Năm 2022, dòng chảy chính của kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi
Nhiều chuyên gia kinh tế dự báo, năm 2022, kinh tế Việt Nam sẽ sớm phục hồi và lấy lại mức tăng trưởng đã đạt được trong giai đoạn trước dịch bệnh nhờ duy trì nền tảng vĩ mô ổn định năm 2021.
Với hoạt động điều hành giá cả, việc duy trì ổn định nền tảng giá cả của các mặt hàng thiết yếu, trong bối cảnh các chuỗi sản xuất và cung ứng bị gián đoạn do dịch bệnh, đã giúp Việt Nam kiểm soát lạm phát dưới 2%. Ngoài ra, mức dự trữ ngoại hối hơn trên 100 tỷ USD và việc đồng Việt Nam tăng giá khoảng 1% so với USD cũng góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát trong bối cảnh dịch bệnh.
Thêm vào đó, với hoạt động điều hành chính sách tiền tệ và tài khóa, việc triển khai đồng thời các chính sách, như: giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ an sinh xã hội với giá trị hàng chục ngàn tỉ đồng, nhưng vẫn nỗ lực kiểm soát nợ công, kiềm chế thâm hụt ngân sách và quyết liệt thúc đẩy đầu tư công là những nền tảng quan trọng giúp nền kinh tế vượt qua khó khăn và phục hồi sau khi dịch được kiểm soát.
“Năm 2021, chúng ta vẫn đảm bảo mức thu ngân sách khá – thu đủ chi, không để thâm hụt quá lớn, làm đủ ăn. Ngoài ra, sản xuất nông nghiệp có một năm thành công khi được mùa được giá. Còn nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định với các chỉ số đều được kiểm soát trong giới hạn. Những yếu tố này đã củng cố niềm tin của các nhà đầu tư với Việt Nam, giúp nguồn đầu tư nước ngoài tiếp tục gia tăng”, GS.TS Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đánh giá.
Dự báo về những kịch bản tăng trưởng kinh thế Việt Nam trong năm 2022, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) dự báo ở mức 6,5%. ADB nhận định: Hoạt động xuất khẩu sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng với việc tận dụng hiệu quả các hiệp định thương tự do. Trong khi đó, Ngân hàng HSBC nhận định, kinh tế Việt Nam có thể lấy lại nhịp tăng trưởng GDP ở mức 6,8% trong năm 2022 chủ yếu nhờ đầu tư nước ngoài mạnh mẽ trở lại, tập trung nhiều vào lĩnh vực sản xuất và phát triển xanh.
Tiến sỹ Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia: “Kinh tế Việt Nam năm 2022 có thể theo 2 kịch bản. Nếu Việt Nam thực hiện tốt Chương trình phòng chống dịch và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội 2022-2023, dự báo kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 6,5-7% (khả năng cao). Còn nếu Việt Nam phòng, chống dịch thiếu nhất quán và chậm triển khai Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế xã hội, GDP có thể chỉ tăng 5-5,5%”.
Theo Tiến sỹ Cấn Văn Lực thì, Chính phủ cần nhất quán quan điểm chỉ đạo là quyết tâm thực hiện “đa mục tiêu” (chứ không chỉ có mục tiêu kép), gồm vừa phòng chống dịch, vừa phục hồi, phát triển kinh tế, đảm bảo năng lực y tế, an sinh xã hội, năng lực chống chịu các cú sốc bên ngoài và tâm thế phục hồi, tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức trong và sau đại dịch. Cần sớm ban hành và thực hiện tốt Chương trình phòng, chống dịch với phương châm nhất quán là “sống chung an toàn với Covid”, trong đó cần quan tâm, có đề án, kế hoạch tổng thể về nâng cao năng lực y tế.
Đồng thời, đẩy nhanh, quyết liệt cải cách, hoàn thiện thể chế; cải thiện thực chất hơn nữa môi trường đầu tư - kinh doanh; kiên quyết tháo gỡ rào cản, vướng mắc sớm nhất có thể.
Bên cạnh đó, cần nâng cao hiệu quả phối hợp chính sách, nhất là giữa chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm thực hiện tốt Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế xã hội; kiểm soát rủi ro phát sinh, rủi ro lạm phát, rủi ro tài khóa…
Tiến sỹ Cấn Văn Lực nhấn mạnh: “Đặc biệt, cần hết sức chú trọng tạo điều kiện phục hồi, phát triển DN. Theo đó, cần đẩy nhanh thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ; tăng tính gắn kết giữa các khối DN (trong nước với FDI, lớn với nhỏ); hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và tạo điều kiện để một số doanh nghiệp ‘đầu đàn’ dẫn dắt, lan tỏa, đi đầu trong kiến tạo, kết nối các chuỗi giá trị lớn”.
Ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia Kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cũng lưu ý một loạt rủi ro mà Việt Nam cần quan tâm: Nguy cơ bất ổn vĩ mô có thể xuất hiện từ hệ thống tài chính do nợ xấu tăng, bong bóng tài sản (đất đai, trái phiếu, thị trường chứng khoán). Những biểu hiện gần đây cho thấy đó mới chính là những rủi ro ‘đặc trưng Việt Nam’ cần lưu ý.”
“Giải ngân chương trình phục hồi kinh tế sẽ phức tạp hơn do có nhiều hạng mục, nhiều nguồn vốn, nhiều cơ chế điều kiện khác nhau, nhiều chính sách biện pháp khác nhau (tài khóa, tiền tệ kết hợp cho gói trợ cấp lãi suất), và chưa có sự phân biệt rõ giữa đầu tư công trong khuôn khổ kế hoạch phục hồi kinh tế với đầu tư công trong kế hoạch đã được duyệt. Do vậy, việc thực hiện và giải ngân kịp thời chương trình phục hồi kinh tế là tối quan trọng trong năm 2022 – 2023”, ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia Kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển Châu Á nhìn nhận.
Q.N (t/h)
Tin mới
Để không phải bỏ tiền to mua bất động sản có giá của tương lai
Theo các chuyên gia, trong bối cảnh bất động sản đang thời lên giá, việc đầu tư sẽ càng gặp nhiều khó khăn. Nhà đầu tư sẽ phải cân nhắc nhiều yếu tố nếu không muốn phải trả một số tiền lớn để mua các bất động sản có giá của tương lai.
Giá thép hôm nay 14/9: Các chuẩn thép trên sàn giao dịch tương lai Thượng Hải đều tăng
Ngày 14/9, thị trường trong nước giữ nguyên giá bán; các công ty quặng sắt hy vọng vào gói kích thích của Trung Quốc, dự kiến sẽ tăng trong tuần.
PVTrans tiếp nhận tàu PVT Topaz từ Hàn Quốc
Tiếp tục thực hiện chiến lược đa dạng hoá đội tàu, mở rộng thị trường quốc tế, vừa qua, Tổng công ty cổ phần Vận tải Dầu khí (PVTrans) đã hoàn tất nhận bàn giao tàu Supramax - PVT Topaz tại Yeosu, Hàn Quốc.
TP. Hồ Chí Minh tăng cường thanh tra, giám sát trường học ngoài công lập
TP. Hồ Chí Minh hiện có 2.136 cơ sở giáo dục ngoài công lập. Trong đó, có 94 trường tư thục có vốn đầu tư trong nước, 21 trường có vốn đầu tư nước ngoài, 17 trường mầm non vốn đầu tư nước ngoài, 968 trung tâm ngoại ngữ tin học…
Giá lúa gạo hôm nay 14/9: Giá gạo tăng 50 đồng/kg
Ghi nhận giá lúa gạo hôm nay (14/9) tại thị trường trong nước tăng 50 đồng/kg với gạo nguyên liệu, giá lúa ít biến động.
Thủy điện Bản Vẽ hoàn thành kế hoạch sản lượng điện năm 2024
Vào lúc 6h15, ngày 10/9/2024, Nhà máy Thủy điện Bản Vẽ đã sản xuất được 774 triệu kWh, hoàn thành kế hoạch sản lượng năm 2024 do Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1) giao trước 112 ngày.
Câu chuyện thương hiệu
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới