Trong khi các nhà quan sát thị trường cũng nhận thấy, OPEC + có thể cắt giảm ít nhất 500.000 thùng mỗi ngày để ngăn chặn đà giảm giá dầu. Tại cuộc họp hồi tháng Chín, liên minh này đã cắt giảm 100.000 thùng mỗi ngày trong tháng 10, bất chấp lời kêu gọi từ các nước tiêu thụ để giúp kiềm chế lạm phát tràn lan bằng cách tiếp tục bơm thêm dầu.
Trước hết, các nhà phân tích nhận định, việc cắt giảm sản lượng sẽ gửi một tín hiệu toàn cầu rằng OPEC+ muốn giành lại quyền kiểm soát thị trường mà họ tin rằng đã đi chệch khỏi các nguyên tắc cơ bản về cung và cầu.
Thứ hai, OPEC+ cho rằng, có sự đầu cơ khiến giá dầu tăng vọt chứ không phải do nhu cầu thị trường trong bối cảnh suy thoái và khủng hoảng toàn cầu hiện nay.
Thứ ba, việc cắt giảm lớn hơn dự kiến (nếu được thông qua), sẽ phản ánh lo ngại rằng nền kinh tế toàn cầu đang chậm lại do chính sách thắt chặt tiền tệ của hầu hết các ngân hàng trung ương lớn.
Thứ tư, giá dầu đã giảm 31% kể từ đầu tháng Tám do lo ngại liên quan đến suy thoái kinh tế toàn cầu. Điều này khiến doanh thu từ dầu mỏ khổng lồ mà Saudi Arabia và các đối tác OPEC+ cũng giảm đáng kể kể từ đầu năm. Do đó, các nước xuất khẩu dầu muốn ổn định thị trường, ổn định cung cầu, cũng như ngăn đà giảm giá với mong muốn duy trì mức giá gần 90 USD/thùng. Kỳ vọng của OPEC cho thấy nhu cầu dự kiến sẽ tăng nhẹ vào quý IV/2022, điều này có thể làm tăng giá.
Dự báo giá dầu có thể tăng ngoài nguyên nhân do sản lượng giảm còn do sự sụt giảm của đồng USD hồi đầu tuần so với mức cao nhất trong 20 năm. Các nhà phân tích cũng kỳ vọng khối lượng mua sẽ tăng lên khi Nga chuẩn bị sáp nhập 4 khu vực của Ukraine, trong một động thái có thể khiến Mỹ thắt chặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga. Việc cắt giảm sản lượng dầu cũng sẽ gây khó khăn cho các nước tiêu thụ lớn, nhất là Châu Âu khi mùa đông đang tới gần và các nguồn cung từ Nga bị hạn chế.
Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, bất kỳ sự giảm sản lượng dầu nào của OPEC+, cho dù 500.000 thùng mỗi ngày hay thậm chí 1,5 triệu thùng sẽ có “tác dụng tượng trưng”. Bởi OPEC+ đã chứng kiến tháng trước thâm hụt sản lượng 3,4 triệu thùng và con số này cao hơn mức có thể cắt giảm sản lượng trong cuộc họp tới.
Tổng sản lượng mà liên minh sản xuất vào tháng trước là hơn 38 triệu thùng mỗi ngày, trong khi họ được cho là sản xuất hơn 42 triệu thùng mỗi ngày. Bên cạnh đó, dù OPEC+ cắt giảm nhưng thị trường dầu toàn cũng không bị ảnh hưởng nhiều do những lo ngại về suy thoái và nhu cầu yếu do khủng hoảng kinh tế, trong khi tồn kho dầu thô tại Mỹ dự kiến sẽ tăng thêm hai triệu thùng trong tuần qua.
Cùng với đó, Mỹ đang chịu các tác động mạnh về dầu mỏ khi vừa là nước tiêu thụ lớn, vừa chịu sức ép từ đồng minh EU trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng toàn cầu và giảm nguồn cung từ Nga.
"Chính vì vậy, Mỹ đã kêu gọi OPEC+ tăng sản lượng để giảm giá. Tổng thống Joe Biden đã cam kết làm việc để tăng cường cung cấp năng lượng và giảm giá nhiên liệu. Tuy nhiên, ảnh hưởng của Mỹ khó có thể gây sức ép lên 23 thành viên OPEC+, chưa kể Nga là thành viên của tổ chức này và là nước xuất khẩu lớn về dầu mỏ, khí đốt, đang đối đầu với Mỹ trên nhiều mặt trận.
OPEC+ khó đáp ứng yêu cầu của Mỹ về tăng sản lượng để hỗ trợ nền kinh tế toàn cầu. OPEC+ không muốn làm chệch hướng sự phục hồi mong manh trong ngành năng lượng bằng cách gây ra tình trạng dư thừa nguồn cung mới" - PV Ngọc Thạch cho biết.
Hiện nay, vấn đề mà các nước tiêu thụ và ngay cả Mỹ muốn là giảm giá hoặc giữ giá thấp chứ không phải không phải là số lượng thùng. Nếu lợi nhuận cuối cùng của OPEC+ được đảm bảo và giá giảm đó là kết quả hợp lý cho các nhà cung và cầu.
Như vậy thì ít có biến động và xung đột lợi ích hay căng thẳng giữa các đồng minh, nhất là Saudi Arabia và Mỹ. Ngoài ra để xoa dịu đồng minh Mỹ, Saudi Arabia đã đơn phương tăng sản lượng dầu ở một mức như đã cam kết trong chuyến thăm mới đây của Tổng thống Mỹ tới Riyadh. Theo giới phân tích, Riyadh đang đi trên một lộ trình tốt, đó là việc cho phép Mỹ cứu vãn thể diện, khi nước này phải tránh chọc giận Nga để duy trì liên minh.