Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Một góc nhìn: Trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Ngãi

Miền núi Quảng Ngãi có 03 dân tộc thiểu số sống chủ yếu ở các huyện Sơn Hà, Sơn Tây, Trà Bồng, Ba Tơ và Mình Long. Trong đó, dân tộc Hrê sinh sống lâu đời ở 03 huyện Sơn Hà, Ba Tơ và Minh Long. Dân tộc Ca Dong, thuộc nhóm ngữ hệ Môn-khơ me sống ở Sơn Tây và người Cor thì sống ở vùng đất quế Trà Bồng.

Trang phục Nam , nữ dân tộc Ca dong
Trang phục Nam , nữ dân tộc Ca dong.

Nhìn vào trang phục của mỗi dân tộc chúng ta có thể biết được đôi điều về sắc màu văn hóa của họ trong cuộc sống lao động sản xuất và văn hóa tâm linh.

Nhà nghiên cứu văn hóa Cao Chư, đã bỏ công nhiều năm sưu tầm nghiên cứu bản săc văn hóa dân tộc Cor cho biết: Trong cuộc sống thường ngày người phụ nữ Cor xưa kia mặc trang phục rất đơn giản gồm áo cộc tay theo kiểu chui dầu do người Việt may sẵn đem lên bán và quấn chiếc váy có màu xanh hoặc đen. Váy là một tấm vải hình chữ nhật được quấn quanh và giắt mối ở bên hông. Đàn ông người Cor ngày xưa thường đóng khố ở trần. Khố thường có màu xanh hoăc đen. Khi trời lanh họ thường khoác tấm choàng, chéo qua vai che kín lưng đến bắp chân. Người có không có nghề dệt vải nên trang phục đều mua của các dân tộc khác về để tự tạo ra trang phục cho dân tộc mình. Phụ nữ Cor ngày nay, thường mặc trang phục có hai màu chủ đạo là màu xanh và trắng. Bà Hồ Thị Non, ở Thị trấn Trà Xuân, huyện Trà Bồng là Nghệ nhân hàng chục năm qua chuyên làm cườm trang sức và trang phục cho phụ nữ Cor ở miền núi Trà Bồng và huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam .

Trang phục Nữ dân tộc Cor trong ngày hội
Trang phục Nữ dân tộc Cor trong ngày hội.
Trang phục Nữ dân tộc Hrê
Trang phục Nữ dân tộc Hrê.

Ngày nay, người Cor chỉ chú ý giới thiệu trang phục của mình trong các lễ hội. Trong lễ hội Tết ngã rạ, ăn Trâu, hay đấu chiêng nam giới thường dùng tấm vải đóng khố hay mặc áo dài. Trang phục lễ hội của phụ nữ Cor khá đẹp. Trên đầu dùng dải vải chít ngang, phần trên cùng có trang trí hình tương trưng những ngôi sao, giữa lưng có thắt vải màu tương trưng như những tổ ong. Riêng trong lễ cưới trang phục của cô dâu và chú rể được trang trí khá đẹp. Cô dâu đội chiếc nón cưới bằng nan tre do chú rể đan, tay cầm rựa và chiếc khăn gói trầu cau. Chú rể mặc tấm choàng thường có màu đen sọc dọc màu đỏ, đầu chít mũ lễ có hai mấu chìa ra tựa như cánh chuồn, tai đeo mấu bằng gỗ, vai vác thanh kiếm phép. Ngoài trang phục người Cor còn tạo ra nhiều loại vòng đeo cườm tay, đeo trên cổ làm tô điểm thêm nét đẹp trong lễ hội .

Trang phục Nữ dân tôc Cà dong
Trang phục Nữ dân tôc Cà dong.

Trang phục của người Ca dong, huyện Sơn Tây, Quảng Ngãi, hiện bị mai một rất nhiều. Theo sách “Mấy nét văn hóa cổ truyền của người Ca Dong” do Sở Văn hóa thông tin tỉnh Quảng Ngãi xuất bản năm 1999 của cố Nghệ sĩ ưu tú Đinh Long Ta có viết : Về trang phục đàn ông Ca dong thường mặc tấm vải choàng màu xanh chàm, cổ viền sọc hoặc màu đỏ có viền sọc xanh trắng quàng chéo từ vai bên này xuống hông bên kia. Phụ nữ Ca dong có y phục đẹp hơn đàn ông Ca dong. Bộ y phục cổ truyền của người phụ nữ Ca dong gồm: Ribăng bụôc đầu, yếm, hai miếng vải choàng từ vai bên này xuống hông bên kia, từ vai kia xuống hông bên này và váy. Màu váy phổ biến nhất là màu chàm và đen thường dài đến giữa ống chân. Dọc các đường gấp váy có sọc trắng đỏ và trang trí những hoa văn hình chữ chi, chữ x, hình thoi, hình lá cây … Miếng vải choàng thường là một miếng đỏ, một miếng trắng, yếm thường dúng vải màu đỏ. Ribăng buộc đầu thường có màu trắng, đỏ, vàng, tím, được xâu theo hoa văn hình thoi, tam giác hình lá cây. Chiếu đai vừa khít đầu, chiều rộng bắng ngón tay cái. Vòng cổ bắng sợi dây cườm nhiều màu và kiềng bằng bạc bằng thau. Vòng chân bằng dây cườm nhiều màu buộc vào cổ chân nhiều vòng.

Trang phục của người Hrê khác nhiều so với dân tộc Cor, người Cà Dong bởi người Hrê xưa kia có nghề trồng bông dệt vải. Do cuộc sống hiện đại nên hiện nay, người Hrê ở tỉnh Quảng Ngãi chỉ còn sót lại một làng nghề chuyên dệt thổ cẩm của người Hrê. Đó là Làng Teng, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi. Theo nhà nghiên cứu văn hóa Lê Hồng Khánh cho biết: “ Người Hrê dù nam hay nữ đều có hai bộ trang phục cơ bản đó là: Trang phục bằng thổ cẩm dùng trong các dip lễ, Tết và trang phục dùng cho sinh hoạt hàng ngày. Váy áo thổ cẩm của phụ nữ dân tộc Hrê có 3 màu gồm: Đen, trắng và đỏ. Trong đó màu đen là màu nền chủ đạo vị họ cho rằng màu đen kín đáo, dịu dàng, mạnh mẽ, dẻo dai …”

Theo người Hrê quan niệm trang phục là nét đẹp văn hóa cổ truyền, sâu nặng yếu tố tâm linh. Trong cuộc đời của mỗi người Hrê từ khi lớn lên cho đến khi rời khỏi cõi đời, màu vải áo thổ cẩm đều theo họ. Người con gái khi đi lấy chồng thì được mẹ đẻ tặng chiếc áo và bộ váy đẹp để đi theo chồng. Khi sinh con ai cũng dành chiếc khăn thổ cẩm đắp trên bụng đứa trẻ để thần linh che chở phù hộ cho đứa trẻ, khỏe mạnh, mau lớn. Và khi về già chết đi người nhà đem chiếc áo thổ cẩm theo người đã chết. Chính vì quan niệm như thế cho nên người Hrê làng Teng sinh sống rất gần với cuộc sống hiện đại đồng bào vẫn không bỏ nghề dệt thổ cẩm. Và con gái làng Teng trước khi đi lấy chồng ai cũng phải học nghề dệt thổ cẩm làng mình.

Hiện nay trang phục đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền núi Quảng Ngãi đang bị mai một rất nhiều. Một số địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác bảo tồn bản sắc văn hóa cổ truyền dân tộc nên mỗi huyện chỉ sắm vài chục bộ trang phục để phục vụ trong những ngày lễ hội. Một số phụ nữ say mê sắc màu văn hóa dân tộc mình thì tự mua sắm để mặc mỗi khi có dịp lễ hội. Một số trường học đã đầu tư kinh phí mua trang phục cho học sinh và giáo viên mặc trong ngày đầu tuần. Tuy nhiên, hiện nay việc mua sắm và sử dung trang phục dân tộc thiểu số ở miền núi tỉnh Quảng Ngãi còn tồn tại nhiều bất cập. Ngành văn hóa và chính quyền các địa phương chưa có đề án qui định thống nhất sắc màu mỗi dân tộc, do đó mỗi lần liên hoan Cồng chiêng đàn và hát dân ca chúng tôi thấy xuất hiện khá nhiều sắc màu xanh xanh, đo đỏ, vàng vàng…Mỗi địa phương mỗi kiểu màu, trông rất khó coi.

Trang phục Nam , nữ dân tộc Ca dong
Trang phục Nam , nữ dân tộc Ca dong.

Để bảo tồn bản sắc văn hóa cổ truyền dân tộc từ trang phục, nhiều đồng bào mong muốn Đảng, Nhà nước quan tâm hỗ trợ kinh phí khôi phục bảo tồn văn hóa thổ cẩm làng Teng. Khi nghề dệt làng Teng phát triển có thương hiệu chúng ta sẽ có nơi dệt thổ cẩm trang phục cho các dân tộc thiểu số trong và ngoài tỉnh. Và để khuyến khích mọi người dùng trang phục của dân tộc mình Nhà nước nên hỗ trợ về giá trang phục cho người dùng, nguyên liệu và tiền dạy nghề cho người dệt vì hiện nay mức thu nhập của đồng bào còn thấp, trong khi đó một chiếc áo của nam có giá 600.000 đến 800.000 đồng và bộ trang phuc của nữ cũng mức giá 800.000 đến 900.000 đồng. Ngoài ra, các địa phương cần đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch miền núi gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa cổ truyền các dân tộc. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá vẻ đẹp văn hóa miền núi tỉnh Quảng Ngãi để mỗi du khách khi đến với miền núi Quảng Ngãi ai cũng cố tìm mua cho được một bộ trang phục sắc màu độc đáo của các tộc người Hrê, Cor và Cà Dong ở Quảng Ngãi làm kỷ niệm. Và một điều không thể thiếu là ngành văn hóa tỉnh Quảng Ngãi cùng chính quyền các địa phương cần có qui đinh thống nhất sắc màu trang phục các dân tộc Hrê, Cor, Cà Dong, theo nét văn hóa cổ truyền của mỗi tộc người.

Bài và ảnh:  Trần Đình Quang

Bài liên quan

Tin mới

Giá xăng dầu hôm nay: Tăng hơn 2%
Giá xăng dầu hôm nay: Tăng hơn 2%

Giá xăng dầu hôm nay 12/9, giá dầu thế giới tăng hơn 2% do lo ngại về việc ngừng sản xuất kéo dài tại mỏ dầu ngoài khơi của Hoa Kỳ, nơi cơn bão Francine đi qua.

Tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ
Tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 93/CĐ-TTg ngày 11/9/2024 về việc tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ, nhất là hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình.

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Lạng Sơn
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Lạng Sơn

Chiều 11/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và đoàn công tác đã kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả lũ lụt do hoàn lưu của bão số 3 gây ra tại tỉnh Lạng Sơn.

Lào Cai: Huyện Bắc Hà nỗ lực khắc phục hậu quả sau thiên tai
Lào Cai: Huyện Bắc Hà nỗ lực khắc phục hậu quả sau thiên tai

Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, mưa to kéo dài kết hợp lũ trên thượng nguồn đổ về gây lũ lớn, chia cắt cục bộ nhiều cụm dân cư trên địa bàn huyện Bắc Hà, làm hư hại 1.405 nhà, 208 chuồng trại, 646 ha lúa và hoa màu cùng nhiều công trình giao thông, trường học, y tế…, ước thiệt hại hơn 35 tỷ đồng...

Hoa Kỳ công bố hỗ trợ 1 triệu USD cho các nỗ lực cứu trợ khẩn cấp sau bão Yagi
Hoa Kỳ công bố hỗ trợ 1 triệu USD cho các nỗ lực cứu trợ khẩn cấp sau bão Yagi

Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), sẽ cung cấp 1 triệu USD viện trợ nhân đạo khẩn cấp để hỗ trợ Việt Nam khắc phục những thiệt hại thảm khốc do bão Yagi gây ra.

Thái Nguyên: Tiếp nhận 80.000 viên khử khuẩn từ Unicef Việt Nam
Thái Nguyên: Tiếp nhận 80.000 viên khử khuẩn từ Unicef Việt Nam

Nhằm hỗ trợ các địa phương bị ảnh hưởng bởi mưa lũ xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh, nhất là các bệnh lây truyền qua nguồn nước, hoặc từ động vật, sau bão số 3, Sở Y tế Thái Nguyên đã có công văn đề nghị hỗ trợ từ nhiều đơn vị, tổ chức...