Mỗi năm, Việt Nam thất thu khoảng 170 tỷ USD do chuyển giá
Thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế sáng 31/10, ĐB Phạm Trọng Nhân (Đoàn Bình Dương) bày tỏ sự lo ngại về hoạt động của doanh nghiệp FDI.
ĐB Phạm Trọng Nhân (Đoàn Bình Dương). (Ảnh: Báo Chính phủ)
Theo ĐB Phạm Trọng Nhân, trong những ngày qua thông tin về kết quả tăng trưởng của nền kinh tế mà báo cáo Chính phủ trình bày thật sự đã gây ngạc nhiên cho cộng đồng đặc biệt là DN trong nước.
Con số hơn 25 tỷ đô la Mỹ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vượt xa kỳ vọng, tăng 34,3%. Vốn giải ngân bất ngờ tăng mạnh, vượt 13,4% so cùng kỳ. Đây được cho là nguyên nhân vực dậy tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, nhưng sau cơn địa chấn về thu hút FDI lại là nỗi lo âm ỷ của không ít nhà quản lý, các chuyên gia về câu chuyện giữa nhà đầu tư, giữa đầu tư nước ngoài và tăng trưởng.
ĐB Nhân phân tích rõ: Dù chiếm 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu và 50% giá trị sản xuất công nghiệp, nhưng khu vực FDI chỉ đóng góp vào ngân sách từ 15 - 19%, thấp nhất trong 3 khu vực. Thống kê giai đoạn 2007 - 2015 cho thấy, cả nước có khoảng 50% DN FDI kê khai lỗ, trong đó có nhiều DN thua lỗ liên tục trong nhiều năm liền.
Tuy nhiên, điều ngược đời là càng lỗ thì DN FDI càng mở rộng sản xuất. Chưa hết, thống kê trong 1.000 DN nộp thuế thu nhập DN lớn nhất Việt Nam năm 2015 được công bố cho thấy một nghịch lý là DN FDI xuất hiện nhiều nhất: 46%. Nhưng tỷ lệ góp vào tổng thuế thu nhập doanh nghiệp của toàn bảng chỉ ở mức 37% và đang có xu hướng giảm dần.
Theo ước tính của các chuyên gia, mỗi năm Việt Nam bị thất thu khoảng 170 tỷ USD do hoạt động chuyển giá. Ở một góc nhìn khác, chỉ tiêu tăng trưởng tổng hợp từ nhiều yếu tố, trong đó có tổng kim ngạch xuất khẩu, thế nhưng con số 70% tổng kim ngạch xuất khẩu FDI giúp cho Việt Nam tăng trưởng đã bị chuyển giá đầu vào. Do đó, lợi nhuận từ con số này là vô cùng thấp.
"Dù có thu 20% thuế thu nhập trên con số đó cũng không đáng là bao. Thậm chí là bằng 0 khi bị báo cáo lỗ, 80% còn lại dĩ nhiên sẽ được FDI chuyển về chính quốc. Số 20% thu được từ đây cùng các khoản thu khác đang phải gồng gánh cho gần 70% chi thường xuyên của ngân sách. Con số ít ỏi còn lại không đủ chi cho đầu tư và trả nợ.
Câu chuyện nền kinh tế đang vướng trong bẫy thu nhập trung bình và sẽ còn bị giữ chặt trong một thời gian dài. Nguyên nhân chính xuất phát từ đây, đó cũng là câu lý giải vì sao nền kinh tế tăng trưởng nhưng thu nhập quốc gia và hiệu quả mang lại cho nền kinh tế không cao.
Các chính sách mà nhà nước ưu đãi đặc thù cho FDI, bao gồm miễn giảm thuế có thời hạn, cho phép chuyện lỗ, miễn đánh thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, hoàn thuế cho lợi nhuận tái đầu tư. Trong khi đó, chúng ta lại cứng nhắc và khắt khe với chính người nhà của mình, người mà luôn đồng cam cộng khổ, có nhiều đóng góp cho kinh tế.
Câu chuyện Tập đoàn Viettel vỡ mộng khi bị Bộ Tài chính thẳng thừng bác xin ưu đãi thuế giống như Sam Sung Việt Nam, hai khoản đầu tư 500 tỷ để phát triển khoa học công nghệ của gốm sứ Minh Long không được hỗ trợ chỉ vì thiếu vài thủ tục hành chính là ví dụ cho thấy.
Việc gánh vác vai trò làm động lực chính cho nền kinh tế còn khó khăn. Vừa bị thất thu thuế, những công nghệ lạc hậu, cạn kiệt tài nguyên, nhân công rẻ, thiếu công bằng trong ưu đãi đầu tư. Cuối cùng là hệ lụy môi trường, những điều này có công bằng cho đất nước và nhân dân. Đã đến lúc chúng ta bình tâm suy xét trước khi quá muộn”, ĐB Nhân bày tỏ lo ngại.
Đưa ra kiến nghị không thu hút đầu tư bằng mọi giá mà phải có chọn lọc, ĐN Nhân nhấn mạnh tới việc, cần có cam kết lộ trình chuyển giao công nghệ và tỷ lệ nội địa hóa, trên hết phải ưu tiên những lĩnh vực phù hợp với mục tiêu của đề án cơ cấu lại nền kinh tế. Đó là những điều cần phải có trên bàn đàm phán khi gọi mời đầu tư.
Trần Nguyên
Tin mới
Tạm dừng hoạt động giáo dục tại Trường THCS Lâm Phú do bị sạt lở
Huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa vừa có quyết định tạm dừng hoạt động giáo dục tại trường Trường THCS Lâm Phú do công trình nhà lớp học 2 tầng đang xây dựng tại đây bị hư hỏng nặng do sạt lở, nguy cơ ảnh hưởng đến các công trình khác đang sử dụng.
HOSE đình chỉ giao dịch cổ phiếu Tân Tạo (ITA)
Sau nhiều lần nhắc nhở về công bố thông tin mà chưa công bố bổ sung, cổ phiếu CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (mã ITA - sàn HOSE) đã bị chuyển từ diện hạn chế giao dịch sang đình chỉ giao dịch.
Thanh Hóa xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tại TP. Đài Châu
Đoàn Công tác của tỉnh Thanh Hóa do ông Nguyễn Văn Thi, Uỷ viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch vào tỉnh Thanh Hóa tại TP. Đài Châu, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc).
Thanh Hóa triển khai ứng phó với vùng áp thấp và mưa lớn
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa (PCTT,TKCN&PTDS) vừa có Công văn số 112/PCTT,TKCN&PTDS, ngày 20/9/2024 đề nghị các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan về việc triển khai ứng phó với vùng áp thấp và mưa lớn trong những ngày tới.
TP. Hồ Chí Minh yêu cầu bảo đảm trật tự, an toàn giao thông tại BOT Phú Hữu
Sở Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh yêu cầu các đơn vị liên quan khắc phục các bất cập để đảm bảo trật tự, an toàn giao thông tại khu vực BOT Phú Hữu, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
Kinh tế tư nhân đóng góp 45% GDP, 40% vốn đầu tư toàn xã hội
Hội nghị thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với các doanh nghiệp tư nhân, khu vực kinh tế tư nhân. Kinh tế tư nhân đóng góp 45% GDP, 40% vốn đầu tư toàn xã hội, tạo ra 85% việc làm cho tổng số lao động, chiếm 35% kim ngạch nhập khẩu và 25% kim ngạch xuất khẩu.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM