Nam Định bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống trước nguy cơ bị mai một
Nam Định được mệnh danh là “đất trăm nghề” với nhiều nghề truyền thống gắn với tên phố, tên làng, tạo nét văn hóa đặc trưng. Do cơ chế thị trường, nhiều làng nghề đứng trước nguy cơ bị mai một. Vì vậy, việc bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống đang được nhiều địa phương quan tâm, bởi không chỉ phát triển kinh tế, làng nghề còn có vai trò quan trọng trong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Duy trì nghề dệt lụa ở thôn Cổ Chất, xã Phương Định, huyện Trực Ninh. Ảnh: Internet
Bên cạnh đó, để ươm tơ, dệt lụa, đòi hỏi phải trải qua rất nhiều công đoạn và tốn rất nhiều sức lao động thủ công. Mỗi công đoạn đều yêu cầu sự tỉ mỉ và khéo léo của người làm, không phải ai cũng có thể thực hiện.
Với mong muốn khôi phục lại thời hưng thịnh của làng nghề ươm tơ, dệt lụa, người dân Cổ Chất đã thay đổi tư duy, nhanh nhạy trong việc áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nhằm thay đổi mẫu mã, nâng cao chất lượng cho sản phẩm; tuy nhiên lớp trẻ trong làng không còn mặn mà với nghề ươm tơ, dệt lụa của ông cha…
Làng nghề làm mành mành ở làng Đỗ Xá, xã Điền Xá, huyện Nam Trực từng nổi tiếng khắp nơi trong và ngoài tỉnh. Trước đây, cả làng có gần 1.000 hộ dân ở 13 xóm đều làm nghề. Mỗi nhà có đến vài ba khung dệt, từ trẻ nhỏ đến người già trong làng không ai là không biết nghề. Việc làm mành đã mang lại thu nhập ổn định cho dân làng trong những lúc nông nhàn.
Tuy nhiên, trải qua những thăng trầm, hiện nay, nghề làm mành mành của làng đang đứng trước nguy cơ mai một. Hiện tại, làng chỉ còn vài hộ chuyên tâm làm nghề. Tất cả đều đã lớn tuổi và họ đều tiếc nuối khi nghề ngày càng mai một dần. Yêu nghề, trân trọng và nặng lòng với nghề truyền thống đã gắn bó gần nửa đời người là điều dễ hiểu với người dân nơi đây nhưng việc giữ nghề hay tìm hướng đi khác thì điều đó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố từ chính người sản xuất và cả cơ chế thị trường.
Làng nghề dệt chiếu truyền thống ở làng Xuân Dục, xã Xuân Ninh, huyện Xuân Trường có tuổi đời gần 200 năm. Lúc hưng thịnh, cả thôn có 1.000 hộ thì có tới 1.500 khung dệt chiếu. Nguyên liệu chính để dệt chiếu là cói, đay, nhưng hiện nay trong tỉnh không đáp ứng đủ, người dân làng nghề tìm mua ở các tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình rồi các tỉnh phía Nam mới đủ cung ứng cho nhu cầu sản xuất. Mỗi ngày, các hộ dân trong làng tiêu thụ khoảng 10 tấn cói nguyên liệu để sản xuất, tạo việc làm cho gần 1.000 lao động.
Sản phẩm được thương lái đến làng thu mua rồi bán lại ở hầu hết các tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Đặc biệt sản phẩm “chiếu đậu Xuân Ninh” không chỉ được thị trường nội địa ưa chuộng mà còn xuất khẩu sang các thị trường Nhật Bản, Đài Loan…
Tuy nhiên, đời sống kinh tế phát triển, người dân có điều kiện tiếp cận với nhiều loại nguyên liệu và các dòng sản phẩm khác nhau nên nhu cầu dùng chiếu cói cho sinh hoạt hàng ngày giảm đi đáng kể. Trong làng chỉ có người trung tuổi, người già là cặm cụi giữ nghề với vài chục khung dệt và chỉ nhận khách đặt chiếu đẹp phục vụ cưới hỏi, lễ hội truyền thống.
Với sự phát triển của nền kinh tế và công nghiệp hiện đại, nhu cầu tiêu dùng thay đổi, các sản phẩm công nghiệp giá rẻ, tiện lợi thường được người tiêu dùng ưa chuộng. Thiếu nguồn lực và công nghệ hiện đại để cải tiến sản phẩm, làng nghề truyền thống gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu hoặc công nghiệp.
Làng nghề truyền thống làm khăn xếp ở Giáp Nhất, thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực. Ảnh: Internet
Bên cạnh đó, điều kiện làm việc tại các ngành nghề, làng nghề nông thôn còn nhiều khó khăn, thu nhập của người lao động thấp dẫn đến chưa thu hút người lao động, nhất là các lao động trẻ. Số lượng nghệ nhân, thợ có tay nghề giỏi ít, chưa được thường xuyên đào tạo nâng cao tay nghề để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
Công tác xây dựng và phát triển nhãn hiệu, thương hiệu, hoạt động bảo hộ sở hữu trí tuệ chưa thực sự được quan tâm dẫn đến tính cạnh tranh của sản phẩm chưa cao. Sự mai một của các làng nghề truyền thống cũng đồng nghĩa với việc mất đi nét văn hóa lâu đời khiến nhiều người nuối tiếc.
Vì vậy, giữ gìn, phát huy làng nghề, làng nghề truyền thống là nhiệm vụ cần thiết, không chỉ góp phần giữ gìn, tôn vinh những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, mà phát triển làng nghề cũng góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, nhất là vùng nông thôn.
Những năm qua, ngoài cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề từ Trung ương thì tỉnh Nam Định đã có nhiều giải pháp đem lại những hiệu quả nhất định. Các ngành, các địa phương đã chú trọng huy động mọi nguồn lực, đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế các địa phương, trong đó có phát triển làng nghề.
Các địa phương đã chủ động lập và triển khai thực hiện quy hoạch đầu tư xây dựng hạ tầng các cụm, điểm công nghiệp tại các vị trí thuận lợi về hạ tầng giao thông, điện, nước nhằm tạo không gian phát triển theo hướng tập trung, đồng bộ cho các cơ sở, doanh nghiệp làng nghề, thuận tiện trong công tác quản lý, khắc phục mặt trái gây ô nhiễm môi trường của các làng nghề.
Đồng thời, chú trọng thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư sản xuất, kinh doanh các ngành nghề truyền thống và phát triển các làng nghề, ưu tiên 5 nhóm ngành nghề, làng nghề mũi nhọn, chủ lực như: Nhóm làng nghề chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; nhóm làng nghề sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, thủy tinh, dệt may, cơ khí, tái chế; nhóm làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; nhóm làng nghề gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh; nhóm làng nghề xây dựng và các dịch vụ khác phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn.
Đẩy mạnh hỗ trợ các cơ sở, doanh nghiệp tổ chức sản xuất làng nghề theo hướng tăng cường hợp tác liên kết theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm; chủ động phát triển vùng nguyên liệu theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, an toàn lao động; đổi mới sáng tạo, phát triển sản xuất ứng dụng công nghệ cao. Chú trọng tăng cường quảng bá giới thiệu sản phẩm, đẩy mạnh chương trình xúc tiến đầu tư; quan tâm đến đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Bên cạnh đó, việc định hướng xây dựng làm sản phẩm OCOP ở các làng nghề gắn với các tiêu chí nâng cao chất lượng cho sản phẩm được xem là điểm tựa, là “trợ lực” để sản phẩm làng nghề, làng nghề truyền thống thay đổi mình, khẳng định được thương hiệu trên thị trường.
Các huyện, thành phố đã huy động nguồn kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các chương trình, dự án có liên quan và các nguồn kinh phí hợp pháp khác đẩy mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất làng nghề khắc phục khó khăn.
Làng nghề truyền thống đã và đang tạo nhiều cơ hội việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn. Bên cạnh đó, làng nghề còn có vai trò quan trọng trong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Chính vì vậy, việc bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề thủ công truyền thống đang được các cấp, các ngành của tỉnh Nam Định coi là một trong những nội dung quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn, đóng góp cho chương trình xây dựng nông thôn mới và nâng cao chất lượng đời sống của người dân nông thôn.
PV (t/h)
Tin mới
Kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực TMĐT Chín tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
Với tinh thần chỉ đạo quyết liệt của Tổng Cục QLTT và lãnh đạo Cục QLTT tỉnh Đắk Nông về công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát trong lĩnh vực TMĐT. Các Đội QLTT thường xuyên theo dõi, tổ chức kiểm tra, đấu tranh với các cá nhân, tổ chức lợi dụng nền tảng điện tử để quảng bá, kinh doanh các sản phẩm hàng hóa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, giả mạo nhãn hiệu, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên không gian mạng.
Tọa đàm "Tăng cường hiệu quả quản lý thuế đối với thương mại điện tử"
Chiều 23/9, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Tăng cường hiệu quả quản lý thuế đối với thương mại điện tử" nhằm thảo luận về những giải pháp nâng cao hiệu quả trong lĩnh vực này.
Thanh Hóa công bố tình huống khẩn cấp sạt trượt đồi Lung Đạc tại Bá Thước
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định Công bố tình huống khẩn cấp sạt trượt đồi Lung Đạc tại thôn Khung, xã Thiết Kế, huyện Bá Thước.
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 24/9
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 24/9 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Thanh Hóa ban hành Công điện về việc tập trung ứng phó với mưa lớn, lũ, sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Công điện về việc tập trung ứng phó với mưa lớn, lũ, sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt.
Thanh Hóa phát động triển khai tháng cao điểm về phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật
Sáng 23/9, tại huyện Lang Chánh, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thanh Hóa phối hợp với các đơn vị liên quan đã tổ chức Lễ phát động triển khai tháng cao điểm về phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật, HIV/AIDS, ma túy, mại dâm đợt 1 trong ngành giáo dục năm học 2024-2025.
Câu chuyện thương hiệu
Vĩnh Hoàn (VHC): Doanh thu tháng 8 đạt 1.172 tỷ đồng, tăng 5% so với tháng trước
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững