# thị trường EU
Xuất khẩu dệt may, da giày thuận lợi “tăng tốc” phục hồi và phát triển
Bằng sự năng động, nhạy bén, nhất là việc chủ động tìm kiếm nguồn cung, thị trường tiêu thụ, đi qua 02 năm đại dịch, những tháng đầu tiên của năm 2022, xuất khẩu dệt may, da giày của Việt Nam đã có sự khởi đầu thuận lợi khi đơn hàng xuất khẩu dồi dào, đến nhiều thị trường lớn như: Mỹ, EU…
Quy định mới về dư lượng thủy ngân trong thủy sản và muối tại thị trường EU
Bộ Công Thương cho biết, từ đầu tháng 05/2022, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang EU cần lưu ý quy định mới vừa ban hành về dư lượng thủy ngân có trong thủy sản, dao động từ 0,3 đến 1μg/kg, tùy loại sản phẩm.
Xuất khẩu cá ngừ năm 2022 dự kiến đạt trên 1 tỷ USD
Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ năm 2022 dự kiến sẽ đạt khoảng 1,1 tỷ USD, tăng 45% so với năm 2021.
Liên minh Châu Âu đang áp tần suất kiểm tra sản phẩm mì ăn liền của Việt Nam ở thị trường EU là 20%
Từ tháng 01/2022 đến ngày 22/07/2022, Hệ thống cảnh báo về an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh Châu Âu đã phát đi 2.531 cảnh báo các sản phẩm của các quốc gia vi phạm quy định, trong số đó, Việt Nam có 50 cảnh báo vi phạm quy định.
Chương riêng về quyền đòi hỏi, hỗ trợ của EVFTA bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam ít quan tâm
Chương riêng về hợp tác nâng cao năng lực - đấy là Chương đem lại quyền lợi cho doanh nghiệp Việt. Chúng ta được quyền đòi hỏi EU có thể hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam trong những lĩnh vực mà chúng ta muốn. Thế nhưng, chúng ta lại chưa thể hiện được là chúng ta muốn gì, thì EU cũng không có nghĩa vụ phải hỗ trợ cho Việt Nam.
Xuất khẩu gỗ và lâm sản tháng 07/2022 có xu hướng "giảm tốc"
Giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản tháng 07/2022 ước đạt 1,4 tỷ USD, giảm 5,5% so với tháng 06/2022 và giảm 2% so với cùng kỳ năm 2021. Viforest dự báo xuất khẩu gỗ và lâm sản những tháng cuối năm tiếp tục gặp khăn do giá nguyên liệu sản xuất và sản phẩm tăng cao.
Doanh nghiệp Việt phải kết nối thông tin thị trường và hệ thống phân phối tại EU như thế nào để đạt hiệu quả?
Liên minh Châu Âu - EU hiện là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam và là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân đạt 7,5%, chiếm tỷ trọng bình quân 13,6% trong tổng xuất khẩu của Việt Nam. Vậy, doanh nghiệp Việt phải kết nối thông tin thị trường và hệ thống phân phối tại EU như thế nào để đạt hiệu quả?
Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu rau quả sang thị trường EU
EU với 27 nước thành viên, dân số hơn 500 triệu người và có nhu cầu nhập khẩu lượng lớn đối với hàng rau quả. Tuy nhiên, lượng nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm gần 0,1% tổng lượng hàng rau quả nhập khẩu của EU trong 04 tháng đầu năm 2022, do đó vẫn còn nhiều cơ hội để các doanh nghiệp ngành hàng rau quả của Việt Nam đẩy mạnh sang thị trường EU trong thời gian tới.
Việt Nam thu về 489 triệu USD từ bán mực, bạch tuộc
Tám tháng đầu năm 2022, xuất khẩu mực, bạch tuộc của cả nước đạt 489 triệu USD, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2021.
Gạo Việt đã thâm nhập được nhiều thị trường khó tính
Thông tin từ các thương lái, lượng gạo nguyên liệu về ổn định, các kho mua nhiều hơn, giá vững ở mức cao. Thị trường giao dịch sôi động ngay phiên đầu tuần. Giá lúa tăng 400 đồng/kg, giá gạo tăng 50 đồng/kg.
Xây dựng thương hiệu bắt đầu từ sản xuất theo yêu cầu
Xây dựng thương hiệu tại thị trường EU là một việc không hề dễ dàng. Nên, doanh nghiệp có thể tập trung vào sản xuất các mặt hàng OEM - sản xuất theo yêu cầu. Khi OEM tốt, doanh nghiệp có đủ lực để tính tiếp được những biện pháp đưa các mặt hàng mang thương hiệu riêng vào thị trường EU.
Xuất khẩu cà phê gặp khó khăn gì tại thị trường EU trong năm 2023?
Xuất khẩu cà phê Việt Nam năm 2023 được dự báo sẽ đối mặt nhiều khó khăn, thách thức tại Liên minh Châu Âu - EU, thị trường chiếm đến hơn 46% tổng lượng cà phê xuất khẩu. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải có những bước đi hết sức bài bản nhằm đáp ứng các yêu cầu của thị trường này.
Đầu năm 2023, xuất khẩu rau quả đón tín hiệu tích cực
Thị trường xuất khẩu rau quả đón tín hiệu tích cực ngay những tháng đầu năm 2023. Đơn hàng xuất khẩu sang thị trường các nước tăng từ 20 – 30% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thông tin gạo ST24, ST25 được ưu đãi thuế xuất sang EU là không chính xác
Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) khẳng định, thông tin gạo thơm ST24 và ST25 được hưởng ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU là không chính xác.
Nhập khẩu thực phẩm vào EU: Tuân thủ quy định, bám sát yêu cầu thị trường
Minh bạch về thông tin, chất lượng là một trong những đòi hỏi hàng đầu khi xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thực phẩm vào thị trường EU. Để hiểu rõ các quy định đối với từng sản phẩm, nhà xuất khẩu nên tham khảo thông tin chính thức từ các cơ quan có thẩm quyền hoặc Văn phòng SPS Việt Nam (Bộ NN&PTNT).
Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường nước nào nhiều nhất?
Việt Nam xuất khẩu cá ngừ sang các thị trường chính như Hoa Kỳ, EU hay Israel vẫn tiếp tục tăng trong tháng 6, lần lượt là 18%, 56% và 50%. Cùng với đó, xuất khẩu cá ngừ sang Nga cũng đang tăng phi mã ở mức 3 con số trong tháng 6/2024. Với sự tăng trưởng cao liên tục từ đầu năm, Nga đang trở thành 1 trong 5 thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá ngừ của Việt Nam.