Lời khai của ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh
Sáng nay, khai tại tòa, ông Đinh La Thăng cho biết, việc chỉ định PVC là tổng thầu xuất phát từ chủ trương của Bộ Chính trị trong việc xây dựng PVN thành tập đoàn kinh tế mạnh, đạt doanh thu cao. Trong đó, PVC được chỉ đạo xây dựng trở thành đơn vị xây lắp dầu khí mạnh của PVN. Từ đó, bị cáo chỉ đạo cho PVC thực hiện dự án NMNĐ Thái Bình 2.
Sáng nay (9/1), HĐXX dành thời gian để thẩm vấn ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh.
Phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh cùng các bị cáo tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và "Tham ô tài sản” tiếp tục với phần xét hỏi.
Theo cáo trạng, trong quá trình thực hiện dự án nhà máy Nhiệt điện (NMNĐ) Thái Bình 2, ông Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch HĐTV PVN) có vai trò chính trong việc đề ra chủ trương và chỉ định PVC thực hiện gói thầu EPC, chỉ đạo PVPower ký hợp đồng EPC số 33 với PVC trái quy định, sau đó chỉ đạo cấp dưới tại PVN và Ban quản lý dự án căn cứ hợp đồng này cấp tạm ứng hơn 6 triệu USD và hơn 1.312 tỷ đồng cho PVC để Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng sai mục đích, không đưa vào dự án, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 119 tỷ đồng.
Khai tại tòa, ông Đinh La Thăng cho biết, việc chỉ định PVC là tổng thầu xuất phát từ chủ trương của Bộ Chính trị trong việc xây dựng PVN thành tập đoàn kinh tế mạnh, đạt doanh thu cao. Trong đó, PVC được chỉ đạo xây dựng trở thành đơn vị xây lắp dầu khí mạnh của PVN. Từ đó, bị cáo chỉ đạo cho PVC thực hiện dự án NMNĐ Thái Bình 2.
Bị cáo Đinh La Thăng (Ảnh TTXVN)
Vẫn theo lời khai của ông Đinh La Thăng, đây là dự án được Thủ tướng chỉ đạo phải khởi công sớm, thực hiện cấp bách. Trong bối cảnh đó, nếu triển khai phương án liên doanh tổng thầu sẽ mất rất nhiều thời gian.
Trong khi đó, nếu thực hiện phương án tổng thầu là nhà thầu trong nước thì sẽ triển khai sớm được. Vì vậy, bị cáo đồng ý cho PVC là tổng thầu thay phương án tổng thầu nước ngoài như dự định ban đầu.
Việc chuyển tổng thầu cho PVC là căn cứ vào năng lực cũng như tình hình thực tế của PVC khi PVN vừa bán cổ phần của PVC, thu về hơn 2.600 tỷ.
Ông Đinh La Thăng khai, Hội đồng thành viên làm việc qua các bộ máy giúp việc. Họ báo cáo PVC có đủ năng lực. Căn cứ vào báo cáo của chủ đầu tư, đã đồng ý về mặt chủ trương để PVC thực hiện dự án.
Trả lời thẩm vấn tại tòa, bị cáo Trịnh Xuân Thanh khai, khi PVC đang gặp khó khăn về tài chính, PVN chỉ đạo PVC nhận dự án Thái Bình 2, PVC rất mừng khi được làm tổng thầu dự án này. Bản thân bị cáo thời gian đó đã đi liên hệ với nhà thầu nước ngoài, dù biết năng lực PVC chưa thể làm được.
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh (Ảnh TTXVN)
Theo Trịnh Xuân Thanh, thời điểm nhận thầu, năng lực tài chính của PVC có vấn đề tương đối, do việc đầu tư vượt vốn điều lệ. Nhưng khi PVC nhận được dự án thì là điều tốt vì có thể giải quyết được công ăn việc làm, tích thêm được kinh nghiệm và chắc chắn thực hiện dự án thì sẽ có lợi nhuận.
"Càng khó khăn mà tìm được việc làm là mừng, dù có thể PVC chưa đủ năng lực", lời Trịnh Xuân Thanh.
Vẫn theo lời khai của Thanh, các công trình PVN giao cho các đơn vị đều có tiền, được thanh toán rất tốt, thậm chí được thanh toán trước, nên việc nhận thêm dự án là thuận lợi chứ không khó khăn.
Trịnh Xuân Thanh khai, sau khi ký hợp đồng 33 và nhận được tiền tạm ứng, toàn bộ phần chi tiêu tiền tạm ứng này thuộc thẩm quyền của Ban giám đốc. Kế toán trưởng báo cáo Ban giám đốc mà không cần báo cáo HĐQT.
Sau này, vào tháng 9/2011, bị cáo mới phát hiện ra việc chi tiêu sai quy định từ nguồn tiền tạm ứng dự án Thái Bình 2. Lúc này, bị cáo có yêu cầu báo cáo Tập đoàn.
Việc PVC góp vốn vào các dự án khác từ nguồn tạm ứng dự án Thái Bình 2 là sai. Khi đó anh Phạm Tiến Đạt (nguyên kế toán trưởng của PVC) rất bức xúc, có lên báo cáo bị cáo. Anh Đạt gần như khóc. Bị cáo đã có chỉ thị rất nhiều văn bản, yêu cầu không được triển khai dùng tiền từ nguồn vốn tạm ứng dự án.
PVC mất cân đối dòng tiền nhưng vẫn tiếp tục góp vốn vào các dự án khác bởi Tổng công ty mẹ lúc nào cũng vay được tiền.
Về lời khai này của Trịnh Xuân Thanh, bị cáo Phạm Tiến Đạt (nguyên kế toán trưởng của PVC) cho rằng, không có nguyên tắc nào mà ngân hàng lại cho vay để đi đầu tư góp vốn. Lúc đó không có cách nào khác là phải lấy tiền từ dự án Thái Bình 2 đem đi đầu tư.
Yên Châu (T/h)
Tin mới
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 19/9
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 19/9 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Vĩnh Tường, Tam Dương và Tam Đảo của tỉnh Vĩnh Phúc bầu Chủ tịch UBND huyện
HĐND 3 huyện Vĩnh Tường, Tam Dương và Tam Đảo của tỉnh Vĩnh Phúc vừa bầu Chủ tịch UBND huyện.
Xuất nhập khẩu An Giang giải trình việc cổ phiếu tăng trần liên tục 5 phiên giao dịch
CTCP Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex, mã AGM - sàn HOSE) vừa giải trình việc cổ phiếu tăng trần liên tục 5 phiên giao dịch từ ngày 10/9 đến ngày 16/9.
Xử lý vi phạm đối với cổ phiếu DAG của Tập đoàn Nhựa Đông Á
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) ra thông báo về việc xử lý vi phạm đối với cổ phiếu DAG của Công ty cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á.
Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 19/9
Cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 19/9 của các công ty chứng khoán.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận đây là công trình rất quan trọng và rất cần thiết
Sau khi nghe Ban Cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải báo cáo Tờ trình đề án chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và ý kiến của các cơ quan, Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận đây là công trình rất quan trọng và rất cần thiết.
Câu chuyện thương hiệu
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9