Nếu bùng nổ chiến tranh Nga-NATO, sẽ rất tàn khốc
Tên lửa đạn đạo Iskander-M của Nga mang các đầu đạn nặng 1.500 pound có sức công phá rất mạnh có thể vươn tới hàng trăm dặm vào lãnh thổ Ba Lan. Toàn bộ các nước Baltic đều nằm trong tầm bắn của các tên lửa đạn đạo tối tân này. Căn cứ NATO ở Zagan nằm trước sự uy hiếp thường trực từ các tên lửa Iskander-M, Warisboring cảnh báo.
THCL Tên lửa đạn đạo Iskander-M của Nga mang các đầu đạn nặng 1.500 pound có sức công phá rất mạnh có thể vươn tới hàng trăm dặm vào lãnh thổ Ba Lan. Toàn bộ các nước Baltic đều nằm trong tầm bắn của các tên lửa đạn đạo tối tân này. Căn cứ NATO ở Zagan nằm trước sự uy hiếp thường trực từ các tên lửa Iskander-M, Warisboring cảnh báo.
Lính Mỹ vừa được triển khai tới Ba Lan, đẩy quan hệ Nga-NATO trở nên căng thẳng
Nhóm 3.500 binh lính Mỹ đầu tiên bắt đầu di chuyển đến Ba Lan để thực hiện một nhiệm vụ kéo dài 9 tháng, bắt đầu từ 8/1/2017. Đây là nhiệm vụ dài hơi bất ngờ đối với một đơn vị thiết giáp Mỹ ở Đông Âu. Đội hình chiến đấu thuộc Lữ đoàn thiết giáp số 3, Sư đoàn bộ binh số 4 của quân đội Mỹ đang trên đường tới Zagan và Pomorskie và một đơn vị 87 xe tăng Abrams M-1.
Theo Warisboring, đây mới chỉ là khởi đầu của đợt luân chuyển quân đội NATO nhằm đối phó với một nước Nga đang trỗi dậy. Ngoài xe tăng, đơn vị này còn mang theo cả 18 pháo tự hành Paladin, hàng trăm xe chiến đấu Humvees và 144 xe bọc thép Bradley để triển khai khắp Đông Âu. Mỹ chưa lần nào triển khai quân sự lớn như vậy ở châu Âu kể từ sau Chiến tranh lạnh.
Xe bọc thép và lính Mỹ vừa được triển khai tại Ba Lan
Nhưng khi đội quân này đến Zagan, họ sẽ bị uy hiếp bởi cái bóng quá lớn của căn cứ tên lửa tấn công trên mặt đất ở Kaliningrad, một vùng lãnh thổ thuộc Nga lớn bằng bang Connecticut nằm giữa Ba Lan, Lithuania và Biển Baltic. Nga đã đầu tư rất nhiều vào việc xây dựng sự sức mạnh quân sự tại Kaliningrad trong những năm gần đây.
Warisboring nhận định, một khi nổ ra xung đột quân sự với các nước Baltic, tên lửa Nga ở Kaliningrad có thể tấn công các mục tiêu vào quân đội NATO ở Ba Lan. Điều này có thể kìm hãm sự tiếp viện nếu như Nga tấn công các nước Latvia, Lithuania và Estonia.
Các nước Baltic sẽ cần sự tiếp viện của NATO để có cơ hội ngăn chặn quân đội Nga lớn hơn nhiều lần, dù cơ hội này rất nhỏ. Quả thực, quân đội Nga dù quy mô nhỏ gọn hơn trước đây nhưng vẫn “đủ để đánh bại dù cho khả năng phòng thủ của các nước Baltic có lớn đến đâu”, nghiên cứu của RAND năm 2016 cho hay.
Tên lửa triển khai tại vùng lãnh thổ Kaliningrad là mối đe dọa lớn với NATO. Vùng đất này trên thực tế đặt rất nhiều tên lửa. Chỉ cần liếc qua tấm bản đồ dưới đây về sự tương tác giữa “những bong bóng tên lửa” với các kích cỡ khác nhau để mô tả tầm bắn của các vũ khí ở châu Âu. Bản đồ này do trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế ở Washington D.C (Mỹ) phát hành.
Bản đồ tên lửa có thể thể hiện tầm bắn của hàng loạt các loại vũ khí tấn công trên bộ, trên không và trên biển của Nga triển khai gần biên giới nước này. Bản đồ này không toàn diện và có những điểm cố định mang tính tham khảo về địa điểm triển khai các vũ khí hải quân, tất nhiên sẽ thay đổi vị trí trong tình huống thực tế chiến đấu.
Tấm bản đồ thể hiện tầm bắn các loại vũ khí của Nga và NATO đan xen nhau ở châu Âu
Đối với NATO, người ta có thể lựa chọn xem tầm bắn của các vũ khí tấn công biển đối đất và hệ thống phòng không của liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương, cùng với các vị trí cảng quan trọng, nơi NATO có thể gửi tiếp viện bằng cả đường không lẫn đường biển.
Trong khi đó, tên lửa đạn đạo Iskander-M của Nga mang các đầu đạn nặng 1.500 pound có sức công phá rất mạnh có thể vươn tới hàng trăm dặm vào lãnh thổ Ba Lan. Toàn bộ các nước Baltic đều nằm trong tầm bắn của các tên lửa đạn đạo tối tân này. Căn cứ NATO ở Zagan nằm trước sự uy hiếp thường trực từ các tên lửa Iskander-M.
Trong hai năm 2015 và 2016, các tàu chiến của Nga đã phóng một số tên lửa hành trình SS-N-30 Kalibr từ Vịnh Caspi, tấn công các mục tiêu phiến quân tận Syria. Các tên lửa Kalibr đã phải bay khoảng 1.500km để đánh trúng các mục tiêu. Tương tự như tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ, Kalibr có thể tấn công hầu hết lãnh địa châu Âu từ các chiến hạm triển khai ở Biển Đen, biển Baltic, thậm chí cả ở Bắc Cực.
Warisboring đánh giá, hải quân Nga đã suy giảm sức mạnh kể từ thời Liên Xô và hiện nay chỉ phù hợp nhất cho các nhiệm vụ bảo vệ bờ biển và triển khai sức mạnh trong khu vực. Tuy nhiên, điện Kremlin về cơ bản cũng không cần một hải quân quy mô quá lớn để có thể thực hiện những mục tiêu của mình. Trên biển Caspi, Nga dùng các tàu tên lửa cỡ nhỏ thuộc lớp Buyan để phát động các đòn tấn công bằng tên lửa Kalibr. Nga cũng đã trang bị các tên lửa Kalibr đáng gờm cho Hạm đội Baltic.
Tên lửa Iskander của Nga triển khai tại Kalingrad có thể uy hiếp nhiều căn cứ NATO
Tên lửa hành trình Kalibr tại Kaliningrad vươn tới hầu khắp nước châu Âu
Tầm bắn của tên lửa S-400 triển khai tại vùng lãnh thổ Kaliningrad
Các hệ thống phòng không triển khai tại khu vực biên giới phía tây của Nga cũng khiến châu Âu ngồi trên lửa. Tầm bắn của các hệ thống tên lửa S-300 và S-400 đã bao phủ một nửa Ba Lan và trùm lên cả các nước Baltic. Thực tế trên đòi hỏi NATO phải vô hiệu hóa những địa điểm này nếu như xung đột diễn ra, trước khi các chiến đấu cơ NATO có thể bay vào không phận Lithuania, Latvia và Estonia.
Tuy nhiên, bản đồ cũng thể hiện rất rõ khả năng dễ bị tổn thương của Nga. Các tàu chiến NATO trang bị tên lửa Tomahawk có thể dễ dàng vươn tới các thành phố lớn nhất của Nga và tấn công vào trung tâm bộ máy quyền lực của Nga từ khoảng cách rất xa.
Tóm lại, Warisboring cảnh báo nếu một cuộc chiến giữa Nga và NATO nổ ra thì sẽ rất hỗn loạn, tàn bạo và khủng khiếp.
Đặng Phương Thảo - VietTimes
Tin mới
Chính sách thuế TNDN đối với DN bị tổn thất do bão số 3 và mưa lũ sau bão
Ngày 13/9/2024, Tổng cục Thuế ban hành Công văn 4062/TCT-CS về việc hướng dẫn các giải pháp hỗ trợ tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp bị tổn thất do bão số 3 và mưa lũ sau bão...
Thẩm tra dự án Luật Việc làm (sửa đổi)
Chiều tối 17/9, tại Trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương (Hà Nội), đã diễn ra phiên họp Thường trực Ủy ban Xã hội mở rộng, thẩm tra sơ bộ dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Cần hơn 136.000 tỷ đồng đầu tư đường Vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh
Dự án đường Vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh có tổng mức đầu tư hơn 136.000 tỷ đồng, dài hơn 206 km, đi qua 5 địa phương gồm: TP. Hồ Chí Minh, Long An, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Khởi tố, bắt tạm giam Chủ tịch HĐQT, Giám đốc; Bí thư, Thôn trưởng
Cơ quan Công an huyện Ea H’Leo (tỉnh Đắk Lắk) vừa khởi tố, bắt tạm giam Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc HTX nông nghiệp dịch vụ Nghĩa Lộc cùng Bí thư, Thôn trưởng thôn 4, xã Ea Nam, huyện Ea H’Leo...
Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh: Quận 8 hội đủ điều kiện cần thiết để sớm công bố chấm dứt dịch sởi
Giám đốc Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh Tăng Chí Thượng nhận định, quận 8 hội đủ điều kiện cần thiết để sớm công bố chấm dứt dịch sởi.
Thời tiết hôm nay: TP. HCM và Nam Bộ tiếp tục có mưa lớn
Hôm nay 18/9, thời tiết ở TP. HCM và Nam Bộ nhiều mây, có mưa rào và dông nhiều nơi, rải rác mưa vừa, có nơi mưa to ở TP. HCM, cục bộ có mưa rất to ở các tỉnh Nam Bộ; ngày có lúc giảm mây hửng nắng.
Câu chuyện thương hiệu
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9