Nếu trong 7 ngày không kiểm soát được dịch, chính quyền TP. Đà Nẵng phải dùng biện pháp gì?
Đó là một thách thức lớn đối với cả hệ thống chính trị của thành phố Đà Nẵng và chính quyền sở tại xem đây là một mặt trận lớn, chưa có tiền lệ từ trước đến nay…
Bắt đầu từ 8h ngày mai (16/8), chính quyền thành phố Đà Nẵng áp dụng biện pháp mạnh “nội bất xuất, ngoại bất nhập” trong vòng 7 ngày để cắt đứt chuỗi lây nhiễm, bóc F0 ra khỏi cộng đồng nhằm kiểm soát tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến ra hết sức phức tạp.
Nói về biện pháp mạnh này, tại cuộc họp tối 14/8, ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cho rằng, thành phố áp dụng các biện pháp quyết liệt hơn là quyết định rất cần thiết và phù hợp với tình hình mới về “cuộc chiến” phòng, chống dịch hiện nay.
“Công việc trong 7 ngày tới là rất lớn và chưa có tiền lệ. Có thể coi như đây là trận đánh lớn của chúng ta trong công tác phòng, chống dịch. Gần như chúng ta dốc lực lượng và thành công hay không là do chính chúng ta”, ông Quảng nhấn mạnh.
Nhận định 7 ngày tới, thành phố sẽ gặp nhiều khó khăn và vướng mắc, ông Quảng yêu cầu các ngành, các cấp phải hạ quyết tâm, tập trung cao độ công tác chuẩn bị.
“Xác định 7 ngày tới là để cắt chuỗi lây nhiễm và bóc F0 ra khỏi cộng đồng chứ không phải chấm dứt chống dịch. 7 ngày tới không phải có thể tuyên bố hết dịch mà là để có những biện pháp phù hợp hơn trong công tác phòng, chống dịch. Không phải dốc sức làm 7 ngày rồi dịch sẽ hết. Tôi nhắc lại để nêu cao quyết tâm”, ông Quảng lưu ý.
Cũng theo Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, nếu không kiểm soát được tình hình dịch bệnh sau 7 ngày, thì thành phố sẽ phải tiếp tục thêm 7 ngày giãn cách.
Ông Quảng yêu cầu, trong quá trình triển khai, lãnh đạo các địa phương phải bám sát thực tiễn để chủ động, linh hoạt và quyết đoán trong xử lý tình huống phát sinh, không máy móc, không chờ hướng dẫn từ cấp trên.
“Tất cả bí thư, chủ tịch từ thành phố đến quận, huyện, xã, phường, tổ phải trực tiếp đi kiểm tra công tác chuẩn bị và kiểm tra, xử lý những vấn đề phát sinh trong thực tiễn 7 ngày tới. Tôi khẳng định, thường trực sẽ bí mật, bất ngờ đi kiểm tra xuống tận hộ dân”, ông Quảng khẳng định.
Đề cập vấn đề này, ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng lưu ý ngành chức năng đặc biệt giám sát, kiểm tra chặt chẽ ở những khu vực đông dân cư, xem xét khu vực nào cần thiết thì phải phong tỏa ngay. Các đơn vị phải rà soát lại những công việc cần chuẩn bị cho 7 ngày tới và hoàn thành trước 14h ngày 15/8.
“Tôi đề nghị các đồng chí từ thành phố đến quận, huyện, xã, phường phải hạ quyết tâm trong cuộc chiến rất cam go này thì mới đạt được thắng lợi vào ngày 23/8. Cuộc chiến này còn dài chứ chưa kết thúc ở đó. Sau 7 ngày, thành phố mong muốn sẽ đánh giá toàn diện và kiểm soát được dịch Covid-19”, ông Chinh nhấn mạnh.
Ghi nhận của PV Thương hiệu và Công luận trước ngày chính quyền thành phố Đà Nẵng thực hiện lệnh “giới nghiêm”, về phía chính quyền sở tại, nêu quyết tâm cao, quyết liệt, cả một hệ thống chính trị vào cuộc, xem đây là một trận đánh lớn chưa từng có…
Đặc biệt, lưu ý đến đời sống của người dân và những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, từ khâu thực phẩm thiết yếu. không để người dân thiếu thốn trong những ngày diễn ra lệnh “giới nghiêm”. Các địa phương đã kiểm tra đến các hộ gia đình để nắm tình hình thực tiễn…
Về phía người dân, trong những ngày qua, hầu hết đã chuẩn bị chỉn chu những nhu yếu phẩm, cần thiết dùng trong gia đình khá đầy đủ.
Ông Nguyễn Văn H, hơn 70 tuổi, trú quận Thanh Khê cho biết:
“Tôi sống ở đây đã lâu, nhưng chưa bao giờ thấy chính quyền siết chặt, mạnh tay và quyết liệt như thế này, dịch tàn ác quá. Chính vì vậy, lãnh đạo thành phố Đà Nẵng quyết liệt là chủ trương hoàn toàn đúng đắn, không thì sẽ như thành phố Hồ Chí Minh trong những ngày qua thì khó lường”.
Anh Trương Xuân Nam, trú tổ 35, phường Hòa Hiệp Nam (quận Liên Chiểu) chia sẻ với PV:
“Em có trang trại trên xã Hòa Ninh ( huyện Hòa Vang) chăn nuôi gia cầm và trồng rau, củ, quả. Trường hợp của em địa phương thì cấp giấy đi đường, nhưng lên đó rồi, về không được, vì khác huyện, đành phải nhờ người bạn ở cạnh trang trại, hàng ngày nhảy rào vào cho gia cầm ăn và tưới cây hộ, vì cửa ngõ đã bị khóa. Lãnh đạo thành phố dùng biện pháp mạnh là hoàn toàn đúng, có như vậy người dân mới yên tâm”.
Nhìn chung, chính quyền thành phố Đà Nẵng triển khai biện pháp mạnh, thực hiện "ai ở đâu ở đó" được người dân toàn thành phố đồng thuận xem “chống dịch như chống giặc”…
Bà Ngô Thị Kim Yến, Giám đốc Sở Y tế:
"Thời gian qua, thành phố đã triển khai nhiều giải pháp chống dịch hiệu quả, từ đó đã kiểm soát được một số chuỗi lây nhiễm phức tạp. Tuy nhiên, tình hình dịch vẫn ở mức nguy cơ rất cao, do phát hiện thêm một số chuỗi ca mắc mới.
Ngoài các biện pháp chống dịch hành chính được triển khai, ngành y tế đã có sự chuẩn bị để đối phó với các tình huống có thể xảy ra, như việc chuẩn bị về nhân sự - kêu gọi bác sĩ về hưu, sinh viên ngành y cùng tham gia, chuẩn bị về phương tiện vận tải công cộng để phục vụ chở bệnh nhân lúc cần thiết…
Về việc điều trị, hiện thành phố có khoảng 2.500 giường thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19. Trong đó, thành phố đã thiết lập được 300 giường hồi sức, có đầy đủ trang thiết bị, điều kiện vật chất để điều trị cho bệnh nhân nặng.
Theo tính toán của chúng tôi, nếu số bệnh nhân vượt quá con số 6.000 người, hệ thống y tế thành phố sẽ quá tải. Do vậy, bên cạnh việc chuẩn bị nhiều nguồn lực chống dịch, chúng ta cũng đang triển khai kế hoạch tiêm chủng vắc xin nhanh và an toàn.
Đề nghị việc thực hiện giãn cách "ai ở đâu ở yên đó" một cách thực chất và tăng cường giám sát, xử phạt để đảm bảo phòng chống dịch"...
Hoàng Hữu Quyết
Tin mới
Hà Tĩnh hỗ trợ đợt 1 cho các tỉnh bão lũ phía Bắc 27,5 tỷ đồng
Ban Vận động cứu trợ tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành quyết định về việc phân bổ kinh phí đợt 1 để hỗ trợ đồng các tỉnh phía Bắc khắc phục hậu quả do bão lũ gây ra với số tiền 27,5 tỷ đồng. Số tiền này được trích từ số tiền các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã quyên góp ủng hộ gửi về Ban Vận động Quỹ Cứu trợ tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua.
Gia Lai: Cục QLTT tỉnh ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra
Tại TP Pleiku, tỉnh Gia Lai vừa diễn ra Lễ phát động Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Gia Lai quyên góp, ủng hộ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra. 33.000.000 đồng cùng hơn 500 đơn vị sản phẩm hỗ đã được Cục QLTT Gia Lai chuyển đến cơ quan chức năng, góp phần hỗ trợ đồng bào miền Bắc…
Lào Cai: Phát sóng điện thoại cho 100% các xã sau mưa lũ
Ảnh hưởng của bão số 3 và hoàn lưu bão từ ngày 7 - 16/9/2024 trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã gây nhiều thiệt hại nặng nề về người, nhà ở, sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng; ước thiệt hại sơ bộ trên 3.235 tỷ đồng.
Chứng khoán phiên chiều 17/9: Nhà đầu tư mạnh tay bắt đáy, VN-Index tăng vọt
Đà khởi sắc bất ngờ ở nhiều mã bluechip với sự dẫn dắt của VHM, cùng lực cầu bắt đáy gia tăng ở các cổ phiếu bất động sản, xây dựng, công ty chứng khoán đã giúp VN-Index có phiên hồi phục gần 20 điểm.
Bắc Ninh khẩn trương xử lý các điểm “nóng” gây ô nhiễm môi trường, gắn trách nhiệm người đứng đầu
Đây là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Vương Quốc Tuấn, Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh tại phiên họp thường kỳ tháng 9/2024 của UBND tỉnh diễn ra sáng nay, 17/9.
Lãnh đạo tỉnh Hậu Giang thăm và tặng quà cho người dân Lào Cai bị thiệt hại do thiên tai
Ngày 17/9/2024, Đoàn công tác của tỉnh Hậu Giang do đồng chí Trần Văn Huyến - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do mưa lũ của tỉnh Lào Cai.
Câu chuyện thương hiệu
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9