Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nắng nóng kéo dài: Phòng ngừa say nắng cho trẻ

Những ngày gần đây, nhiệt độ tăng cao bất thường khiến trẻ dễ bị say nắng, sốc nhiệt...

 

Thời tiết nắng nóng vào mùa hè có thể gây ra một số bệnh lý nguy hiểm ở trẻ em. Bố mẹ cần hiểu được các bệnh lý thường gặp vào mùa nắng nóng để biết cách phát hiện, xử trí và phòng ngừa cho trẻ.

Nắng nóng kéo dài: Phòng ngừa say nắng cho trẻ - Hình 1

Trong những ngày nắng nóng cao điểm, không khí tại các bệnh viện càng ngột ngạt hơn

Theo bác sỹ Ngô Anh Vinh (Khoa Cấp cứu - Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương), một trong những bệnh thường gặp nhất là say nắng. Đây là căn bệnh rất nguy hiểm do nắng nóng. Để có thể hoạt động bình thường, cơ thể phải liên tục duy trì nhiệt độ ở mức 37 độ C. Thân nhiệt chịu sự kiểm soát chặt chẽ của tuyến dưới đồi nằm ở não.

Khi trẻ ở quá lâu ngoài trời nắng, tia nắng sẽ chiếu thẳng vào các vùng cổ gây khiến trung tâm điều hòa thân nhiệt của cơ thể bị rối loạn, gây rối loạn điều hòa thân nhiệt và tình trạng mất nước. Khi bị say nắng, trẻ thường có dấu hiệu mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu… 

Các dấu hiệu khác như da nóng, đỏ và khô (không ra mồ hôi), mạch nhanh, chóng mặt, buồn nôn. Tình trạng nặng hơn là trẻ hôn mê, rối loạn ý thức. Khi bị say nắng, thân nhiệt của trẻ có thể lên tới 39,5 độ hoặc cao hơn. Say nắng có thể dẫn tới tử vong hoặc di chứng thần kinh nặng nề nếu không được điều trị cấp cứu kịp thời.

Các nhóm trẻ có nguy cơ gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng gồm: Trẻ dưới 4 tuổi; trẻ bị bệnh cấp tính, đặc biệt là sốt và bệnh đường tiêu hóa; trẻ vận động quá nhiều, nhất là khi chưa quen với nắng nóng, quá béo hoặc không thật khỏe mạnh; trẻ đang dùng các loại thuốc làm giảm khả năng điều hòa nhiệt của cơ thể (ví dụ như thuốc kháng histamin chống dị ứng, thuốc lợi tiểu hay thuốc điều trị bệnh tâm thần); trẻ từng có tiền sử bị bệnh liên quan tới nắng nóng.

Một số vấn đề thường gặp:

Mất nước

Trẻ bị mất nước khi lượng dịch thoát ra qua mồ hôi và nước tiểu lớn hơn lượng dịch uống vào. Mất nước ở mức độ nhỏ, kể cả chỉ tương đương 2% cân nặng, cũng có thể ảnh hưởng xấu tới trẻ. Mất nước làm giảm khả năng điều hòa thân nhiệt và do đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh do nắng nóng khác.

Các biểu hiện của mất nước: Môi khô, khát nước, tiểu ít hoặc không tiểu, nước tiểu cô đặc, sẫm màu; khóc không có nước mắt; trẻ quấy khóc, khó chịu; có vẻ ủ rũ, lờ đờ, mệt mỏi; trường hợp nặng, trẻ có biểu hiện: mắt trũng, thóp trũng, buồn nôn, nôn, lờ đờ hay hôn mê.

Xử trí: Nếu nghi ngờ bé bị thiếu nước, cần chuyển bé vào nơi thoáng mát, cho bé uống nước. Nếu bé không cảm thấy dễ chịu hơn thì cần tìm sự trợ giúp y tế.

Chuột rút do nóng

Biểu hiện: Chuột rút do nóng là tình trạng đau cơ hay co cứng cơ, thường xuất hiện ở vùng bụng, cánh tay hay cẳng chân, khi vận động quá mức trong thời tiết nóng. Trẻ hay vã mồ hôi nhiều khi hoạt động mạnh dễ bị chuột rút kiểu này. Ra mồ hôi nhiều khiến cơ thể mất nước và muối, hàm lượng muối thấp trong cơ khiến cơ co rút đau đớn. Chuột rút do nóng cũng có thể là biểu hiện của kiệt sức do nóng.

Xử trí: Ngừng hoạt động thể lực và ngồi yên ở nơi râm mát; uống nhiều nước; tiếp tục ngừng hoạt động thể lực mạnh trong vòng vài giờ sau khi hết bị chuột rút để tránh rơi vào kiệt sức hay say nắng; tìm trợ giúp y tế nếu tình trạng không cải thiện sau một giờ.

Kiệt sức do nóng

Các dấu hiệu cảnh báo: Vã mồ hôi như tắm, người nhợt nhạt, chuột rút, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, nôn, ngất; da lạnh và ẩm ướt; mạch nhanh và yếu; thở nhanh và nông.

Xử trí: Nếu không được điều trị, kiệt sức vì nóng có thể tiến triển thành say nắng. Cần tìm trợ giúp y tế nếu tình trạng này không tiến bộ sau một giờ. Đồng thời, giúp trẻ hạ thân nhiệt bằng các biện pháp: cho uống nước mát, tắm nước mát, lau người bằng khăn mát, đưa trẻ tới nơi có quạt mát, điều hòa, mặc quần áo nhẹ nhàng, thoáng mát. Cho trẻ uống nước mát cũng là một trong những cách giúp trẻ hạ thân nhiệt

Say nắng

Đây là căn bệnh nghiêm trọng nhất do nắng nóng. Bệnh xuất hiện khi cơ thể không còn khả năng kiểm soát nhiệt độ: thân nhiệt gia tăng nhanh chóng, ra mồi hôi không đủ để giải tỏa nhiệt, cơ thể không thể tự làm mát. Thân nhiệt có thể lên tới 39,5 độ C hoặc cao hơn trong vòng 10-15 phút. Say nắng có thể dẫn tới tử vong hoặc tàn phế vĩnh viễn nếu không được điều trị cấp cứu kịp thời.

Các dấu hiệu cảnh báo: Thân nhiệt lên cao (trên 39,5 độ C); da nóng, đỏ và khô (không ra mồ hôi); mạch nhanh, mạnh; đau đầu nhức nhối; chóng mặt; buồn nôn; mê sảng; mất ý thức

Xử trí:

- Say nắng là tình trạng cấp cứu, có thể dẫn tới tử vong. Khi thấy trẻ có những dấu hiệu nêu trên, cần nhờ người gọi xe cấp cứu trong khi tìm cách hạ thân nhiệt của trẻ.

- Chuyển trẻ tới khu vực râm mát

- Nhanh chóng hạ thân nhiệt của trẻ bằng bất cứ biện pháp nào, ví dụ dùng vòi nước mát hay xô nước mát xối lên người, dùng khăn ướt lau người… Nếu độ ẩm không khí thấp, cần bọc trẻ trong một tấm vải ướt và mát rồi quạt thật mạnh.

- Theo dõi thân nhiệt và tiếp tục các biện pháp làm mát cho tới khi nhiệt độ xuống còn 38,5 hay 39 độ C.

Nguy cơ

Nguy cơ mắc bệnh do nắng nóng tăng cao ở các nhóm trẻ dưới đây:

– Trẻ dưới 4 tuổi: tỷ lệ diện tích bề mặt cơ thể trên cân nặng cao hơn so với người lớn khiến lượng nhiệt hấp thu từ môi trường và lượng nhiệt sản sinh khi vận động đều cao hơn. Trẻ quá nhỏ chưa thể tự vận động để lấy nước uống sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào người chăm trẻ. Trẻ đủ lớn để tự lấy nước cũng thường hay quên, không uống đủ nước.

– Trẻ bị bệnh cấp tính, đặc biệt là sốt và bệnh đường tiêu hóa.

– Trẻ vận động quá nhiều, nhất là nếu chưa quen với nắng nóng, lại quá mập hoặc không thật khỏe mạnh.

– Trẻ đang dùng các loại thuốc làm giảm khả năng điều hòa nhiệt của cơ thể, ví dụ thuốc kháng histamin chống dị ứng, thuốc lợi tiểu hay thuốc điều trị bệnh tâm thần.

– Trẻ từng có tiền sử bị bệnh liên quan tới nắng nóng.

Phòng bệnh

- Tham khảo dự báo thời tiết để lập kế hoạch cho các hoạt động ngoài trời của trẻ.

- Đội mũ rộng vành, mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, sáng màu, bôi kem chống nắng 30 phút trước khi ra đường.

- Tránh những nơi nắng gắt, không đứng trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời hay đứng ở nơi đông người.

- Hạn chế hoạt động thể lực mạnh, tranh thủ tìm chỗ trú ở nơi có bóng râm.

- Uống đủ nước, dùng các loại dịch không gây lợi tiểu, ví dụ nước lọc, tránh các loại nước có cồn vì chúng càng làm gia tăng tình trạng mất nước. Khi hoạt động thể lực trong môi trường nóng bức, trẻ có thể uống 0,5-1 lít nước mát mỗi giờ.

- Tắm nước mát.

Lưu ý rằng quạt máy có thể khiến trẻ thấy bớt nóng, nhưng khi nhiệt độ môi trường lên quá cao, quạt sẽ không giúp phòng ngừa bệnh do nắng nóng. Quạt máy đẩy không khí chạy quanh nhưng không làm nguội không khí (quạt phát huy tác dụng nhiều hơn nếu được đặt gần cửa sổ để mở). Tắm nước mát hoặc chuyển vào nơi có điều hòa sẽ giúp trẻ hạ thân nhiệt hiệu quả hơn nhiều. Ở trong phòng có điều hòa vài giờ mỗi ngày cũng giúp làm giảm nguy cơ bị bệnh do nắng nóng.

B.Quyền (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Bình Dương: Giải cứu bé trai lọt cống thoát nước
Bình Dương: Giải cứu bé trai lọt cống thoát nước

Khi đang đi bán vé số trên đường, bé trai bị dòng nước lớn chảy siết cuốn vào cống thoát nước.

Công đoàn EVNNPC: Thắm đượm nghĩa tình sau bão lũ
Công đoàn EVNNPC: Thắm đượm nghĩa tình sau bão lũ

Nhằm kịp thời chia sẻ, động viên các cán bộ công nhân viên (CBCNV) đang vất vả làm việc “xuyên ngày, xuyên đêm” khắc phục sự cố lưới điện, Công đoàn EVNNPC đã chủ động phối hợp với chuyên môn, tham mưu, đề xuất trích Quỹ phúc lợi với tổng số tiền là 15 tỷ đồng để hỗ trợ các đơn vị, thăm hỏi, động viên CBCNV, người lao động…

Quảng Bình: Giám sát tiêu hủy 1.500 đơn vị sản phẩm thực phẩm nhập lậu
Quảng Bình: Giám sát tiêu hủy 1.500 đơn vị sản phẩm thực phẩm nhập lậu

Thực hiện Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Đội trưởng Đội số 5, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình, tiến hành giám sát đối tượng vi phạm thực hiện việc tiêu hủy 1.500 đơn vị sản phẩm thực phẩm nhập lậu không đảm bảo an toàn sử dụng.

Tạm giữ hơn 1.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu
Tạm giữ hơn 1.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu

Đội số 1, Cục Quản lý thị trường tỉnh Kiên Giang tiến hành kiểm tra phát hiện 1.070 bao thuốc lá điếu với các nhãn hiệu như JET, HERO, SAIGON Silver (trong đó có 120 bao thuốc lá nhãn hiệu SAIGON Silver có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu).

Quảng Ninh: Chỉ đạo các sở ngành hỗ trợ đưa Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng vào hoạt động vào cuối năm 2024
Quảng Ninh: Chỉ đạo các sở ngành hỗ trợ đưa Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng vào hoạt động vào cuối năm 2024

Sau 2 năm xây dựng, Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng (thuộc Tập đoàn Thành Công) đang tập trung hoàn thiện các hạng mục cuối cùng. Kiểm tra tiến độ dự án sáng 14/9, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy, đánh giá cao những nỗ lực của chủ đầu tư và đề nghị giữ vững tiến độ đã cam kết. Đồng chí chỉ đạo các sở ngành tiếp tục hỗ trợ cho dự án trọng điểm này.

Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Thanh Hóa trao quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Thanh Hóa trao quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Chiều 14/9, Quỹ Bảo trợ trẻ em (BTTE) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức chương trình trao học bổng, xe đạp và ba lô cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhân dịp tết Trung thu trên địa bàn 2 xã Minh Tiến và Kiên Thọ (Ngọc Lặc).