PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP sẽ giải đáp “Marketing là gì? Có thể quảng cáo qua những phương tiện nào?” tại bài viết này. Tuy nhiên, quý khách hàng lưu ý, một số nội dung khái niệm chỉ mang tính chất tham khảo.
1. Marketing là gì?
Pháp luật hiện hành không có quy định giải thích cụ thể về “Marketing là gì?”, tuy nhiên, quý khách hàng có thể hiểu Marketing (tiếp thị) là quá trình nghiên cứu, phát triển, quảng bá và phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ đến tay người tiêu dùng. Nó bao gồm nhiều hoạt động khác nhau nhằm tạo ra giá trị cho khách hàng và xây dựng mối quan hệ lâu dài với họ. Các yếu tố chính của marketing bao gồm:
(i) Nghiên cứu thị trường: Tìm hiểu nhu cầu, sở thích và hành vi của khách hàng.
(ii) Phát triển sản phẩm: Thiết kế và cải tiến sản phẩm hoặc dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
(iii) Quảng bá: Sử dụng các phương tiện truyền thông và chiến lược quảng cáo để giới thiệu sản phẩm đến khách hàng.
(iv) Phân phối: Đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng thông qua các kênh phân phối phù hợp.
(v) Dịch vụ khách hàng: Hỗ trợ và chăm sóc khách hàng sau khi bán hàng để duy trì mối quan hệ tốt.
(vi) Mục tiêu của marketing là tăng cường nhận thức về thương hiệu, thúc đẩy doanh số bán hàng và tạo ra sự trung thành từ phía khách hàng.
>> Xem thêm Hướng dẫn tra cứu tiện ích White List sử dụng cho quảng cáo năm 2024 []
Giải đáp: Marketing là gì; Có thể quảng cáo qua những phương tiện nào (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet) |
2. Có thể quảng cáo qua những phương tiện nào?
Căn cứ theo Điều 17 , gồm 08 phương tiện quảng cáo sau đây:
STT | PHƯƠNG TIỆN QUẢNG CÁO |
1 | Báo chí |
2 | Trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác |
3 | Các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác |
4 | Bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo |
5 | Phương tiện giao thông |
6 | Hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hoá, thể thao |
7 | Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo; vật thể quảng cáo |
8 | Các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật |
3. Nội dung quảng cáo cần đáp ứng những yêu cầu nào?
Cụ thể, nội dung quảng cáo cần đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Điều 19 . Theo đó, nội dung quảng cáo phải bảo đảm trung thực, chính xác, rõ ràng, không gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiếp nhận quảng cáo.
4. Quảng cáo sai sự thật là gì?
>> Xem thêm Quảng cáo sai sự thật là gì? Quảng cáo sai sự thật năm 2024 bị phạt bao nhiêu tiền? []
5. 16 hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo là những hành vi nào?
Cụ thể về 16 hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo được quy định tại Điều 8 , bao gồm những hành vi sau đây:
1. Quảng cáo những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 7 của Luật này.
2. Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng.
3. Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
4. Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội.
5. Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
6. Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật.
7. Quảng cáo xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân.
8. Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
9. Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.
10. Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.
11. Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
12. Quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
13. Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.
14. Quảng cáo tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em.
15. Ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn.
16. Treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng.\
H. Thủy (Nguồn: )