Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Lực lượng QLTT Hà Nội: Đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác 11 tháng năm 2021

Trong 11 tháng năm 2021, Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần ổn định thị trường hàng hóa, bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội, ông Trần Việt Hùng đã có những chia sẻ đầy tâm tư với PV Thương hiệu và Công luận.

Tính từ ngày 15/12/2020 - 12/11/2021, lực lượng chức năng Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã kiểm tra 3.783 vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; xử lý 3.757 vụ; xử phạt vi phạm hành chính 39,146 tỷ đồng. Trị giá hàng tịch thu, buộc tiêu hủy 124,139 tỷ đồng… 

Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội, Trần Việt Hùng
Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội, Trần Việt Hùng.

Phó cục trưởng có thể chia sẻ sơ bộ tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn thành phố 11 tháng năm 2021?

Trong thời gian đầu năm 2021, thời điểm sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, tình hình giá cả thị trường trên địa bàn thành phố tương đối ổn định, nguồn cung hàng hóa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân, không xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá đột biến.

Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn vẫn còn xảy ra, chủ yếu là đối với nhóm mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ cao như: thuốc lá điếu, quần áo, giày dép, mỹ phẩm, thực phẩm, thực phẩm chức năng…

Trong tháng Tư, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nên nhu cầu sử dụng về thiết bị vật tư y tế, phục vụ công tác phòng dịch của người dân tăng cao, chủ yếu là đối với mặt hàng khẩu trang, cồn y tế. Lợi dụng tình hình này, một số đối tượng đã sản xuất mặt hàng khẩu trang, cồn y tế, nước rửa tay khô không bảo đảm chất lượng.

Tháng Năm, diễn biến tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng đã có những dấu hiệu tích cực. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh bắt đầu trở lại hoạt động bình thường. Tình hình cung cầu hàng hóa các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu phục vụ đời sống hằng ngày của người dân cơ bản ổn định.

Tình hình buôn lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng vi phạm an toàn thực phẩm vẫn xảy ra. Một số đối tượng tập kết hàng lậu từ nước ngoài vận chuyển về Hà Nội để kinh doanh kiếm lời.

Điển hình là trong tháng, lực lượng quản lý thị trường Hà Nội phát hiện 2 vụ việc lớn liên quan đến sản xuất phụ tùng ô tô hàng giả.

Đặc biệt, trong “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm”, các lực lượng chức năng đã phát hiện và xử lý nhiều vụ việc vi phạm lớn về thực phẩm (bánh kẹo, nước giải khát, sữa chua uống, bột pha chế, trà, siro, đường đen...), không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ.

Tháng Sáu, tình hình thị trường hàng hóa trên địa bàn thành phố cơ bản ổn định, lượng hàng hóa đa dạng phong phú, bảo đảm chất lượng, nguồn cung ứng hàng hóa dồi dào, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng thủ đô.

Trong tháng, các mặt hàng lậu chủ yếu là hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân như: rượu, bia, thuốc lá, bánh kẹo, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, đồ gia dụng, lương thực, thực phẩm, gia súc, gia cầm.

Việc sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng trong các lĩnh vực thời trang, hàng dệt may, da giày... vẫn diễn ra, với nhiều thủ đoạn và phương thức khác nhau.

Tình hình sản xuất, vận chuyển, kinh doanh các mặt hàng lương thực, thực phẩm, gia súc, gia cầm, trái cây... không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không bảo đảm an toàn thực phẩm vẫn tiềm ẩn nguy cơ khó lường, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và quyền lợi doanh nghiệp làm ăn chân chính và người tiêu dùng...

Nhìn chung, những tháng đầu năm 2021, tình trạng kinh doanh, vận chuyển hàng nhập lậu trong thị trường nội địa vẫn diễn biến rất phức tạp.

Để đối phó với các cơ quan chức năng, các đối tượng buôn lậu thường xuyên thay đổi phương thức vận chuyển, cất giữ hàng hóa bằng nhiều thủ đoạn như: thuê các điểm gần khu dân cư đông đúc, để làm nơi tập kết hàng, khiến công tác triển khai kiểm tra, kiểm soát của lực lượng chức năng gặp không ít khó khăn.

Trên địa bàn thành phố, tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả vẫn còn xảy ra. Hàng giả tập trung chủ yếu ở một số chủng loại, mẫu mã, sử dụng nhãn mác, bao bì của các doanh nghiệp có uy tín; giả mạo các nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam.

Tình hình vận chuyển, kinh doanh hàng hóa bánh, kẹo, nước giải khát, thực phẩm, gia súc, gia cầm... không rõ nguồn gốc, không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn Hà Nội vẫn còn tồn tại.  

Trong tháng 11, tình hình thị trường hàng hóa trên địa bàn thành phố tương đối ổn định, giá cả hàng hóa không có biến động lớn, lượng hàng hóa đa dạng, phong phú, bảo đảm chất lượng, nguồn cung ứng hàng hóa dồi dào, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả cơ bản đã được các lực lượng chức năng kiểm tra, kiểm soát. Tuy nhiên, tình trạng buôn bán, tiêu thụ, vận chuyển trái phép các loại hàng lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm về nhãn, niêm yết giá… vẫn còn xảy ra.

Đặc biệt, do tình hình đại dịch Covid-19 trên địa bàn Hà Nội vẫn đang diễn biến phức tạp, hoạt động buôn bán hàng hóa qua mạng xã hội, các kênh thương mại điện tử diễn ra phổ biến, tiềm ẩn  nguy cơ buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không bảo đảm  chất lượng. 

Đây là thời điểm những tháng cuối năm 2021 nên dự báo tình hình buôn lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm an toàn thực phẩm và gian lận thương mại trên địa bàn thành phố sẽ diễn biến phức tạp hơn.

Tính từ ngày 15/12/2020 - 12/11/2021, lực lượng chức năng Cục đã kiểm tra 3.783 vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; xử lý 3.757 vụ; xử  phạt vi phạm hành chính 39,146 tỷ đồng. Trị giá hàng tịch thu, buộc tiêu hủy 124,139 tỷ đồng…

Lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra, bắt giữ lô hàng lớn khẩu trang y tế không rõ nguồn gốc
Lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra, bắt giữ lô hàng lớn khẩu trang y tế không rõ nguồn gốc.

Vậy, trước thực trạng đó, Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã triển khai công tác đấu tranh, xử lý vi phạm như thế nào, thưa ông?

Thực hiện chỉ đạo của cấp trên, với vai trò là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 389 Hà Nội, Cục Quản lý thị trường thành phố tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, bảo đảm ổn định, lành mạnh thị trường, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô và đất nước.

Trong quý I/2021, là tháng cao điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, khi tình hình dịch bệnh có xu hướng giảm, thị trường có nhiều diễn biến sôi động, lãnh đạo Cục đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chủ động kiểm tra, kiểm soát nhằm phát hiện, xử lý vi phạm đối với các hành vi kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm nhập lậu; sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng, thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ…

Đồng thời, đơn vị tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến an toàn thực phẩm, tiếp tục vận động cá nhân, tổ chức, ký cam kết thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, không để xảy ra ngộ độc trên địa bàn thành phố.  

Đơn vị triển khai, thực hiện kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2021, tập trung xử lý nghiêm hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân trong kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), rượu, thuốc lá, thực phẩm do ngành công thương quản lý, lĩnh vực thương mại điện tử, ứng dụng công nghệ số theo quy định của pháp luật.

Trong quý II/2021, Cục ban hành triển khai thực hiện các kế hoạch số 06/KH-QLTTHN về công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn thành phố; kế hoạch số 07/KH-QLTTHN về công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn; kế hoạch số 08/KH-QLTTHN về triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2021” trên địa bàn Hà Nội và các văn bản chỉ đạo khác của cấp trên.

Trong quý III, quý IV/2021, đơn vị tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các mặt hàng do ngành công thương quản lý và các mặt hàng khác như bánh trung thu, phân bón, găng tay. Tăng cường phối hợp với các sở, ngành, đơn vị chức năng liên quan trên địa bàn thành phố, kịp thời ngăn chặn, phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Hiện nay, tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn cơ bản được kiểm soát, tuy nhiên vẫn tiềm ẩn nguy cơ, thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh trật tự của đất nước và đời sống của nhân dân. 

Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn đã trở lại bình thường; nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của người dân tăng cao vào dịp cuối năm, nhất là dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Dự báo tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có chiều hướng diễn biến phức tạp trở lại trên tất cả các tuyến, lĩnh vực, địa bàn.

Để chủ động kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm, đơn vị đã ban hành kế hoạch số 22/KH-QLTTHN, ngày 22/11/2021 về cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý vi phạm các tháng cuối năm 2021, dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. 

Trong đó, lãnh đạo Cục chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi buôn bán, tàng trữ, vận chuyển, mua bán hàng cấm, hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc; sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng vi phạm về chất lượng, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, không bảo đảm an toàn thực phẩm và các hành vi gian lận thương mại khác.

Cục tích cực phối hợp các cơ quan liên quan thực hiện hiệu quả các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường, Thành ủy, HĐND, UBND TP. Hà Nội về thực hiện thích ứng, an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn, góp phần trong việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trong điều kiện bình thường mới.

Đồng thời, Cục phối hợp các lực lượng chức năng chủ động nắm bắt diễn biến thị trường; tích cực kiểm tra, kiểm soát, xử lý các tổ chức, cá nhân lợi dụng nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao vào dịp cuối năm để tăng giá bán hàng hóa bất hợp lý, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe của dân…

Lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội tích cực kiểm soát, chống đầu cơ tăng giá hàng hóa bất hợp lý
Lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội tích cực kiểm soát, chống đầu cơ tăng giá hàng hóa bất hợp lý

Kế hoạch của đơn vị trong thời gian tới là gì, thưa ông?

Dự báo tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả cuối năm 2021 có chiều hướng diễn biến phức tạp trên tất cả các tuyến, lĩnh vực, địa bàn, nhất là thời điểm trước dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Bên cạnh đó, dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp, kéo dài, sẽ là nguy cơ, thách thức lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh trật tự của đất nước và đời sống của nhân dân.

Trước tình hình đó, Cục Quản lý thị trường Hà Nội triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường, UBND TP. Hà Nội trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp làm ăn chân chính và người tiêu dùng. 

Lãnh đạo Cục tiếp tục chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường trực thuộc tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường hàng hóa, nhất là các mặt hàng phục vụ công tác phòng chống dịch (khẩu trang, kit test nhanh Covid-19, dung dịch sát khuẩn, thiết bị y tế...).

Tập trung kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, tránh chồng chéo. Chủ động phối hợp với Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các quận, huyện, thị xã, các ban quản lý chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, các cửa hàng  kinh doanh... tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, bảo đảm công tác phòng chống dịch Covid-19, trong đó có việc quét mã QR code tại các điểm bán hàng.

Xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra liên ngành dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022.

Tăng cường trao đổi thông tin, phối hợp giữa các lực lượng chức năng, tạo nên sức mạnh tổng hợp, đạt hiệu quả cao trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Tiếp tục tham mưu Ban chỉ đạo 389 Hà Nội chỉ đạo các sở, ngành, địa phương xây dựng các kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm dần 2022, trong đó xác định mặt hàng, địa bàn, tuyến, lĩnh vực trọng điểm để thanh tra, kiểm tra.

Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra công vụ; xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu theo từng địa bàn, lĩnh vực phụ trách; điều chuyển, đề xuất điều chuyển, thay thế người đứng đầu các cơ quan, đơn vị không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, có biểu hiện bao che, dung túng cho buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; xử lý nghiêm những cán bộ có hành vi vi phạm.

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý triệt để các hành vi đầu cơ, găm hàng, hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm … dịp trước, trong, sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Đặc biệt chú trọng kiểm tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện các đối tượng lợi dụng dịch bệnh để đầu cơ, găm hàng tăng giá bất hợp lý hàng hóa thiết yếu, các mặt hàng phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19.

Đơn vị tích cực phối hợp với các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương tăng cường công tác tuyên truyền đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật để doanh nghiệp và người dân nắm bắt, không sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ hàng lậu, hàng giả, từ đó phối hợp với lực lượng chức năng trong công tác đấu tranh chống vấn nạn này…

Trân trọng cảm ơn Phó cục trưởng!

Nguyễn Kiên (Thực hiện)

Bài liên quan

Tin mới

TP. Hồ Chí Minh: Vẫn áp dụng bảng giá đất theo Luật Đất đai 2013
TP. Hồ Chí Minh: Vẫn áp dụng bảng giá đất theo Luật Đất đai 2013

Trong thời gian TP. Hồ Chí Minh chưa ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 02/2020 QĐ-UBND, thành phố chấp thuận việc sử dụng Bảng giá đất được ban hành theo Luật Đất đai năm 2013 để giải quyết nghĩa vụ tài chính, thuế về đất đai trong giai đoạn từ ngày 1/8/2024.

Ông trâu số 4 đến từ phường Hải Sơn đã xuất sắc giành chức vô địch tại Lễ hội Chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024
Ông trâu số 4 đến từ phường Hải Sơn đã xuất sắc giành chức vô địch tại Lễ hội Chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024

Sáng 21/9 (tức 19/8 âm lịch), tại Sân vận động Trung tâm quận Đồ Sơn, quận Đồ Sơn, TP. Hải Phòng diễn ra Lễ hội Chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024.

Hưng Yên: Xử lý hộ kinh doanh đồ chơi trẻ em không có dấu hợp quy
Hưng Yên: Xử lý hộ kinh doanh đồ chơi trẻ em không có dấu hợp quy

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Hưng Yên đã xử lý một hộ kinh doanh đồ chơi trẻ em không có dấu hợp quy theo quy định pháp luật.

Tạm dừng hoạt động 15 cơ sở sản xuất mì ở làng nghề bánh đa Lộ Cương
Tạm dừng hoạt động 15 cơ sở sản xuất mì ở làng nghề bánh đa Lộ Cương

Đoàn kiểm tra liên ngành thành phố Hải Dương phát hiện 15 cơ sở sản xuất mì ở làng nghề bánh đa Lộ Cương chưa bảo đảm các điều kiện hoạt động theo quy định về bảo vệ môi trường. UBND TP. Hải Dương yêu cầu các hộ này tạm dừng hoạt động để khắc phục.

Lãnh đạo BHXH Việt Nam thăm, tặng quà người dân bị ảnh hưởng do bão số 3
Lãnh đạo BHXH Việt Nam thăm, tặng quà người dân bị ảnh hưởng do bão số 3

Vừa qua, Đoàn công tác BHXH Việt Nam do Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam Lê Hùng Sơn đã đến thăm, tặng quà người dân và làm việc với BHXH tỉnh Lạng Sơn về công tác khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3.

Không tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm thành lập QĐND Việt Nam
Không tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm thành lập QĐND Việt Nam

Ngày 21/9, Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị quân đội về việc dừng huấn luyện diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam.