Năm 2022, Ngân hàng Nhà nước thích ứng với bối cảnh mới như thế nào?
Đây chính là lúc Ngân hàng Nhà nước phải thấm nhuần quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính "vừa phòng chống dịch có hiệu quả, vừa khôi phục và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội".
Dịch Covid-19 và nền kinh tế còn nhiều khó khăn trong năm 2022 và những năm tiếp theo. Điều đó đòi hỏi ngành ngân hàng phải giải cho được bài toán vừa bảo đảm các mục tiêu vĩ mô, đồng thời hỗ trợ tốt cho người dân, doanh nghiệp nhưng vẫn phải kiểm soát được nợ xấu, vượt qua áp lực suy giảm năng lực tài chính, để thích ứng với bối cảnh mới.
Trong bối cảnh đó, điều hành vĩ mô của Chính phủ nói chung và điều hành chính sách tiền tệ (CSTT), hoạt động của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nói riêng phải đối mặt với những khó khăn, thách thức chưa từng có tiền lệ, chưa có kinh nghiệm xử lý.
Cùng với Chính phủ, đây chính là lúc NHNN phải thấm nhuần quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính "vừa phòng chống dịch có hiệu quả, vừa khôi phục và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội".
Thách thức lớn nhất đối với NHNN là phải giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa yêu cầu giảm lãi suất, mở rộng tín dụng hỗ trợ phục hồi kinh tế và yêu cầu kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định vĩ mô.
"Trong bối cảnh nền kinh tế đang cần hỗ trợ lớn từ nguồn vốn tín dụng ngân hàng thì không thể có một chính sách cứng nhắc theo đuổi mục tiêu đơn nhất", Phó Thống đốc Đào Minh Tú nói.
Vì vậy, với sự kiên định mục tiêu ưu tiên hàng đầu xuyên suốt trong điều hành CSTT là kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng hợp lý, NHNN đã theo dõi sát diễn biến thị trường trong và ngoài nước…
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và NHNN, Ngân hàng Chính sách xã hội đã triển khai cho vay người sử dụng lao động để trả tiền lương ngừng việc cho người lao động… Những đóng góp tích cực của ngành ngân hàng nêu ở trên đã góp phần quan trọng giúp Việt Nam trở thành một trong số ít quốc gia có mức tăng trưởng dương trong cả năm 2020 và 2021.
Phó Thống đốc Đào Minh Tú phân tích việc các tổ chức tín dụng (TCTD) sử dụng nguồn lực của chính mình thông qua các chính sách, chương trình giảm lãi vay, miễn phí dịch vụ… để hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân chắc chắn sẽ làm giảm phần nào lợi nhuận của TCTD và ảnh hưởng đến tiến trình nâng cao năng lực tài chính của các TCTD như đã đề ra trong đề án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu của từng TCTD.
Bước sang năm 2022 nền kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn do dịch và nhiều yếu tố diễn biến khó lường đoán. Phó Thống đốc Đào Minh Tú chỉ ra rủi ro mà ngành ngân hàng sẽ phải đối mặt.
Đó là, nguy cơ rủi ro lạm phát do nhiều yếu tố cả khách quan và chủ quan, cả trong nước và ngoài nước; tác động của chính sách thương mại, đầu tư, gia tăng đột biến giá nhiều hàng hóa, thắt chặt tiền tệ của một số quốc gia có nền kinh tế lớn; kinh tế dự kiến phục hồi trong năm 2022 khiến nhu cầu tiêu dùng, đầu tư gia tăng, gây sức ép lên giá cả.
Trong nước, thị trường bất động sản, chứng khoán, trái phiếu tăng trưởng nóng, độ trễ của các gói kích thích kinh tế và độ mở của việc nới lỏng tiền tệ mấy năm vừa qua cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến mục tiêu điều hành CSTT.
Rủi ro khách quan do dịch bệnh kéo dài, tác động có độ trễ nên sẽ ảnh hưởng lớn hơn hoạt động ngân hàng trong năm 2022 và những năm tiếp theo, gây khó khăn trong kiểm soát nợ xấu. Bên cạnh đó, ngành ngân hàng đang đối mặt với nhiều áp lực về cân đối vốn huy động ngắn hạn và cho vay dài hạn, kéo dài thời hạn trả nợ cho doanh nghiệp…
Do đó, để hoàn thành được nhiệm vụ vừa kiểm soát tốt lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng cường đầu tư vốn tín dụng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vừa hỗ trợ và triển khai tích cực Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết NHNN đã xác định các mục tiêu trọng tâm trong điều hành năm 2022.
Trong đó, quan trọng nhất là tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ CSTT, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế.
Các ngân hàng cần tập trung vốn cho sản xuất kinh doanh, kiểm soát chặt tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro, đồng thời tiếp tục triển khai các chính sách mới theo chỉ đạo của Chính phủ, đặc biệt là chính sách hỗ trợ lãi suất trong khuôn khổ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.
Vì vậy về lâu dài, muốn kiểm soát được nợ xấu, giảm được nợ xấu thì phải làm cho doanh nghiệp thoát ra khỏi khó khăn, sớm phục hồi trở lại hoạt động bình thường.
Một giải pháp mà NHNN rất chú trọng để thích ứng với bối cảnh hiện nay, đó là sẽ tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng với sự tham gia tích cực của các TCTD, cùng cạnh tranh lành mạnh, phát triển phương thức thanh toán không dùng tiền mặt hiện đại nhất để vừa theo kịp xu hướng phát triển chung trong khu vực và trên thế giới, vừa thích ứng với điều kiện dịch bệnh.
Ngành ngân hàng cũng tập trung triển khai đề án tái cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm tiếp tục nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị của các TCTD, đảm bảo hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, lành mạnh và phát triển.
Có 03 vấn đề then chốt, Ngân hàng Nhà nước cần thực hiện đồng thời là: Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chuyển đổi số; hoàn thiện hành lang pháp lý đồng bộ cho hoạt động chuyển đổi số; đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ công tác chuyển đổi số.
Q.N (t/h)
Tin mới
Long An tiếp tục đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp tại Kế hoạch số 2701/KH-UBND ngày 30/8/2022 của UBND tỉnh Long An triển khai thực hiện Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025.
Thanh Hóa vận hành điều tiết lũ công trình hồ chứa nước Cửa Đạt
Trong những ngày qua, trên lưu vực hồ Cửa Đạt đã có mưa lớn kéo dài, để đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du của công trình, Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy Lợi 3 (Ban 3), tỉnh Thanh Hóa thông báo dự kiến thời gian, vận hành xả nước điều tiết lũ công trình hồ Cửa Đạt. Bắt đầu từ 15h ngày 22/9/2024 cho đến khi hoàn thành quá trình vận hành điều tiết hồ.
Long An xử phạt 474 trường hợp học sinh vi phạm an toàn giao thông
Theo thống kê của cơ quan chức năng, trong 9 tháng từ ngày 15/12/2023 đến 14/8/2024, tỉnh Long An có 474 trường hợp trong lứa tuổi học sinh vi phạm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT).
VĐV Dương Thị Nga giành HCB tại Giải vật bãi biển U20 vô địch thế giới năm 2024
Trong thành phần của đội tuyển Việt Nam, VĐV Dương Thị Nga của Thanh Hóa đã xuất sắc giành HCB tại Giải vật bãi biển U20 vô địch thế giới năm 2024.
Công bố kết quả đợt 2 Cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến về tìm hiểu chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa
Cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến về tìm hiểu chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa năm 2024 đợt 2 bắt đầu từ 00h ngày 16/9/2024 và kết thúc vào 00h ngày 20/9/2024. Ban Tổ chức đã công bố Quyết định trao 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 2 giải Ba và 3 giải Khuyến khích.
Thủ tướng Chính phủ “trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”, “tiền hô hậu ủng, nhất hô bá ứng”
Đó là ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại hội nghị sơ kết 1 năm Tỉnh an toàn giao thông tại tỉnh Bắc Ninh sáng nay 21/9.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM