Luyện Xuân Tràng ông “vua không ngai” cầm đầu đường dây buôn lậu xăng dầu trị giá 2.034 tỷ đồng bị truy tố
Dù Luyện Xuân Tràng không có bất cứ chức vụ nào tại Công ty Dương Đông Hòa Phú nhưng lại là một mắt xích quan trọng, người trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động nhập khẩu xăng dầu.
Dự kiến, cuối tháng 04/2022, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Thuận sẽ đưa Luyện Xuân Tràng (SN 1973, trú tỉnh Hưng Yên) cùng bị can khác ra xét xử cùng về tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”. Đây là các bị can có liên quan đến vụ án buôn lậu và tiêu thụ xăng dầu nhập lậu lớn nhất từ trước đến nay xảy ra trên địa bàn tỉnh. Luyện Xuân Tràng, được xem là “ông trùm” đường dây buôn lậu hơn 136 triệu lít xăng dầu tổng trị giá 2.034 tỷ đồng từ Singapore về Việt Nam.
Theo lời khai của các bị cáo tại các phiên xử trước đó thì Tràng là nhân vật bí ẩn nhất trong vụ án này. Dù Luyện Xuân Tràng - người không có bất cứ chức vụ nào tại Công ty Dương Đông Hòa Phú nhưng lại là người trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động nhập khẩu xăng dầu, mặc dù Mạnh là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Dương Đông Hòa Phú.
Cơ quan điều tra xác định, đầu tháng 09/2015, Luyện Xuân Tràng thỏa thuận nhận chuyển nhượng của Công ty cổ phần Dương Đông Sài Gòn 80% cổ phần Công ty Dương Đông Hòa Phú với giá 430 tỷ đồng. Tràng bàn bạc, thống nhất với Nguyễn Đức Mạnh cùng mua 80% cổ phần, trong đó Mạnh có 30% cổ phần và làm Tổng giám đốc, trực tiếp vào Bình Thuận điều hành hoạt động công ty, còn lại 50% cổ phần là của Tràng. Sau khi hoàn thành trình tự, thủ tục chuyển nhượng cổ phần, Nguyễn Đức Mạnh được bầu là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Dương Đông Hòa Phú và giữ chức danh Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật của công ty. Tràng giao cho Nguyễn Đức Mạnh chỉ đạo, điều hành và quyết định việc tiêu thụ xăng dầu trong nước. Việc nhập khẩu xăng dầu từ nước ngoài về do Luyện Xuân Tràng quan hệ, thỏa thuận với bên bán hàng; trong đó Tràng thỏa thuận mua số lượng hàng lớn nhưng chỉ khai hải quan số lượng nhỏ nên trong hợp đồng mua bán chỉ ghi một phần số lượng hàng thực tế nhập khẩu. Số lượng thực tế nhập khẩu được chia thành 2 vận đơn, trong đó 1 vận đơn có số lượng phù hợp với số lượng ghi trong hợp đồng mua bán, dùng để khai báo hải quan, vận đơn còn lại là số lượng hàng nhập lậu; việc thanh toán tiền mua hàng cho bên bán được thực hiện bằng 2 cách, trong đó lượng hàng khai báo hải quan thanh toán bằng I/C tại ngân hàng, lượng hàng nhập lậu thanh toán bằng cách chuyển tiền Việt Nam vào tài khoản của người làm dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài và phải trả hết tiền hàng nhập lậu trước khi tàu chở hàng đến Việt Nam.
Ngày 29/01/2016, các trinh sát của Bộ Công an phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ khác bắt quả tang tàu BTS Christina (quốc tịch Singapore) do ông Romel Pagente Aleria (quốc tịch Philippines) làm thuyền trưởng, đang bơm xăng lên bồn chứa của kho xăng Hòa Phú (thuộc Công CP Dương Đông - Hòa Phú). Tại đây, công an phát hiện có 9.373 tấn xăng A92, nhưng Công ty cổ phần Dương Đông - Hòa Phú chỉ khai báo hải quan nhập khẩu có 1.877 tấn.
Quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định, từ 14/10/2015 đến 29/1/2016 Công ty cổ phần Dương Đông Hòa Phú đã mua từ nước ngoài 12 chuyến xăng dầu với số lượng 91.066.305 lít xăng A92 (tương đương 65.365 tấn) và 77.571.503 lít dầu DO 0,05%S (tương đương 65.558 tấn) nhưng chỉ khai báo hải quan 17.446.627 lít xăng (12.670 tấn) và 14.840.350 lít dầu DO 0,05%S (12.303 tấn). Số lượng còn lại là nhập lậu, không khai báo hải quan (53.163 tấn xăng A92 và 53.268 tấn dầu DO) để hưởng số tiền chênh lệch bất hợp pháp là 2.034 tỷ đồng.
Cùng bị truy tố lần này với Luyện Xuân Tràng còn có 8 bị can là các “đại gia”, giám đốc các công ty xăng dầu gồm: Trịnh Đình Thành, nhân viên Phòng Kinh doanh Công ty Dương Đông Hòa Phú; Nguyễn Thanh Trang, Giám đốc Công ty TNHH Xăng dầu và Thủy sản Bảy Cường (Bình Định); Lê Hồng Sơn, Giám đốc Công ty Dương Đông Miền Trung (Ninh Thuận); Đỗ Minh Thư, Giám đốc Công ty Dương Đông Bình Thuận; Lý Hưng Phát, Phó Giám đốc Công ty TNHH Lý Tấn Tài, tỉnh Kiên Giang; Hà Thị Kim Nga, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Tân Hiệp (quận 2, TP.HCM); Trần Duy Phong, Cửa hàng trưởng Cửa hàng xăng dầu 222 (xã Suối Tre, Long Khánh, tỉnh Đồng Nai) và Trần Văn Sơn, Giám đốc Công ty cổ phần Sản xuất dầu Sài Gòn (Bảo Lộc, Lâm Đồng) về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Đầu thú sau hơn 03 năm bỏ trốn
Sau khi vụ án bị Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Bộ Công an lập chuyên án bắt giữ quả tang tại vùng biển xã Hòa Phú, huyện Tuy Phong (ngày 29/01/2016) và vụ án bị khởi tố, thì Luyện Xuân Tràng đã bỏ trốn.
Tại phiên tòa ngày 21/12/2018, Toà án nhân dân (TAND) tỉnh Bình Thuận đã đưa ra xét xử 7 bị cáo trong vụ án buôn lậu xăng dầu này (có một bị cáo là lái tàu người nước ngoài). Tất cả các bị cáo đều khai báo chỉ làm thuê theo sự chỉ đạo trực tiếp của Luyện Xuân Tràng. Do Luyện Xuân Tràng bỏ trốn, nên Hội đồng xét xử (HĐXX) đã quyết định tách vụ án, chỉ xét xử 7 bị cáo về tội buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, nhận hối lộ và đưa hối lộ. Bị cáo chịu mức án cao nhất là Nguyễn Đức Mạnh (10 năm tù giam về 2 tội danh), án thấp nhất là 2 năm tù treo. Riêng bị cáo người nước ngoài bị trục xuất về nước.
Đây là vụ án buôn lậu xăng dầu có quy mô lớn nhất tại Bình Thuận tới thời điểm xảy ra vụ án.
Sau thời gian trốn truy nã, ngày 14/09/2019, Luyện Xuân Tràng đến Cơ quan CSĐT Bộ Công an đầu thú và khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. Mở rộng vụ án buôn lậu xăng dầu này, Cơ quan CSĐT Bộ Công an còn khởi tố thêm 8 bị can là đại diện pháp luật của các công ty trực tiếp mua xăng dầu lậu của Luyện Xuân Tràng về tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”.
Đối với Trần Thị Loan Phương, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thương mại Tư vấn Đầu tư Xây dựng Bách Khoa Việt, địa chỉ tại quận Tân Phú, TP. HCM, đã bị khởi tố về tội Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có nhưng Phương đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú đến nay chưa bắt được. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ban hành quyết định tạm đình chỉ điều tra bị can Trần Thị Loan Phương để tiến hành điều tra xử lý sau. Riêng 23 doanh nghiệp khác ở một số tỉnh, thành, quá trình điều tra vụ án chưa thu thập được tài liệu xác định đối tượng thực hiện hành vi phạm tội. Do đó, cơ quan điều tra sẽ tiến hành điều tra, làm rõ khi có điều kiện.
Liên quan đường dây buôn lậu xăng dầu hơn 2.000 tỷ đồng này, tháng 09/2019 TAND cấp cao tại TP. HCM đã tuyên án 12 bị cáo với tổng cộng mức án hơn 46 năm tù giam. Trong đó Nguyễn Đức Mạnh, cựu Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Dương Đông Hòa Phú; 8 năm tù về tội buôn lậu và 02 năm tù về tội đưa hối lộ. Tổng hợp hình phạt chung cho Mạnh là 10 năm tù. Cùng 2 tội này, Nguyễn Thanh Sơn (cựu Phó tổng giám đốc công ty) bị phạt 8 năm tù. Các bị cáo nguyên là cán bộ Chi cục Hải quan Bình Thuận gồm: Đinh Hữu Thùy bị phạt 04 năm tù về tội nhận hối lộ, Lê Văn Vinh 03 năm tù về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Hoàng Thăng (t/h)
Tin mới
Kiên Giang: Thu giữ 140 chai LPG có dấu hiệu trao đổi, lưu giữ, thu gom không thuộc sở hữu
Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Kiên Giang đã tiến hành kiểm tra, tạm giữ 140 chai LPG (loại 12kg), nhãn hiệu DUY PHAT tại địa bàn huyện Tân Hiệp.
Vĩnh Phúc: Phát hiện, xử phạt cơ sở kinh doanh điện thoại di động nhập lậu trên nền tảng TMĐT
Thực hiện triển khai nhiệm vụ đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực thương mại điện tử, qua công tác thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc đã phát hiện, xác minh thông tin đối với cơ sở kinh doanh điện thoại di động sử dụng hình thức thương mại điện tử trên nền tảng mạng xã hội Facebook, Zalo có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa vi phạm.
Đưa nguồn hàng lên kệ siêu thị, mở rộng phân phối, tiết giảm chi phí trung gian
Chiều ngày 17/9, trong khuôn khổ Hội chợ Thương mại Festival Huế 2024, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức “Hội nghị kết nối cung cầu giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh, thành năm 2024”.
Hà Tĩnh hỗ trợ đợt 1 cho các tỉnh bão lũ phía Bắc 27,5 tỷ đồng
Ban Vận động cứu trợ tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành quyết định về việc phân bổ kinh phí đợt 1 để hỗ trợ đồng các tỉnh phía Bắc khắc phục hậu quả do bão lũ gây ra với số tiền 27,5 tỷ đồng. Số tiền này được trích từ số tiền các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã quyên góp ủng hộ gửi về Ban Vận động Quỹ Cứu trợ tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua.
Gia Lai: Cục QLTT tỉnh ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra
Tại TP Pleiku, tỉnh Gia Lai vừa diễn ra Lễ phát động Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Gia Lai quyên góp, ủng hộ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra. 33.000.000 đồng cùng hơn 500 đơn vị sản phẩm hỗ đã được Cục QLTT Gia Lai chuyển đến cơ quan chức năng, góp phần hỗ trợ đồng bào miền Bắc…
Lào Cai: Phát sóng điện thoại cho 100% các xã sau mưa lũ
Ảnh hưởng của bão số 3 và hoàn lưu bão từ ngày 7 - 16/9/2024 trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã gây nhiều thiệt hại nặng nề về người, nhà ở, sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng; ước thiệt hại sơ bộ trên 3.235 tỷ đồng.
Câu chuyện thương hiệu
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9