Cụ thể, Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra tuyên bố vào ngày 24/9. Cũng theo Bộ này, thương vụ mua bán trên sẽ hỗ trợ chính sách đối ngoại và mục tiêu an ninh quốc gia của Mỹ bằng cách "giúp cải thiện an ninh của một quốc gia thân thiện, tiếp tục là một lực lượng quan trọng cho sự ổn định chính trị và tăng trưởng kinh tế ở Trung Đông".

Tên lửa Stinger là một thành phần không thể thiếu của hệ thống phòng không đa lớp trên chiến trường. (Ảnh: U.S. Army)
Tên lửa Stinger là một thành phần không thể thiếu của hệ thống phòng không đa lớp trên chiến trường. Ảnh U.S. Army.

Lô vũ khí mới sẽ cải thiện khả năng của Ai Cập trong việc ứng phó với các mối đe dọa hiện tại và tương lai bằng cách tăng cường năng lực tự vệ của nước này trước các tác nhân gây hại trong khu vực cũng như cải thiện khả năng tương tác với các hệ thống do Mỹ và các đối tác an ninh khác vận hành.

Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, việc Ai Cập tiếp tục đầu tư vào năng lực phòng thủ là rất quan trọng để bảo vệ biên giới, cơ sở hạ tầng giao thông và người dân, đồng thời "không làm thay đổi cán cân quân sự cơ bản trong khu vực".

Ai Cập sẽ không gặp khó khăn gì trong việc tiếp nhận tên lửa Stinger vào lực lượng vũ trang của mình. Quốc hội Mỹ vẫn có thể chặn quyết định trên, nhưng những nỗ lực như vậy thường không thành công.

Thỏa thuận này có khả năng sẽ làm tăng thêm lượng hàng tồn đọng về vật tư quân sự của Mỹ, quốc gia đã nhận được đơn đặt hàng từ các đồng minh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), cũng như tăng cường vũ khí cho cả Ukraine và Israel.

Theo AFP