Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Lúa gạo đầy đồng, nông dân vẫn nghèo

Trong những năm vừa qua, ngành lúa gạo là một trong những ngành nhận được sự quan tâm nhiều nhất của Chính

Trong những năm vừa qua, ngành lúa gạo là một trong những ngành nhận được sự quan tâm nhiều nhất của Chính phủ. Một loạt chính sách được ban hành - tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới hành vi của các chủ thể trên thị trường lúa gạo.

Nông dân không mặn mà

Theo một nghiên cứu của Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn, gần đây, ngay cả với kịch bản xấu nhất về tỷ lệ tổn thất trong và sau thu hoạch (không có thay đổi vẫn là 10%), biến đổi khí hậu trên thực tế lớn hơn so với dự đoán, năng suất bình quân thấp (chỉ đạt 5,8 tấn/ha), tiêu dùng gạo không giảm nhanh (vẫn ở mức 120 kg/người/năm vào năm 2030), thì với diện tích lúa 3 triệu ha, Việt Nam vẫn đảm bảo an ninh lương thực trong nước và có dư thừa cho XK.

Trước xu hướng gia tăng cạnh tranh XK gạo trên thế giới, nếu không XK được gạo, Việt Nam sẽ bị rơi vào tình trạng dư thừa nguồn cung trong nước. Với cấu trúc thị trường lúa gạo như hiện tại, theo đó, giá thu mua XK sẽ quyết định giá thu mua lúa của nông dân trong nước, thì giá lúa trong những năm tới sẽ tiếp tục bị sụt giảm. Khi đó, áp lực với chính sách mua dự trữ lúa gạo của Chính phủ (hoặc bất cứ một hình thức hỗ trợ giảm giá nào) để giúp đỡ người nông dân sẽ gia tăng, đòi hỏi sự can thiệp ngày càng lớn hơn, dẫn tới những méo mó trên thị trường (một ví dụ điển hình là trường hợp Thái Lan gần đây).

Theo Liên minh “Vì quyền của người nông dân và Hiệu quả của nền nông nghiệp Việt Nam”, chính sách này có dụng ý tốt đối với người nông dân, nhưng trên thực tế gây hại cho người nông dân. Việc xác định giá thành sản xuất lúa khá phức tạp về thống kê và phí tổn thời gian để đảm bảo tính chính xác, mang tính đại diện cho sản xuất lúa phổ biến của một vùng. Sự biến động nhanh của thị trường các yếu tố đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu, hay giá lao động… sẽ làm cho việc xác định chi phí tại mỗi thời điểm liên tục biến đổi.

Nếu căn cứ vào con số công bố mức giá thành sản xuất lúa tại các tỉnh ĐBSCL nằm trong một khoảng rất rộng, chẳng hạn từ 3.742 – 4.908 đồng/kg như đã áp dụng đối với vụ hè - thu năm 2014, thì các DN gần như cầm chắc thu mua lúa của người nông dân ở trên mức giá thành mang tính kỹ thuật này, cộng với 30% “lãi” như kỳ vọng của chính sách. Với mức giá thu mua được hình thành (kỳ vọng) như vậy, các DN XK lúa gạo có xu hướng đàm phán bán gạo với giá thấp cho nước ngoài và quay trở lại ép giá người nông dân. Người nông dân, vì thế luôn chỉ được hưởng mức lãi thấp do bị DN thu mua ép giá. Hơn nữa, người nông dân sẽ không mặn mà với việc trồng các loại lúa gạo có chất lượng cao do giá thành trồng các loại giống lúa này cao hơn.

Sự liên kết lỏng lẻo

Chính sách thu mua tạm trữ được thực hiện song hành với chính sách đảm bảo người nông dân có lãi ít nhất 30%. Theo nhiều phân tích, hiệu quả của chính sách này không thực sự rõ ràng.

Thứ nhất, người nông dân không được hưởng lợi trực tiếp từ chính sách này. Khác với các chính sách thu mua tạm trữ của Thái Lan và Ấn Độ, nơi các DN nhà nước thu mua lúa ở mức giá tối thiểu trực tiếp từ nông dân thì ở Việt Nam, các DN thu mua lúa gạo tạm trữ từ thương lái. Chính sách này chỉ mang lại lợi ích gián tiếp cho người nông dân nếu như giá lúa gạo tăng trở lại.

Thứ hai, trợ cấp dưới hình thức hỗ trợ lãi suất cho DN mua tạm trữ trong một khoảng thời gian (3 tháng) thực chất là trợ cấp miễn phí chi phí lưu kho cho DN bởi bất kỳ DN kinh doanh nào cũng thường phải lưu kho một lượng gạo nhất định. Thêm nữa, DN lại có lựa chọn là có thể bán luôn cả phần lưu kho trong quỹ dự trữ và chấp nhận không hưởng lãi suất. Với chính sách này, lượng lúa thu mua gia tăng thêm từ chính sách dự trữ thực chất không nhiều. Giá thu mua vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng ký được hợp đồng XK của DN. Và đó chính là lý do tại sao trong 4 lần thua mua tạm trữ từ năm 2009 - 2012 (vụ hè - thu vào các năm 2009, 2010; vụ đông - xuân vào các năm 2011 và 2012) thì có đến 2 lần thất bại, giá lúa thu mua tiếp tục giảm thay vì tăng trở lại.

Ngày 4/11/2010, Chính phủ ban hành Nghị định 109/NĐ-CP/2010 về kinh doanh XK gạo.

Mục tiêu của chính sách này là giảm bớt các đầu mối XK (mà nhiều DN chỉ thuần túy môi giới) nhằm tránh hiện tượng tranh mua, tranh bán. Hệ quả của chính sách này là tập trung xuất khẩu vào một số DN lớn, loại bỏ các DN nhỏ vì khó đáp ứng được hai điều kiện trên. Tuy nhiên, chính sách này không đạt được mục tiêu liên kết nhà XK với nông dân. Chính sách này vô hình chung tạo ra thêm một tầng lớp nữa giữa nông dân và các DN XK. Việc tập trung XK vào một số ít DN khiến các DN lớn có xu hướng tìm các thị trường XK các lô lớn các loại gạo chất lượng thấp với giá rẻ thay vì tìm kiếm XK tại các thị trường ngách, các loại gạo có chất lượng cao, với giá bán cao hơn. Chính sách này cũng gây khó khăn cho các DN nhỏ có liên kết với nông dân để sản xuất các giống lúa chất lượng cao, lúa hữu cơ, đặc sản địa phương, có thị trường đầu ra ổn định, lợi nhuận cao và tính cạnh tranh cao, nhưng lại không thể trực tiếp XK do không đủ điều kiện về kho chứa, hệ thống xay xát (chủ yếu vì quy mô không cho phép sở hữu các công đoạn đó)

Gia Linh

Tin mới

Một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 16/9 của các công ty chứng khoán
Một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 16/9 của các công ty chứng khoán

Ở khung đồ thị giờ, VN-Index liên tục xuất hiện các mẫu hình nến đảo chiều như hammer hay gravestone doji. Thêm vào đó, hai chỉ báo quan trọng là MACD và RSI đã dần tạo đáy và hình thành phân kỳ dương cho thấy thị trường có thể sẽ sớm ghi nhận nhịp hồi phục ngắn hạn.

TP. Hồ Chí Minh: Trận đấu thiện nguyện quyên góp 125 triệu đồng hướng về đồng bào ảnh hưởng bão lũ
TP. Hồ Chí Minh: Trận đấu thiện nguyện quyên góp 125 triệu đồng hướng về đồng bào ảnh hưởng bão lũ

Chiều 15/9, CLB Phóng viên Đời sống Xã hội TP. Hồ Chí Minh tổ chức trận đấu thiện nguyện với chủ đề “Một trái tim, triệu yêu thương” hướng về đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng bởi bão số 3 (Yagi), chương trình nhận được 125 triệu đồng quyên góp.

TP. Thanh Hóa quyết tâm trở thành trung tâm thương mại mua sắm lớn cấp vùng
TP. Thanh Hóa quyết tâm trở thành trung tâm thương mại mua sắm lớn cấp vùng

TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 trở thành trung tâm giao thương hàng hóa, mua sắm lớn giữa các khu vực Bắc bộ, Bắc Trung bộ, một phần khu vực Tây Bắc và Đông Bắc Lào. Ngay từ bây giờ, thành phố đang tập trung nguồn lực để đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ có thế mạnh, góp phần xây dựng TP. Thanh Hóa năng động, hội nhập...

Tuyên Quang: Bắt thanh niên đâm xe khiến thiếu tá công an gãy chân
Tuyên Quang: Bắt thanh niên đâm xe khiến thiếu tá công an gãy chân

Cù Thành Luân (SN 2002) bị cáo buộc chống người thi hành công vụ do lái xe máy vượt chốt, tông thiếu tá CSGT gãy chân.

TP.HCM: Các công trình giao thông trọng điểm chậm tiến độ, do vướng GPMB
TP.HCM: Các công trình giao thông trọng điểm chậm tiến độ, do vướng GPMB

Theo ông Lương Minh Phúc - Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM cho biết, nguyên nhân dẫn đến việc các công trình trọng điểm chậm trễ tiến độ, là do giải phóng mặt bằng còn khó khăn; khâu phối hợp trong di dời công trình ngầm cũng phát sinh thời gian thi công…

Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ khẩn cấp thiết bị lọc nước và tấm plastic đa chức năng tới Yên Bái
Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ khẩn cấp thiết bị lọc nước và tấm plastic đa chức năng tới Yên Bái

Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã quyết định chuyển hàng viện trợ bao gồm thiết bị lọc nước và tấm plastic đa chức năng tới tỉnh Yên Bái, trong ngày 15/9.