Năm bản lề của ngành phân bón: Nhiều dấu hiệu tích cực
Ngành phân bón Việt Nam năm 2020 tăng trưởng khả quan bất chấp tình hình dịch bệnh trên toàn cầu. Trong năm 2021, triển vọng tích cực từ ngành nông nghiệp là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng tiêu thụ phân bón Việt Nam.
Phục hồi mạnh mẽ
Theo Báo cáo cập nhật ngành phân bón của Công ty CP Chứng khoán FPT (FPTS), trong năm 2020, sản xuất các loại phân bón trong nước đều tăng so với cùng kỳ năm 2019: phân Urê đạt ~2,19 triệu tấn (tăng7,3% so với năm 2019), phân NPK đạt ~2,64 triệu tấn (tăng3,5%) và phân DAP đạt 339,4 nghìn tấn (tăng3,3%). Xuất nhập khẩu phân bón tăng mạnh bất chấp tình hình gián đoạn chuỗi cung ứng và logistics. Trong đó, nhập khẩu phân bón 11T.2020 đạt 3,64 triệu tấn, tăng7,2%. Xuất khẩu phân bón cũng tăng 38% nhờ các bất lợi tại thị trường Trung Quốc. Tuy nhu cầu tiêu thụ phân bón trong nước năm 2020 bị ảnh hưởng bởi diễn biến thời tiết cực đoan nhưng nhìn chung kết quả kinh doanh các doanh nghiệp đầu ngành đều tăng trưởng đáng kể.
Giá phân bón nội địa năm 2020 hồi phục từ mức thấp nhất trong 3 năm gần nhất. Năm 2020, thị trường phân bón Việt Nam chứng kiến sự biến động mạnh trong giá các loại phân bón, đặc biệt là phân đơn như Urê, DAP, Kali. Hầu hết các loại phân bón đều giảm về mức đáy vào giữa năm và hồi phục trở lại vào những tháng cuối năm 2020.
Trong khi đó, giá phân NPK nội địa ổn định trong suốt năm 2020, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất phân NPK từ phân đơn được hưởng lợi từ sự chênh lệch giá này.
Còn từ đầu năm 2021 đến nay, giá nguyên liệu đầu vào trong sản xuất nông nghiệp liên tục tăng từ đầu năm đến nay, trong đó có phân bón. Đặc biệt, các loại phân bón như: phân DAP, urê và kali tăng giá mạnh, trong đó có những loại đã tăng gấp đôi so với năm 2020. Nguyên nhân được chỉ ra là do lưu huỳnh và ammoniac, 2 nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất phân DAP và MAP trên thị trường thế giới đã tăng mạnh từ 95 USD/tấn lên 208 USD/tấn, tức tăng hơn gấp đôi. Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, trong khi giá phân bón DAP thế giới tăng tới 49%, giá trong nước chỉ tăng quanh 10%.
Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu phân bón đạt con số cao kỷ lục sau hơn 8 năm tham gia thị trường. Cụ thể, tính từ đầu năm 2021 đến trung tuần tháng 6, xuất khẩu phân bón đạt 615.710 tấn, tương đương giá trị 212,867 triệu USD, tăng 49% về lượng và tăng 1,76 lần về trị giá. Trong đó, giá phân bón xuất khẩu trong tháng 5 tăng khoảng 0,9% so với tháng 4 và tăng 14% so với tháng 5/2020, đạt trung bình 342,3 USD/tấn. Tính chung 5 tháng đầu năm 2021, giá phân bón xuất khẩu tăng gần 11% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 322 USD/tấn.
2021- Năm bản lề?
Theo FPTS, năm 2021, triển vọng tích cực từ ngành nông nghiệp là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng tiêu thụ phân bón Việt Nam. Với tình hình thời tiết năm 2021 dự báo thuận lợi, cùng giá các loại nông sản đang ở mức cao, sẽ là điều kiện tốt để người nông dân tăng cường chăm bón cho cây trồng, nâng cao năng suất, từ đó gia tăng nhu cầu sử dụng phân bón. Bên cạnh đó, chính sách thuế GTGT đối với mặt hàng phân bón là một yếu tố quan trọng cần theo dõi trong năm 2021.
Theo dự báo của Hiệp hội Phân bón thế giới (IFA), nhu cầu tiêu thụ phân bón toàn cầu năm 2021 dự kiến đạt 194,9 triệu tấn chất dinh dưỡng, tăng 1,8% so với năm 2020. FPTS cho rằng, đại dịch Covid-19 kéo dài có thể không ảnh hưởng đáng kể đến chuỗi cung ứng phân bón toàn cầu, như đã diễn ra trong năm 2020. Tuy nhiên, sự phục hồi kinh tế toàn cầu chậm và không đồng đều giữa các quốc gia có thể ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ thực phẩm, nguồn ngân sách chính phủ, cũng như điều kiện tài chính của người nông dân.
Do đó, theo FPTS, nhu cầu phân bón toàn cầu có thể cần nhiều thời gian hơn để tăng tốc trở lại. Nhu cầu phân bón trong năm 2021 kỳ vọng được thúc đẩy bởi nhóm phân Ni-tơ (tăng1,7% yoy, tương đương tăng2,0 triệu tấn), trong khi nhóm phân Phốt pho và Kali dự kiến chỉ tăng nhẹ (tăng1,1 triệu tấn P2O5, tăng2,1% yoy và tăng 0,7 triệu tấn K2O, tăng1,6% yoy).
IFA đưa ra dự báo triển vọng giai đoạn 2021-2024, nhu cầu phân bón toàn cầu dự kiến tăng trưởng với tốc độ trung bình ~0,9%/năm, đạt 198,5 triệu tấn chất dinh dưỡng vào năm 2024. Tiêu thụ phân bón nhóm phốt pho được dự báo hồi phục nhanh hơn (tăng1,1%/năm), trong khi phân Ni-tơ đạt tăng0,9%/năm và phân Kali là tăng 0,8%/năm.
Theo Báo cáo triển vọng thị trường hàng hóa – tháng 11/2020 của World Bank, giá gạo thế giới năm 2021 dự kiến đạt mức trung bình 498 USD/tấn, cao hơn 21,8% so với mức trung bình 05 năm từ 2016-2020. Lúa gạo là loại cây trồng có mức độ ảnh hưởng lớn nhất đến nhu cầu phân bón Việt Nam. Giá gạo ở mức cao giúp bà con nông dân có điều kiện gia tăng sản xuất, mở rộng diện tích gieo trồng. Với tình hình thời tiết năm 2021 dự báo thuận lợi sẽ là điều kiện tốt để người nông dân tăng cường chăm bón cho cây trồng, nâng cao năng suất, từ đó gia tăng nhu cầu sử dụng phân bón.
Với những yếu tố thuận lợi nêu trên, cùng với tác động của dịch Covid-19 dần giảm bớt, tổng nhu cầu tiêu thụ phân bón năm 2021 dự báo hồi phục trở lại. Theo AgroMonitor, tổng nhu cầu tiêu thụ phân bón trong năm 2021 dự kiến đạt ~10,3 triệu tấn, tăng 5,5% so với năm 2020. Tiêu thụ hầu hết các loại phân bón đều tăng đáng kể, đặc biệt là phân DAP (tăng12%), phân lân (tăng8,7%) và phân NPK (tăng4,6%). Tiêu thụ phân Urê dự báo ổn định (tăng0,5%), phân Kali (tăng2,4%) và phân bón khác (tăng10,3%).
Năm 2021, dự kiến tổng nhu cầu phân bón tại ĐBSCL (khu vực tiêu thụ phân bón lớn nhất cả nước) sẽ hồi phục ~4 - 6% so với cùng kỳ, trong đó chủ yếu tăng tiêu thụ phân DAP, NPK và các chủng loại khác như phân lân, phân bón hữu cơ….
Chờ đợi chính sách mới
Ngày 28/10/2020, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Nghị quyết số 159/NQ-CP thông qua hồ sơ trình Quốc hội về Dự án Nghị quyết thuế GTGT đối với mặt hàng phân bón (Chi tiết tờ trình và dự thảo Nghị quyết). Theo đó, mặt hàng phân bón có thể được chuyển từ diện không chịu thuế GTGT sang chịu thuế GTGT với thuế suất 5%.
Nghị quyết nếu được thông qua sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2021. Tuy nhiên, trong kỳ họp thứ 10 diễn ra trong tháng 11/2020, Quốc hội khóa 14 vẫn chưa thông qua Nghị quyết này do có ý kiến cho rằng việc chuyển mặt hàng phân bón sang diện chịu thuế GTGT 5% sẽ gây thêm khó khăn cho người nông dân trong thời điểm dịch Covid-19 vẫn chưa được dập tắt. Như vậy, các doanh nghiệp sản xuất phân bón nội địa tiếp tục phải tính phần thuế GTGT đầu vào vào giá thành sản xuất, cho đến khi Nghị quyết trên được Quốc hội thông qua.
Ngày 6/5/2021, Chính phủ ban hành Nghị Quyết số 48/NQ-CP về phiên họp thường kỳ tháng 4/2021, quyết định đưa các dự án luật sửa đổi, bổ sung luật thuế GTGT vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2021. Như vậy khả năng sẽ không có nghị quyết riêng cho thuế GTGT ngành phân bón mà phải chờ ban hành cùng lúc với các ngành khác.
Chính sách thuế hiện hành xếp phân bón vào nhóm không chịu thuế GTGT. Khách hàng sẽ không phải trả thêm 10% VAT khi mua phân bón, tuy nhiên khi doanh nghiệp thanh toán cho các chi phí đầu vào của quá trình sản xuất vẫn phải chịu 10% thuế GTGT.
Nếu luật thuế mới được thông qua, phân bón sẽ chịu 5% thuế GTGT, nghĩa là giá bán sẽ tăng 5% do thuế GTGT, tuy doanh nghiệp sẽ được khấu trừ toàn bộ 10% thuế GTGT cho các chi phí đầu vào.
Theo Mirae Asset Việt Nam (MASVN), kết quả sẽ còn tùy thuộc vào việc các doanh nghiệp điều chỉnh giá bán ra sao sau luật mới. Tuy nhiên, về cơ bản đây là thay đổi tích cực đối với ngành phân bón.
MASVN cho rằng, với việc áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 5% không chỉ tạo cơ hội để các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh, mà người nông dân Việt Nam sẽ có thêm điều kiện sử dụng các sản phẩm phân bón với giá thành hợp lý do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất.
Hưng Khánh
Tin mới
Hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất phải có những nội dung cơ bản nào?
Hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất, phải có những nội dung cơ bản nào? Những nội dung nào, phải thực hiện đăng tải thông tin lên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia?
Bắt giữ tàu chở 1.300m3 cát trái phép
Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 vừa phát hiện, bắt giữ tàu chở 1.300m3 cát trái phép tại vùng biển giáp ranh TP. Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh.
Trình - thẩm định - phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư có sử dụng đất
Quy định về việc trình, thẩm định, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư có sử dụng đất, được hướng dẫn tại Nghị định 115/2024/NĐ-CP...
Vĩnh Hoàn (VHC): Doanh thu tháng 8 đạt 1.172 tỷ đồng, tăng 5% so với tháng trước
Trong tháng 8, trong khi các thị trường xuất khẩu chính của Vĩnh Hoàn đều tăng mạnh so với cùng kỳ, chỉ riêng thị trường Trung Quốc giảm 34%, doanh thu xuất khẩu đạt 105 tỷ đồng.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa kiểm tra việc vận hành xả lũ tại hồ chứa nước Cửa Đạt
Trước diễn biến phức tạp của tình hình thời tiết, tối 22/9, ông Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh thanh Hóa đã đi kiểm tra việc vận hành xả lũ tại hồ chứa nước Cửa Đạt (Thường Xuân); kiểm tra công tác ứng phó với nước sông Chu dâng cao tại xã Thọ Hải (Thọ Xuân).
Việt Nam là mẫu mực của việc đưa lý thuyết xã hội chủ nghĩa thành hiện thực
Ông Rossana Cambron, Đồng Chủ tịch Đảng Cộng sản Hoa Kỳ khẳng định: Việt Nam là mẫu mực của việc đưa lý thuyết về xã hội chủ nghĩa thành hiện thực; khẳng định mong muốn tăng cường quan hệ giữa hai Đảng trong thời gian tới.
Câu chuyện thương hiệu
Vĩnh Hoàn (VHC): Doanh thu tháng 8 đạt 1.172 tỷ đồng, tăng 5% so với tháng trước
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững