức là chưa đầy 1 tháng sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine, gần 800 máy bay vốn thuê nước ngoài đã được chuyển vào sổ đăng ký quốc gia của Nga - một con số lớn hơn gần gấp đôi so với những gì WSJ đề cập.
Ông cũng cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cho phép các hãng hàng không Nga đứng ra đăng ký máy bay đi thuê từ các công ty nước ngoài. Điều này đồng nghĩa với việc các hãng bay Nga có thể thu giữ máy bay thuê từ nước ngoài và sử dụng chúng cho chặng nội địa.
"Chúng tôi đã lấy lại tài sản của bên khác", ông Savelyev nói, đề cập tới đòn trả đũa của Moscow sau khi Nga mất 76 máy bay chở khách do các lệnh trừng phạt của phương Tây. Ông Savelyev thừa nhận, ở thời điểm đó, Nga ban đầu đã "bất ngờ mất cảnh giác".
Sau khi tiến hành thu giữ các máy bay của nước ngoài và cho phép các hãng hàng không đứng ra đăng ký tại Nga, Moscow phải đối mặt với một vấn đề nan giải: Hầu hết các máy bay đều có đăng ký kép, trong khi đây là điều bị cấm theo Công ước Chicago, hay Công ước về Hàng không Dân dụng Quốc tế.
Vì vậy, nước này cần áp dụng chiến thuật khác để sở hữu số máy bay nước ngoài một cách hợp pháp. Một trong những giải pháp được đưa ra là thỏa thuận hòa giải đến từ các công ty bảo hiểm.
Theo WSJ, các công ty cho thuê máy bay thường yêu cầu các hãng hàng không mua bảo hiểm cho máy bay từ một công ty bảo hiểm địa phương (ví dụ Hãng Hàng không Nga sẽ mua bảo hiểm cho máy bay từ một công ty bảo hiểm ở Nga).
Sau đó, công ty bảo hiểm này sẽ chia nhỏ một phần rủi ro bằng cách đem bán cho các công ty tái bảo hiểm quốc tế. Bản thân các công ty cho thuê cũng có bảo hiểm riêng để bảo vệ khỏi các rủi ro như chiến tranh và một số nguy cơ khác.
Trong lúc các công ty bảo hiểm nước ngoài vẫn đang tranh cãi về việc trả tiền bồi thường thì loạt công ty bảo hiểm ở Nga đã chi trả các khoản hòa giải trị giá hơn 2 tỷ USD cho hơn 100 máy bay.
Ví dụ, công ty cho thuê máy bay Ireland AerCap Holdings - sau khi ghi nhận khoản lỗ lên tới 2,7 tỷ USD do máy bay mắc kẹt ở Nga - đã đồng ý thỏa thuận để lại 67/113 máy bay của họ tại Nga, thu về 1,3 tỷ USD tiền bảo hiểm.
Các thỏa thuận hòa giải có vẻ định giá máy bay thấp hơn so với giá trị của chúng trước khi chiến tranh nổ ra. AerCap cho biết, họ đã nhận được khoảng 70% giá trị được bảo hiểm của các máy bay vào tháng trước. Giới phân tích cho rằng, Nga đang tìm cách sở hữu hợp pháp các máy bay mà họ thu giữ với chi phí rẻ.
Mặc dù vậy, không phải lúc nào cách này cũng thành công. Một số công ty cho thuê máy bay khác từ chối thỏa thuận hòa giải từ các công ty bảo hiểm Nga. Ví dụ như Carlyle Aviation Partners vẫn đang tiếp tục đòi bồi thường 700 triệu USD (cho 23 máy bay) tại tòa án bang Florida. Họ đã từ chối đề xuất từ các công ty bảo hiểm Nga.
Theo doisongphapluat.com
Tin mới
Hải Dương: Huy động tổng lực khắc phục hậu quả bão số 3
Bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề về tài sản đối với tỉnh Hải Dương. Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hải Dương chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tập trung mọi nguồn lực khắc phục hậu quả của bão, sớm đưa cuộc sống của người dân, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp ổn định trở lại.
Quảng Ninh: Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ tham gia ứng cứu sự cố tràn đập Hà Thanh
Trong sáng 9/9, do hoàn lưu sau bão số 3 kèm theo mưa lớn, nước lũ dâng cao tràn đập Hà Thanh, xã Đông Hải, huyện Tiên Yên (tỉnh Quảng Ninh) khiến hàng trăm hộ dân ngập trong nước.
Lào Cai tiếp tục sạt lở đất làm 5 người bị vùi lấp
Ngày 9/9, tại thôn Hấu Dào, xã Bản Phố xảy sạt lở đất đá làm đổ sập hoàn toàn một nhà dân khiến 5 người chết và 1 người bị thương.
Có khoảng 10 ô tô, 13 nạn nhân rơi xuống sông trong vụ sập cầu Phong Châu
Theo báo cáo sơ bộ từ địa phương, có khoảng 10 ô tô, 2 xe máy và 13 người bị rơi xuống sông Hồng khi cầu Phong Châu trên Quốc lộ 32 tại tỉnh Phú Thọ bị sập.
Sơn La: Bộ đội Biên phòng giúp Nhân dân khắc phục hậu quả do mưa bão
Trong 2 ngày (7 và 8/9), do ảnh hưởng của cơn bão số 3, nhiều địa bàn khu vực biên giới xảy ra mưa lớn cục bộ và kéo dài. Trước tình hình đó, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La đã chỉ đạo các đơn vị cơ sở trực quân số để sẵn sàng ứng phó, giúp Nhân dân khắc phục hậu quả do mưa bão gây ra.
Lào Cai: Tạm dừng thông quan qua cửa khẩu Kim Thành do ảnh hưởng mưa lũ
Do ảnh hưởng của mưa lũ, từ 13 giờ hôm nay (9/9), phía Trung Quốc tạm dừng hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, tỉnh Lào Cai.
Câu chuyện thương hiệu
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường
Hành trình phát triển thương hiệu của Công ty TNHH Dược phẩm và Trang thiết bị Y tế Hoàng Đức
Thế giới số sẽ chia cổ tức 5% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu
Vietsovpetro góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam