Nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành dệt may: Sở hữu trí tuệ - công cụ hữu hiệu
Sở hữu trí tuệ là một trong những công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp Việt Nam nói chung và DN ngành
THCL Sở hữu trí tuệ là một trong những công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp Việt Nam nói chung và DN ngành dệt may nói riêng nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Đó là khẳng định của ông Lê Ngọc Lâm - Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ tại hội thảo “Sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, do Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) phối hợp với Tập đoàn Dệt may Việt Nam vừa tổ chức tại Hà Nội.
Vượt qua thách thức
Hiện nay, các đơn vị thành viên trong Tập đoàn Dệt may Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức ngay tại thị trường nội địa như: áp lực cạnh tranh về mẫu mã, chất lượng, giá cả; sức ép cạnh tranh rất lớn từ những DN đầu tư nước ngoài, đặc biệt phân khúc dệt may giá rẻ bị Trung Quốc chiếm lĩnh. Điều đáng lo ngại, hàng nhập lậu, hàng nhái, hàng kém chất lượng tràn lan trên thị trường được gắn mác hàng Việt Nam, ảnh hưởng đến các DN sản xuất hàng dệt may chân chính. Trong khi đó, hiểu biết về thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa của người tiêu dùng còn hạn chế.
Sở hữu trí tuệ là công cụ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và ngành dệt may nói riêng. Tuy nhiên, việc sử dụng, khai thác cũng như định giá tài sản này ở Việt Nam còn nhiều bất cập. DN nói chung, đặc biệt là DN trong ngành dệt may chưa thực sự nhận thức rõ vai trò của sở hữu trí tuệ. Trong số 49 công ty thành viên của Tập đoàn Dệt may Việt Nam, có 30 công ty đăng ký nhãn hiệu với tổng số nhãn hiệu được đăng ký là 266; còn lại 19 công ty chưa đăng ký nhãn hiệu và không có bất cứ đăng ký bảo hộ nào về kiểu dáng công nghiệp, sáng chế. Các đơn vị đăng ký nhãn hiệu tập trung vào logo của DN, sản phẩm may mặc; hầu như không có đơn đăng ký nhãn hiệu của sợi và vải. Ngoài số ít các DN có đơn đăng ký nhãn hiệu tại thị trường nước ngoài như Phong Phú, Việt Tiến, May 10…, các DN chủ yếu tập trung đăng ký nhãn hiệu tại thị trường trong nước.
Bên cạnh đó, nhiều cơ quan nhà nước còn chậm ban hành những cơ chế hỗ trợ như định giá, thương mại hóa loại sản phẩm này. Do đó, chưa đưa sở hữu trí tuệ trở thành một ngành kinh tế, có đóng góp giá trị cao cho DN và nền kinh tế.
Ba yếu tố then chốt
Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành dệt may, các DN trong ngành cần đầu tư cho nghiên cứu, đổi mới sáng tạo để thiết lập, bảo vệ và khai thác quyền sở hữu trí tuệ.
Cụ thể, các đối tượng sở hữu trí tuệ cần tập trung vào ba yếu tố. Thứ nhất là kiểu dáng công nghiệp, DN cần nghiên cứu thị trường nhằm tạo ra các sản phẩm thời trang, mẫu vải mới… Đăng ký sở hữu công nghiệp để ngăn cấm người khác khai thác kiểu dáng công nghiệp. Thứ hai là sáng chế. Giải pháp sáng tạo mang tính kỹ thuật - được bảo hộ bởi Bằng độc quyền sáng chế là biện pháp công nghệ hữu hiệu để DN dệt may vươn lên trong quá trình cạnh tranh. Việc đăng ký và sử dụng sáng chế còn giúp thu hút các đối tác kinh doanh và các nhà đầu tư. Thứ ba, nhãn hiệu - là phương tiện điển hình nhất để phân biệt sản phẩm/ dịch vụ của một nhà sản xuất/ nhà cung cấp dịch vụ với các sản phẩm/ dịch vụ cùng loại của đối thủ cạnh tranh, đây là yếu tố đặc biệt quan trọng.
Ông Trần Việt Thanh, Thứ trưởng Bộ Bộ Khoa học và Công nghệ, kiêm Cục trưởng Cục sở hữu trí tuệ nhấn mạnh: “Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), bên cạnh việc được hưởng những lợi ích, các DN ngành dệt may cũng sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức về cạnh tranh giá cả, nguồn nguyên liệu… Vì vậy, muốn nâng cao năng lực sản xuất, giữ vững và mở rộng thị trường, một trong những công cụ quan trọng là sở hữu trí tuệ. Việc quản lý tốt chiến lược sở hữu trí tuệ sẽ giúp giảm đến mức tối thiểu rủi ro, xây dựng mối quan hệ kinh doanh và nâng cao khả năng cạnh tranh của các DN trong ngành dệt may”.
Theo ông Nguyễn Sỹ Phương, Trưởng ban Kỹ thuật Công nghệ - Tập đoàn Dệt may Việt Nam, để tạo điều kiện tốt nhất cho các DN trong ngành sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ, cần rút ngắn thời gian chờ để đăng ký nhãn hiệu (hiện đang là 12 tháng), bởi sản phẩm dệt may mang tính thời trang. Đồng thời, cần có chính sách hỗ trợ DN trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Đặc biệt, một mặt cần xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, tiêu thụ hàng giả, hàng nhái; mặt khác, truyền thông nâng cao nhận thức người tiêu dùng trong nhận diện hàng giả, hàng nhái…
Thanh Hà (Thương hiệu và Công luận)
Tin mới
Ông trâu số 4 đến từ phường Hải Sơn đã xuất sắc giành chức vô địch tại Lễ hội Chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024
Sáng 21/9 (tức 19/8 âm lịch), tại Sân vận động Trung tâm quận Đồ Sơn, quận Đồ Sơn, TP. Hải Phòng diễn ra Lễ hội Chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024.
Hưng Yên: Xử lý hộ kinh doanh đồ chơi trẻ em không có dấu hợp quy
Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Hưng Yên đã xử lý một hộ kinh doanh đồ chơi trẻ em không có dấu hợp quy theo quy định pháp luật.
Tạm dừng hoạt động 15 cơ sở sản xuất mì ở làng nghề bánh đa Lộ Cương
Đoàn kiểm tra liên ngành thành phố Hải Dương phát hiện 15 cơ sở sản xuất mì ở làng nghề bánh đa Lộ Cương chưa bảo đảm các điều kiện hoạt động theo quy định về bảo vệ môi trường. UBND TP. Hải Dương yêu cầu các hộ này tạm dừng hoạt động để khắc phục.
Lãnh đạo BHXH Việt Nam thăm, tặng quà người dân bị ảnh hưởng do bão số 3
Vừa qua, Đoàn công tác BHXH Việt Nam do Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam Lê Hùng Sơn đã đến thăm, tặng quà người dân và làm việc với BHXH tỉnh Lạng Sơn về công tác khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3.
Không tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm thành lập QĐND Việt Nam
Ngày 21/9, Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị quân đội về việc dừng huấn luyện diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam.
Bình Định: Gần 687 tỷ đồng đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất viên nén và dăm gỗ xuất khẩu
Ngày 21/9, tại Cụm công nghiệp Nhơn Tân 1, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Lễ Khánh thành Nhà máy sản xuất viên nén Nhơn Tân và Nhà máy sản xuất dăm gỗ xuất khẩu. Với tổng vốn đầu tư gần 687 tỷ đồng, 2 nhà máy trên sẽ sản xuất khoảng 600.000 sản phẩm/năm; trong đó có 300.000 tấn viên nén và 300.000 tấn dăm xuất khẩu…
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM