Nâng cao hiệu quả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Hệ thống sở hữu trí tuệ với cơ chế bảo hộ độc quyền cho các thành quả sáng tạo và chống cạnh tranh không lành mạnh là động lực thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo và phổ biến sản phẩm sáng tạo. Qua đó, làm giàu tài sản trí tuệ - một nguồn tài nguyên tạo nên nội lực quốc gia phục vụ trực tiếp cho sự phát triển bền vững.
Hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ diễn biến phức tạp
Mặc dù số lượng sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, giống cây trồng, các tác phẩm văn học - nghệ thuật của Việt Nam được tạo ra và được bảo hộ không ngừng gia tăng, nhưng số lượng tài sản trí tuệ có giá trị cao, có khả năng cạnh tranh quốc tế của Việt Nam không nhiều, ít sản phẩm có giá trị cao, có khả năng cạnh tranh trong khu vực cũng như toàn cầu.
Theo các chuyên gia về sở hữu trí tuệ, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Trong đó nguyên nhân nổi bật là chưa gắn kết được một cách chặt chẽ vấn đề sở hữu trí tuệ trong các chính sách, hoạt động của các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội. Kinh nghiệm của một số quốc gia cho thấy nội dung sở hữu trí tuệ luôn là một bộ phận không thể thiếu trong chính sách phát triển các ngành kinh tế - xã hội, từ công nghiệp, nông nghiệp, văn hóa đến y tế, giáo dục, môi trường....
Trên thực tế, các hành vi gian lận thương mại, buôn lậu, hàng giả nhãn hiệu, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong những năm gần đây diễn ra phổ biến hơn, phát triển ở mức độ tinh vi, phức tạp hơn.
Vi phạm sở hữu trí tuệ diễn ra phức tạp và tinh vi hơn
Từ đầu năm đến nay, lực lượng chức năng đã phát hiện rất nhiều vụ việc vi phạm, trong đó đa số là quy mô trung bình, tại các địa điểm “nóng” như các tỉnh biên giới, cửa khẩu (Lạng Sơn, Cao Bằng…), các thành phố lớn (TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng…). Nổi cộm nhất là vụ việc cách đây 3 tháng, hàng nghìn đồng hồ hiệu đã bị lực lượng quản lý thị trường bắt giữ ở Nha Trang, trị giá lên tới 350.000 USD.
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thúc đẩy hoạt động thương mại lành mạnh
Theo ông Andrew Michael Ong, Phụ trách Văn phòng khu vực châu Á Thái Bình Dương của WIPO, 8 điều cần hoàn thiện để có được hệ thống sở hữu trí tuệ thực sự hiệu quả và đóng góp mạnh mẽ cho kinh tế - xã hội một quốc gia bao gồm hệ thống pháp luật, điều ước quốc tế, chính sách chiến lược, quy trình thủ tục, khả năng tiếp cận thông tin, thẩm quyền, chương trình và diễn đàn về sở hữu trí tuệ cũng như các mối quan hệ hợp tác khu vực về nó.
Chính phủ nước ta ngày càng đề cao vai trò của sở hữu trí tuệ. Hiện nay, các doanh nghiệp cũng dễ dàng truy cập vào kho thư viện, dữ liệu để tìm kiếm thông tin về thương hiệu và quyền lợi được bảo hộ của bất cứ tài sản trí tuệ nào đã được đăng ký. Tuy nhiên, do thủ tục còn có phần rườm rà, tổn thất thời gian lớn, đặc biệt là trong xử lý tranh chấp về sở hữu trí tuệ, mà nhiều doanh nghiệp lựa chọn không đăng ký sở hữu trí tuệ cũng như tự giải quyết tranh chấp bằng đàm phán thay vì đưa vấn đề ra tòa.
Đứng trước thực tế này, Cục Sở hữu trí tuệ đã có nhiều biện pháp tuyên truyền, đào tạo chuyên sâu nhằm nâng cao nhận thức cho xã hội, đặc biệt là cho sinh viên và cộng đồng doanh nhân khởi nghiệp về tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ. Chính phủ nước ta cũng đang có những biện pháp nhằm giúp đỡ doanh nghiệp trong việc đăng ký sở hữu trí tuệ, tăng lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam khi hội nhập quốc tế. Gần đây nhất, tại kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XIV đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ. Theo đánh giá của các đại biểu Quốc hội, dự thảo luật cơ bản hoàn thiện, cho thấy Việt Nam chủ động và nghiêm túc thực hiện các điều ước quốc tế.
Không chỉ liên quan đến sự phát triển của mỗi quốc gia, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ còn góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại lành mạnh trên phạm vi toàn cầu. Vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ có ý nghĩa quan trọng đối với chủ thể của quyền sở hữu trí tuệ, chủ thể sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng mà còn liên quan đến sự phát triển của quốc gia.
Để việc chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đạt hiệu quả, đòi hỏi cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong việc xây dựng văn bản bảo đảm tính thống nhất, đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho doanh nghiệp và người tiêu dùng nhận thức rõ hơn về tác hại của việc tiêu thụ hàng giả, hàng lậu và quyền sở hữu trí tuệ…
Hà Trần
Tin mới
Hải Phòng: Hỗ trợ đưa hơn 100 người dân sinh sống tại khu vực đê sông Lạch Tray đến nơi an toàn
Trong 2 ngày 10 và 11/9, Công an quận Lê Chân phối hợp với UBND các phường Vĩnh Niệm, Nghĩa Xá cùng các lực lượng địa phương đã khẩn trương di dời hơn 100 dân đang sinh sống tại khu vực ven đê sông Lạch Tray đến nơi an toàn để phòng, chống ngập lụt do ảnh hưởng xả lũ của các hồ chứa thượng lưu và ảnh hưởng triều cường, mưa lũ sau bão số 3 trên địa bàn quận Lê Chân.
Cập nhật thông tin về ảnh hưởng của bão số 3 đến vận hành và cấp điện tính đến sáng 12/9
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa thông tin cập nhật lúc 10h ngày 12/9 về ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi) và lũ lụt tại các tỉnh phía Bắc đến vận hành và cung cấp điện.
Hai trường hợp bị phạt hành chính do không chịu sơ tán đến nơi an toàn
Ngày 11/9, Công an huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) cho biết đã ra quyết định xử phạt 2 công dân không chấp hành quy định của pháp luật về thiên tai.
Cảnh báo Fanpage giả mạo để lừa đảo
Trước những ảnh hưởng của bão số 3 và hoàn lưu bão số 3 trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, đặc biệt là sau sự cố cầu Phong Châu bị gãy trụ T7 và làm sập 2 nhịp dàn chính của cầu, nhiều trang Fanpage giả mạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Lâm Thao đang kêu gọi ủng hộ vào tài khoản ngân hàng có tên của cá nhân là: Trang Thanh Lan. Do vậy, người dân cần cảnh giác, không chuyển tiền vào số tài khoản cá nhân trên trang fanpage giả mạo.
Theo South China Morning Post, Đông Nam Á đang 'vá lại những vết nứt' của trật tự thế giới
Bài viết cho rằng, cuộc họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hợp quốc tháng 9/2024 - cuộc họp của tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh - lại diễn ra trên nền tảng của một trật tự thế giới nhiều khủng hoảng. Và, Đông Nam Á đang 'vá lại những vết nứt' của trật tự thế giới.
Bệnh viện Đa khoa Hòe Nhai cơ sở 2 phải di dời bệnh nhân do bị ngập
Bệnh viện Đa khoa Hòe Nhai cơ sở 2 (phố Tân Ấp, phường Phúc Xá, quận Ba Đình) bị ngập. Sở Y tế Hà Nội đã huy động Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn và Bệnh viện Thận Hà Nội hỗ trợ tiếp nhận bệnh nhân của bệnh viện này.
Câu chuyện thương hiệu
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào