LienVietPostBank và câu chuyện xây dựng, phát triển thương hiệu
Là một trong những thương hiệu dẫn đầu trong lĩnh vực ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) tại Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) hoạt động với phương châm “Gắn xã hội trong kinh doanh”.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), tiền thân là Ngân hàng Thương mại cổ phần Liên Việt (LienVietBank) được thành lập năm 2008 với vốn điều lệ ban đầu là 3.300 tỷ đồng do ông Huỳnh Ngọc Huy làm Chủ tịch HĐQT.
Cơ cấu cổ đông sáng lập gồm: Công ty cổ phần Him Lam, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) và Công ty dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO).
Năm 2011, với việc Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (nay là Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam) góp vốn vào LienVietBank bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC) và bằng tiền mặt, Ngân hàng Liên Việt đã được Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép đổi tên thành Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt. Cùng với việc đổi tên này, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam chính thức trở thành Cổ đông lớn nhất của LienVietPostBank. Năm 2022 đánh dấu năm hoạt động thứ 14 của LienVietPostBank. Hiện nay, vốn điều lệ của Lien VietPostBank là 15.036 tỷ đồng và mạng lưới phủ khắp toàn quốc, LienVietPostBank là một trong các Ngân hàng Thương mại cổ phần lớn nhất tại Việt Nam. Cổ phiếu của LienVietPostBank có mã giao dịch là LPB.
Cùng với việc định hướng xây dựng thương hiệu mạnh trên cơ sở phát huy nội lực, hoạt động minh bạch, gắn xã hội trong kinh doanh, LienVietPostBank gặp phải những thăng trầm trong tài chính, kinh doanh và huy động vốn để đầu tư, khiến khách hàng luôn quan tâm về các quyền lợi được hưởng, đặc biệt là vấn đề tài chính khi đầu tư vào đây. LienVietPostBank đã trải qua chặng đường thăng trầm để phát triển.
Lợi nhuận 09 tháng đầu năm tăng 72% so với cùng kỳ
Vừa qua, Ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank – LPB) đã công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý III/2022.
Theo báo cáo tài chính (BCTC) quý III/2022, những mảng kinh doanh của LienVietPostBank có kết quả khả quan. Trong đó, thu nhập lãi thuần đạt hơn 9.128 tỷ đồng, tăng 44,6%; lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 779 tỷ, tăng 42,7%; Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư tăng đột biến đạt 342,7 tỷ đồng; Lãi thuần từ hoạt động khác đạt 213,2 tỷ đồng,…
Lợi nhuận trước thuế của LienVietPostBank đạt 1.234 tỷ, tăng 61% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 09 tháng đầu năm 2022, LienVietPostBank lợi nhuận trước thuế đạt hơn 4.822 tỷ đồng, tăng 72% so với 09 tháng đầu năm 2021. Lãi sau thuế đạt hơn 3.842 tỷ đồng.
Trước đó, tại ĐHCĐ thường niên năm 2022, LienVietPostBank đã thông qua kế hoạch lợi nhuận trước thuế đạt 4.800 tỷ đồng, tăng 32% so với năm 2021. Như vậy, chỉ sau 09 tháng đầu năm, LienVietPostBank đã hoàn thành mục tiêu lợi nhuận cho cả năm.
Kết quả kinh doanh “về đích” sớm....
Mặc dù kết quả kinh doanh “về đích” sớm, hoàn thành kế hoạch cả năm sau 09 tháng nhưng dòng tiền hoạt động kinh doanh và đầu tư của LienVietPostBank lại âm tới hơn 2.737,5 tỷ đồng. Điều này khiến khách hàng, người tiêu dùng và nhà đầu tư quan tâm về lợi nhuận của LienVietPostBank.
Theo báo cáo lưu chuyển tiền tệ, tính đến ngày 30/09/2022 dòng tiền hoạt động kinh doanh của LienVietPostBank âm hơn 2.592 tỷ đồng, giảm 69,4% so với cùng kỳ năm trước; dòng tiền hoạt động đầu tư âm 145,2 tỷ đồng, giảm 3,4% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên nhờ dòng tiền hoạt động tài chính dương gần 3.000 tỷ đồng nên dòng tiền thuần của LienVietPostBank dương 262,5 tỷ đồng trong 09 tháng đầu năm 2022.
Tổng tài sản của ngân hàng đạt hơn 313.480 tỷ đồng, tăng 8,4% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng đạt gần 227.944 tỷ đồng, tăng gần 9% so với cùng kỳ năm ngoái; Tiền gửi khách hàng đạt hơn 193.533 tỷ đồng, tăng 7,3%.
Cũng theo BCTC quý III/2022, tổng nợ khó thanh khoản của LienVietPostBank đạt mức 3.190 tỷ đồng, tăng 11,4% so với hồi đầu năm. Trong đó, nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) tăng 24,7% lên mức hơn 574 tỷ đồng; Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) giảm 24,5% xuống mức 807,5 tỷ đồng; Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) tăng 35,6% lên mức 1,808,4 tỷ đồng, chiếm gần 56,7% tổng nợ khó thanh khoản của LienVietPostBank.
LienVietPostBank huy động qua kênh trái phiếu
Mới đây, ngày 16/09/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định 65/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.
Mục đích phát hành trái phiếu là để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, cơ cấu lại nợ của chính doanh nghiệp hoặc mục đích phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Nghị định bổ sung quy định doanh nghiệp phải mua lại trái phiếu trước hạn bắt buộc khi vi phạm phương án phát hành (trong đó có phương án sử dụng vốn) hoặc vi phạm pháp luật; trước và sau khi phát hành phải có công bố thông tin về khả năng bảo đảm thanh toán, báo cáo kiểm toán tình hình tài chính và kiểm toán tình hình sử dụng vốn theo mục đích phát hành đã được công bố.
Doanh nghiệp phải nêu cụ thể mục đích phát hành tại phương án phát hành và công bố thông tin cho nhà đầu tư đăng ký mua trái phiếu. Việc sử dụng vốn huy động từ phát hành trái phiếu của doanh nghiệp phải bảo đảm đúng mục đích theo phương án phát hành và nội dung công bố thông tin cho nhà đầu tư.
Đáng chú ý, trước khi Nghị định 65/2022/NĐ-CP có hiệu lực, Ngân hàng Thương mại cổ phần Liên Việt (LienVietPostBank, HOSE: LPB) đã mua lại 11 lô trái phiếu trước hạn với tổng giá trị 7.100 tỷ đồng năm 2020. Tất cả các lô trái phiếu này được LienVietPostBank phát hành trong tháng Bảy, tháng Tám, tháng Chín và tháng 12/2020.
Trong năm 2021, LienVietPostBank đã mua lại toàn bộ 9 lô trái phiếu trước hạn với tổng giá trị 8.000 tỷ đồng. Tất cả các lô trái phiếu này được LienVietPostBank phát hành trong tháng Sáu và tháng 07/2021 và ngân hàng này mua lại sau 01 năm phát hành.
Theo thống kê dữ liệu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), hiện LienVietPostBank đang lưu hành tới 19 lô trái phiếu khác nhau với tổng giá trị 16,200 tỷ đồng.
Cũng theo HNX, trong năm 2022, LienVietPostBank đã phát hành tới 7 lô trái phiếu với tổng giá trị 6.000 tỷ đồng. Tất cả các lô trái phiếu này được LienVietPostBank phát hành trong tháng Năm, Sáu và tháng 07/2022.
Theo đó, tháng 05/2022, LienVietPostBank phát hành lô trái phiếu LPBH2225001 có giá trị 500 tỷ đồng, đáo hạn vào ngày 25/05/2025 (CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN HDB và Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội).
Đến tháng 06/2022, LienVietPostBank tiếp tục phát hành lần lượt 3 lô trái phiếu LPBH2224002 (đáo hạn vào ngày 21/06/2024), LPBH2225003 (đáo hạn vào ngày 28/06/2025), LPBH2225004 (đáo hạn vào ngày 29/06/2025) với tổng giá trị 3.000 tỷ đồng.
Vào tháng 07/2022, LienVietPostBank lại phát hành 3 lô trái phiếu LPBH2225005 (đáo hạn vào ngày 07/07/2025), LPBH2225006 (đáo hạn vào ngày 21/07/2025), LPBH2225007 (đáo hạn vào ngày 26/07/2025) có tổng giá trị 2.500 tỷ đồng.
Xử phạt cá nhân vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán
Trước đó, trên Tài Chính Doanh nghiệp đăng tải bài viết: “Xử phạt nhiều cá nhân vì vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán” ngày 18/10/2021 liên quan đến việc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã xử phạt bà Đinh Như Quỳnh là người có liên quan của bà Lê Thị Thanh Nga - Phó Tổng Giám đốc LienVietPostBank...
Ngày 14/10/2021, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành Quyết định số 255/QĐ-XPVPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với bà Đinh Như Quỳnh (Địa chỉ: Số 36, tổ 39, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội) số tiền 15.000.000 đồng (mười lăm triệu đồng), vì đã công bố thông tin không đúng thời hạn về kết quả thực hiện giao dịch.
Theo đó, từ ngày 05/03/2021 đến ngày 11/03/2021, bà Đinh Như Quỳnh là người có liên quan của bà Lê Thị Thanh Nga - Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPB) đã bán 31.600 cổ phiếu LPB (tương ứng 316.000.000 đồng mệnh giá cổ phiếu LPB) nhưng ngày 12/04/2021, Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh mới nhận được báo cáo kết quả giao dịch của bà Đinh Như Quỳnh.
Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản chấp thuận cho LienVietPostBank tăng vốn điều lệ thêm tối đa 5.255 tỷ đồng.
Hai hình thức tăng vốn dự kiến là phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2021 tối đa là 2.255 tỷ đồng và phát hành cho cổ đông hiện hữu tối đa 3.000 tỷ đồng theo phương án tăng vốn điều lệ đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 của ngân hàng thông qua.
Số cổ phiếu phát hành để trả cổ tức dự kiến là hơn 225,5 triệu cổ phiếu và số chào bán cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu là 300 triệu cổ phiếu với tỷ lệ chào bán dự kiến là 16,4% (giá chào bán không thấp hơn 10.000 đồng/cổ phiếu). Sau khi hoàn tất các đợt phát hành trên, vốn điều lệ của ngân hàng dự kiến đạt hơn 20.291 tỷ đồng.
Đóng cửa phiên giao dịch 21/11/2022, giá cổ phiếu LPB đứng ở mức 9.750 đồng/cp. Cổ phiếu này đã giảm 44% so với cuối năm 2021.
Thương hiệu & Công luận tiếp tục chuyến đến bạn đọc về hành trình xây dựng, phát triển thương hiệu LienVietPostBank.
Minh An
Tin mới
Đề xuất Khung năng lực số áp dụng cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân
Theo dự thảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), việc ban hành Khung năng lực số áp dụng cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm mục đích làm căn cứ thống nhất về yêu cầu năng lực số của người học trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Golden Sands Golf Resort: Sân golf thử thách và thân thiện nhất Việt Nam
Nằm bên bờ biển xinh đẹp Vinh Thanh (Huế), chỉ cách Cố đô Huế gần 20km về phía đông, tuyệt phẩm sân golf mới tại miền di sản Cố đô mang tên Golden Sands Golf Resort được đội ngũ thiết kế sân golf hàng đầu thế giới Nicklaus Design chắt lọc những điểm tinh túy nhất của kiểu sân golf phong cách links ven biển để tạo nên một sân golf được coi là thử thách nhất Việt Nam hiện nay, kể cả với golf thủ chuyên nghiệp, nhưng cũng vô cùng thân thiện với golf thủ ở mọi trình độ.
Vĩnh Phúc bổ nhiệm tân Giám đốc Sở Tài chính
Sáng 23/9, UBND tỉnh Vĩnh Phúc công bố quyết định về công tác cán bộ tại Sở Tài chính.
Trách nhiệm xã hội - chiến lược quan trọng giúp doanh nghiệp phát triển bền vững
Theo Tiến sỹ Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội thì trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không chỉ là một nhiệm vụ đạo đức mà còn là một chiến lược quan trọng để phát triển bền vững trong dài hạn.
Quận Nam Từ Liêm tuyển dụng 19 Phó hiệu trưởng và 243 viên chức giáo dục
UBND quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội thông báo tuyển dụng tuyển 243 chỉ tiêu biên chế giáo viên từ mầm non đến THCS. Đồng thời, tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý các cơ quan, đơn vị thuộc quận, trong đó có 19 vị trí Phó hiệu trưởng.
Lễ khánh thành, ra mắt Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư diễn ra vào 25/9
Lễ khánh thành, ra mắt Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư dự kiến diễn ra vào ngày 25/9 tại Khu Công nghệ cao, Phường Hiệp Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
Câu chuyện thương hiệu
Vĩnh Hoàn (VHC): Doanh thu tháng 8 đạt 1.172 tỷ đồng, tăng 5% so với tháng trước
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững