Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Ngành công thương: Tạo không gian - động lực phát triển

Bộ trưởng Bộ Công Thương: 2024 là năm có ý nghĩa quyết định đến kết quả thực hiện các mục tiêu Kế hoạch 05 năm (2021 - 2025). Bên cạnh những yếu tố thuận lợi, tình hình quốc tế và trong nước, được dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp; hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. Điều đó - đòi hỏi toàn ngành quyết tâm cao hơn nữa để hoàn thành nhiệm vụ.

Đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội

Báo cáo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 ngành công thương, Thứ trưởng Bộ Công Thương, Phan Thị Thắng cho biết:

Năm 2023, nước ta thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức. Tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; kinh tế toàn cầu phục hồi chậm hơn nhiều so dự báo; nhiều quốc gia, trong đó có các đối tác thương mại lớn của Việt Nam tăng trưởng chậm lại, tiềm ẩn nhiều rủi ro; lạm phát tuy đã hạ nhiệt, nhưng vẫn neo ở mức cao dẫn đến nhiều nền kinh tế lớn duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất cao, nhu cầu các nước suy giảm, tác động trực tiếp tới các quốc gia có độ mở kinh tế lớn, trong đó có Việt Nam...

Trong bối cảnh đó, dưới sự chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cùng với sự nỗ lực và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, Nhân dân cả nước, cộng đồng DN, kinh tế nước ta đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận: Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối vĩ mô được bảo đảm…

Đóng góp vào các thành tích chung đó, ngành công thương, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đã tích cực, chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành Trung ương và địa phương, triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ DN khôi phục, phát triển sản xuất, kinh doanh; chỉ đạo bảo đảm cung ứng vật tư, nguyên liệu, hàng hóa thiết yếu; đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại, xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu hàng hóa; khai thác có hiệu quả các hình thức thương mại, các loại thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, chuỗi cung ứng, thúc đẩy xuất khẩu, đóng góp quan trọng - tích cực vào phát triển kinh tế của đất nước.

Theo đó, giá trị gia tăng ngành công nghiệp, ước cả năm tăng 2,98% (trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo, ước tăng 3,48%, đóng góp tích cực cho sự phục hồi của nền kinh tế). Nhiều địa phương đã nỗ lực vượt qua khó khăn, từng bước phục hồi sản xuất, duy trì được thành tích công nghiệp tăng trưởng khá, chỉ số IIP tăng ở hầu hết các địa phương trên cả nước; nhiều địa bàn công nghiệp trọng điểm tiếp tục phục hồi, hoặc duy trì đà tăng tích cực như Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Vĩnh Phúc, Vĩnh Long, Quảng Ninh, TP. Hồ Chí Minh...

Năm 2023, Việt Nam tích cực tranh thủ cơ hội từ sự phục hồi của các thị trường lớn, truyền thống để đẩy mạnh XK: Tổng kim ngạch XNK 2023, ước đạt 683 tỷ USD, trong đó XK ước đạt 354,5 tỷ USD, NK ước đạt 328,5 tỷ USD. Cán cân thương mại, tiếp tục ghi nhận xuất siêu năm thứ 8 liên tiếp với mức thặng ước đạt gần 30 tỷ USD, tăng gần gấp 3 lần năm 2022, góp phần tích cực cho cán cân thanh toán, giúp nâng cao dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá và các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế. Trong bối cảnh khó khăn, hoạt động XK hàng hóa của Việt Nam, mặc dù chưa đạt được mức tăng trở lại so năm trước, nhưng mức suy giảm đã được thu hẹp đáng kể.

Hoạt động thương mại trong nước tiếp tục khai thác hiệu quả sức mua của thị trường, phục hồi tích cực, đạt mức tăng trưởng vượt trội so mức tăng trưởng chung của nền kinh tế. Tổng bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2023, ước tăng 9,6% so 2022, vượt mục tiêu kế hoạch của ngành (mục tiêu tăng 8 - 9%).

Nguồn cung hàng hóa trong nước dồi dào, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của Nhân dân, giúp ổn định thị trường; các chương trình kích cầu tiêu dùng, tháng khuyến mại tập trung, được tổ chức đồng loạt ở các địa phương, nhu cầu mua sắm tăng. Công tác kết nối cung - cầu được thực hiện tốt, giá cả tương đối ổn định, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát của Chính phủ, củng cố liên kết giữa các nhà sản xuất trong nước với các hệ thống phân phối lớn trên toàn quốc.

Công tác điều hành giá và đảm bảo nguồn cung xăng dầu được quan tâm, chỉ đạo thực hiện. Chính phủ luôn theo dõi sát diễn biến thị trường xăng dầu trong nước và thế giới để kịp thời chỉ đạo các cơ quan chức năng đưa ra những giải pháp nhằm bảo đảm nguồn cung trên thị trường.

Công tác quản lý Nhà nước đối với các ngành, lĩnh vực (quản lý thị trường, phòng vệ thương mại, xúc tiến thương mại, quản lý cụm công nghiệp, khuyến công, KH&CN...) được tổ chức triển khai đồng bộ, kịp thời, đóng góp tích cực vào thành tích chung của toàn ngành.

Bên cạnh những kết quả tích cực, lãnh đạo Bộ cũng thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực công thương năm 2023.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tuy có chuyển biến tích cực, nhưng còn chậm, mới bắt đầu phục hồi từ cuối quý III trở lại đây.

Các DN sản xuất và xuất khẩu tiếp tục đối mặt với tình trạng thiếu đơn hàng từ thị trường quốc tế; một bộ phận DN phải thu hẹp quy mô sản xuất, cắt giảm sản lượng; số DN giải thể, phá sản tăng cao.

Kim ngạch xuất khẩu sang hầu hết các thị trường chủ lực đều giảm, mặc dù mức suy giảm đang dần được thu hẹp. Mức độ phụ thuộc vào khu vực FDI trong xuất khẩu vẫn lớn, khi kim ngạch xuất khẩu của khối DN FDI (kể cả dầu thô) vẫn chiếm khoảng 73% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Hạ tầng thương mại phát triển không đồng đều, nhất là tại các vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn; chưa thu hút được đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ (nhất là hạ tầng có tính lan tỏa)…

Đẩy mạnh các hoạt động kết nối cung - cầu hàng hóa
Đẩy mạnh các hoạt động kết nối cung - cầu hàng hóa.

Tiên phong đi đầu bởi 02 trụ cột

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương những kết quả quan trọng mà ngành công thương đã đạt được trong năm 2023.

Toàn ngành đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, vừa giải quyết những vấn đề nội tại, vừa tạo ra những bước đột phá và phát triển mới, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn, thách thức nhiều hơn thuận lợi.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà gửi lời chúc mừng tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành công thương, các địa phương, DN về những kết quả quan trọng đã đạt được trong năm qua, trong đó có hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài - lực lượng tiên phong trên mặt trận thương mại, kinh tế hội nhập của đất nước. Ngành công thương đang tiên phong đi đầu với 02 trụ cột là công nghiệp và thương mại để đổi mới và phát triển đất nước, những công việc của ngành đã triển khai năm 2023, mang tính cách mạng, đổi mới và thử thách.

Phó thủ tướng cho biết, chúng ta đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, thể hiện sự nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị: 10/15 chỉ tiêu hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra; an ninh lương thực được đảm bảo; thị trường lao động phục hồi tích cực…

Nhiều tổ chức quốc tế có ý kiến đánh giá cao những kết quả đó và dự báo, Việt Nam sẽ phục hồi nhanh trong thời gian tới.

Trong thành công chung của cả nước, có sự đóng góp hết sức quan trọng, toàn diện của ngành công thương, trên các mặt như hoàn thiện tuân thủ pháp lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phát triển các ngành, lĩnh vực sản xuất, thương mại, trong đó có vấn đề liên quan đến đảm bảo nguồn vật liệu, ung ứng nguồn nhiên liệu quan trọng huyết mạch của nền kinh tế.

Đồng thời, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu, Bộ Công Thương thẳng thắn nhận diện những khó khăn, thác thức, những tồn tại, bất cập để xác định giải pháp khắc phục trong thời gian tới.

Phó thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể đối với ngành công thương - để tập trung hoàn thành và hoàn thành vượt mức các mục tiêu, nhiệm vụ, góp phần thực hiện thắng lợi, toàn diện Kế hoạch năm 2024 đề ra.

Phó Thủ tướng tin tưởng, ngành công thương với truyền thống vẻ vang của mình - sẽ luôn vượt qua sóng gió, ngày càng mạnh mẽ và kiên định hơn trong quá trình phát triển; qua đó, tạo ra được những thành tựu mang tính khởi tạo, kiến tạo quan trọng cho phát triển đất nước theo hướng đổi mới, hội nhập, tự lực, tự cường.

Phát biểu tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và bế mạc Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã khái quát lại những kết quả nổi bật của ngành trong năm 2023, cũng như chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, đặc biệt là nguyên nhân chủ quan trong hoạt động công tác của Bộ năm 2023.

Bộ trưởng nhận định, những tồn tại, hạn chế nêu trên - là những “điểm nghẽn” đối với sự phát triển của ngành trong nhiều năm qua; vì vậy, cần phải được nhìn nhận một cách thẳng thắn, cầu thị các hạn chế này, trên cơ sở nghiêm túc rút kinh nghiệm và có các giải pháp để khắc phục kịp thời, tạo sự chuyển biến thực chất và mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

Xác định 05 giải pháp trọng tâm 2024

 

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại Hội Nghị
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại Hội Nghị

Để kịp thời khắc phục những hạn chế, yếu kém thời gian qua, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác, hoàn thành và hoàn thành vượt mức các mục tiêu, nhiệm vụ được giao, thay mặt Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành quán triệt, tiếp thu và triển khai thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà tại Hội nghị; đồng thời, tập trung thực hiện tốt một số nội dung, giải pháp sau.

Một là, tiếp tục nghiên cứu, quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan về phát triển công nghiệp, thương mại, nhất là các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng công tác thể chế;

Trước mắt, tập trung hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các kế hoạch thực hiện 04 quy hoạch ngành quốc gia về năng lượng, khoáng sản và khẩn trương tham mưu xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật, nghị định, cơ chế, chính sách có vai trò quan trọng đến sản xuất, kinh doanh của DN;

Đồng thời, chủ động đề xuất với cấp có thẩm quyền cho thực hiện thí điểm một số cơ chế, chính sách mang tính đột phá để thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực mới nổi và các mô hình kinh doanh mới, hiệu quả, tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế đất nước.

Hai là, khẩn trương xây dựng kế hoạch hành động và tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết của Chính phủ về các giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024;

Trong đó, chú trọng các nhiệm vụ, giải pháp tập trung giải quyết các “điểm nghẽn” và tập trung tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ DN phục hồi, phát triển sản xuất, nhất là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo;

Đẩy nhanh triển khai các dự án phát triển công nghiệp, năng lượng, thương mại, nhất là các dự án trọng điểm - để sớm đưa vào hoạt động, góp phần nâng cao năng lực nội sinh của nền kinh tế đất nước.

Ba là, đẩy mạnh, tạo chuyển biến tích cực hơn trong thực hiện cơ cấu lại ngành công thương - gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng tăng cường ứng dụng KH&CN, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, tính tự chủ, khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế;

Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp có tính nền tảng, quan trọng và công nghiệp hỗ trợ; đồng thời, ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ mới, công nghệ cao (sản xuất chip, chất bán dẫn, khai thác, chế biến khoáng sản quý…) để trở thành một động lực mới thúc đẩy sự phát triển của ngành công thương trong thời gian tới.

Bốn là, tiếp tục đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế; chủ động tham mưu khai thác các cơ hội từ quan hệ đối ngoại với các nước lớn, để đón đầu làn sóng dịch chuyển đầu tư các ngành trọng điểm sang nước thứ ba, của các tập đoàn đa quốc gia nhằm chống đứt gãy chuỗi cung ứng, nhất là trong lĩnh vực mà Việt Nam đang có nhu cầu và lợi thế như công nghiệp điện tử, hạ tầng số, hạ tầng logistics, năng lượng sạch, công nghiệp vật liệu mới, chất bán dẫn…; khai thác, chế biến khoáng sản quý;

Tăng cường thực thi hiệu quả các giải pháp kết nối chặt chẽ giữa các DN FDI với DN trong nước nhằm thúc đẩy phát triển kỹ năng quản trị, chuyển giao công nghệ, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của DN Việt, đáp ứng yêu cầu tham gia ngày càng sâu vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu;

Phát huy tốt hơn nữa vai trò của hệ thống cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài trong công tác hỗ trợ các địa phương, DN khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên để đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng và đẩy mạnh xuất khẩu;

Tích cực tham mưu đàm phán, ký kết mới và nâng cấp các hiệp định thương mại tự do với các đối tác còn tiềm năng khu vực Trung Đông, châu Phi và Nam Mỹ, tạo động lực tăng cường hợp tác thương mại và đầu tư; tăng cường hỗ trợ DN chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch gắn với xây dựng thương hiệu để thúc đẩy xuất khẩu bền vững;

Chú trọng đổi mới công tác xúc tiến thương mại, kết hợp chặt chẽ giữa thương mại truyền thống với hiện đại, thương mại điện tử, kinh tế số nhằm khai thác hiệu quả thị trường nội địa còn nhiều tiềm năng;

Theo dõi sát diễn biến cung - cầu, giá cả, thị trường các mặt hàng thiết yếu để điều hành phù hợp, hiệu quả; tăng cường công tác quản lý thị trường và nâng cao năng lực phòng vệ thương mại, bảo vệ sản xuất và lợi ích người tiêu dùng, phù hợp với các cam kết quốc tế.

Năm là, tập trung sắp xếp lại bộ máy, nhân sự; chấn chỉnh, sốc lại kỷ luật, kỷ cương hành chính; nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành và ý thức chấp hành của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, gắn với đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong triển khai thực hiện nhiệm vụ;

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới lề lối, phương thức làm việc, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong toàn hệ thống nhằm thực hiện thắng lợi, toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao.

Minh Anh

Bài liên quan

Tin mới

Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn tiếp xúc cử tri tại xã Hoàn Sơn
Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn tiếp xúc cử tri tại xã Hoàn Sơn

Chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/9, đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh về tiếp xúc cử tri xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du. Cùng tiếp xúc có bà Trần Thị Vân, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh.

Xe ô tô nhập khẩu vào Việt Nam tăng mạnh
Xe ô tô nhập khẩu vào Việt Nam tăng mạnh

Từ đầu năm đến 15/9, cả nước đã nhập khẩu 114.855 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt 2,36 tỷ USD. So với cùng kỳ năm ngoái, lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu về thị trường Việt tăng mạnh 24,3% (tương đương 22.474 xe), trong khi kim ngạch tăng 9,26%.

Bắc Giang: Quy hoạch vùng sản xuất, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại
Bắc Giang: Quy hoạch vùng sản xuất, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại

Với mục tiêu phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững, thời gian qua, tỉnh Bắc Giang quan tâm xây dựng, thực hiện nhiều chính sách, giải pháp cụ thể. Trong đó, tỉnh chú trọng công tác rà soát, quy hoạch vùng, bố trí không gian sản xuất nông nghiệp theo hướng phù hợp, hiệu quả.

Đầu tư 51%, Nutifood nắm quyền chi phối kinh doanh Kido Foods
Đầu tư 51%, Nutifood nắm quyền chi phối kinh doanh Kido Foods

Công ty Cổ phần Thực phẩm Dinh dưỡng Nutifood (Nutifood) vừa hoàn tất các thủ tục đầu tư vào Công ty Cổ phần Thực phẩm Đông lạnh Kido (Kido Foods), sở hữu 51% cổ phần. Thương vụ này giúp Nutifood hoàn thiện thêm chuỗi cung ứng sản phẩm đa dạng, chất lượng, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho mọi lứa tuổi của người tiêu dùng Việt.

Xuất khẩu da giày, dệt may tăng doanh thu thêm gần 4 tỷ USD
Xuất khẩu da giày, dệt may tăng doanh thu thêm gần 4 tỷ USD

Theo báo cáo, doanh thu xuất khẩu của 2 ngành công nghiệp chủ lực là dệt may và da giày tính từ đầu năm 2024 đến ngày 15/9 đạt 48,6 tỷ USD, tăng gần 4 tỷ USD so với thực hiện cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, so với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu của 2 ngành dệt may, da giày đã có sự phục hồi đáng kể, với mức tăng thêm khoảng 4 tỷ USD. Cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu dệt may, da giày mang về 44,7 tỷ USD.

Nghệ An: Khẩn trương di dời các hộ dân trước nguy cơ sạt lở núi
Nghệ An: Khẩn trương di dời các hộ dân trước nguy cơ sạt lở núi

Mưa lớn kéo dài liên tiếp nhiều ngày qua đã khiến cho địa bàn huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An xuất hiện hiện tượng sạt lở núi, gây thiệt hại nặng nề cho một số hộ dân. Chính quyền địa phương đã kịp thời chỉ đạo các lực lượng kịp thời di dời người dân đến vùng an toàn.