Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

LHQ thông qua nghị quyết về nhân quyền do Việt Nam đề xuất và soạn thảo

Nghị quyết kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền và 30 năm Tuyên bố và Chương trình hành động Viên là sáng kiến của Việt Nam. Việc Hội đồng Nhân quyền LHQ thông qua nghị quyết là dấu ấn nổi bật của Việt Nam ngay trong khóa họp đầu tiên đảm nhận cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang dự Phiên họp cấp cao khoá 52 Hội đồng Nhân quyền LHQ tại Geneva, Thụy Sĩ - Ảnh: VGP/Hải Minh
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang dự Phiên họp cấp cao khoá 52 Hội đồng Nhân quyền LHQ tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh VGP/Hải Minh.

Ngày 03/04 tại Trụ sở Văn phòng LHQ tại Geneva (Thụy Sĩ), Hội đồng Nhân quyền LHQ đã đồng thuận thông qua Nghị quyết kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (UDHR) và 30 năm Tuyên bố và Chương trình hành động Viên (VDPA) do Việt Nam đề xuất và soạn thảo, với sự tham gia đồng bảo trợ Nghị quyết của 98 nước (tính đến cuối giờ chiều 3/4, giờ Geneva), bao gồm 14 nước nòng cốt (Việt Nam, Áo, Bangladesh, Bỉ, Bolivia, Brazil, Chile, Costa Rica, Fiji, Ấn Độ, Panama, Rumani, Nam Phi và Tây Ban Nha), 34 nước thành viên Hội đồng Nhân quyền, các nước phương Tây và nhiều nước đang phát triển từ cả 5 nhóm khu vực, trong đó có hầu hết các nước ASEAN.

Nghị quyết này được Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề xuất tại phiên họp cấp cao mở đầu khóa họp 52 của Hội đồng Nhân quyền tại Geneva ngày 27/2 vừa qua, nhằm khẳng định lại và tăng cường các nỗ lực, cũng như hành động hướng tới đạt được những mục tiêu và giá trị lớn, bao trùm của hai văn kiện quan trọng nêu trên, cũng như các cam kết chung của cộng đồng quốc tế về quyền con người cho tất cả mọi người.

Nội dung Nghị quyết tập trung vào tầm quan trọng và nhiều nội dung tích cực của Tuyên ngôn và Tuyên bố nêu trên như nhắc lại các nguyên tắc chính về quyền con người của hai văn kiện; phản ánh quan tâm rộng rãi của các nước trong việc kỷ niệm hai văn kiện; nâng cao vị thế, vai trò, hiệu quả hoạt động của Hội đồng Nhân quyền và các cơ chế nhân quyền LHQ; nhấn mạnh vai trò hàng đầu của các quốc gia trong bảo đảm quyền con người; ghi nhận sự tham gia của phụ nữ, vai trò của hợp tác và đoàn kết quốc tế, tôn trọng sự đa dạng, bao trùm... trong thúc đẩy và bảo vệ quyền con người nói chung và trong tham gia công việc của Hội đồng Nhân quyền nói riêng.

Nghị quyết cũng đề nghị Cao ủy Nhân quyền LHQ triển khai chương trình hoạt động kỷ niệm Tuyên ngôn và Tuyên bố, trong đó có sự kiện cấp cao của LHQ về quyền con người vào tháng 12/2023 và có báo cáo về các hoạt động kỷ niệm lên khóa họp 56 Hội đồng Nhân quyền vào đầu năm tới.

Trả lời phỏng vấn báo chí ngay sau khi Hội đồng Nhân quyền LHQ thông qua Nghị quyết, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, Nghị quyết là một dấu ấn nổi bật của Việt Nam tại khóa họp đầu tiên trên cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025, thể hiện đóng góp thực chất, trách nhiệm của Việt Nam vào công việc của Hội đồng Nhân quyền.

Theo Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn, Nghị quyết đã truyền tải đi nhiều thông điệp lớn và tích cực, trong đó có về hợp tác và đoàn kết quốc tế, tôn trọng tính đa dạng, hoà hợp, qua đố giúp thúc đẩy đồng thuận, hoà hợp, hàn gắn và không khí hợp tác tại Hội đồng Nhân quyền, trong bối cảnh nhiều diễn đàn quốc tế thời gian qua bị chia rẽ sâu sắc, thậm chí chính trị hoá.

Việc Việt Nam đề xuất Nghị quyết này tại Hội đồng Nhân quyền rất kịp thời, đáp ứng sự quan tâm của cộng đồng quốc tế về kỷ niệm và đề cao Tuyên ngôn và Tuyên bố - hai văn kiện quan trọng về quyền con người, thể hiện vai trò Việt Nam là thành viên chủ động, tích cực, có trách nhiệm của Hội đồng Nhân quyền và cộng đồng quốc tế.

Việc được thông qua bằng đồng thuận, có sự đồng bảo trợ của 98 nước cho thấy Nghị quyết thể hiện sự quan tâm và ưu tiên chung của các nước và cộng đồng quốc tế, thu hút được sự hưởng ứng, tham gia ủng hộ của đông đảo các nước, được sự đánh giá cao của các bên.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cũng nhấn mạnh, kết quả này có được là nhờ những nỗ lực chủ động, sáng tạo và sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa Bộ Ngoại giao và các cơ quan thành viên của Tổ Công tác liên ngành về việc Việt Nam đảm nhiệm vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025, giữa trong nước và phái đoàn ta tại Geneva, New York và các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài trong tích cực triển khai tham vấn, trao đổi ở nhiều kênh và nhiều cấp.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn tin tưởng, Nghị quyết sẽ góp phần nâng cao hơn nữa nhận thức, quyết tâm và hành động của các nước thành viên và cộng đồng quốc tế trong hiện thực hoá các mục tiêu, tôn chỉ về quyền con người đề ra trong Tuyên ngôn và Tuyên bố. Đây cũng là đóng góp thực chất, trách nhiệm của Việt Nam vào công việc của Hội đồng Nhân quyền, đúng như tinh thần phương châm tham gia của Việt Nam đó là: "Tôn trọng và hiểu biết. Đối thoại và hợp tác. Tất cả quyền con người cho tất cả mọi người".

Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (UDHR) được Đại hội đồng LHQ thông qua ngày 10/12/1948 với nội dung chính, gồm: Khẳng định mọi người sinh ra tự do, bình đẳng, không phân biệt, khẳng định các quyền của con người như quyền sống, quyền được xét xử công bằng, không bị tra tấn, không phải làm nô lệ và các quyền khác trong các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa.

Tuy không phải là văn kiện pháp lý quốc tế, nhưng Tuyên ngôn là nền tảng để xây dựng luật quốc tế về nhân quyền, trong đó có Công ước về các quyền dân sự, chính trị và Công ước về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa; cũng như được đưa vào các văn kiện về quyền con người của các cơ chế khu vực và vào pháp luật của các quốc gia. Ngày 10/12 sau này trở thành Ngày Nhân quyền quốc tế.

Đây là một trong những văn kiện quan trọng nhất của thế kỷ 20, được tất cả các nước thông qua và đã trở thành nền tảng để các quốc gia, trong đó có Việt Nam sử dụng trong quá trình xây dựng các văn kiện liên quan đến việc bảo vệ quyền con người.

Tuyên bố và Chương trình hành động Viên (VDPA) được các nước thành viên LHQ thông qua năm 1993, tại hội nghị quốc tế về nhân quyền được tổ chức tại Viên.

Tuyên bố khẳng định lại các giá trị của Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền, đồng thời làm rõ việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người phải là ưu tiên cao nhất của mỗi quốc gia và cộng đồng quốc tế; nhấn mạnh trong khi cần tính tới các đặc thù của mỗi quốc gia, xã hội, các quyền con người cần được nhìn nhận là giá trị phổ quát, cần được đánh giá trong mỗi quan hệ cân bằng, phụ thuộc lẫn nhau. Tuyên bố cũng khẳng định vai trò của LHQ trong thúc đẩy quyền con người trên thế giới và khởi động cho việc thành lập Cao ủy Nhân quyền LHQ.

 

Theo Chinhphu.vn

Bài liên quan

Tin mới

Coi trọng vai trò của nhân dân trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị
Coi trọng vai trò của nhân dân trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị

Đảng ta nhận thức sâu sắc và khẳng định vai trò của nhân dân đối với sự nghiệp cách mạng, coi việc củng cố và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân là nhiệm vụ quan trọng, góp phần bảo đảm vững chắc sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong xây dựng và phát triển đất nước, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng.

Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh tháng 9 và quý IV/2024.

Miền Trung mưa như trút nước, nguy cơ ngập lụt và sạt lở đất
Miền Trung mưa như trút nước, nguy cơ ngập lụt và sạt lở đất

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, mối nguy hiểm lớn nhất đến từ bão là khả năng gây mưa rất lớn và kéo dài cho một khu vực rộng lớn. Hôm nay và ngày mai, khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam tiếp tục có mưa to đến rất to và rải rác có dông với lượng mưa phổ biến 100-300mm, có nơi trên 500mm. Do mưa lớn sẽ kéo theo nguy cơ lũ trên dòng sông, ngập lụt ở nơi trũng thấp và sạt lở đất, lũ quét ở vùng núi.

Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Trung Chinh kiểm tra công tác phòng, chống áp thấp nhiệt đới
Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Trung Chinh kiểm tra công tác phòng, chống áp thấp nhiệt đới

Chiều 18/9, ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cùng các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan đi kiểm tra công tác phòng chống áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh thành bão tại quận Thanh Khê.

Hà Nội tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt năm 2024
Hà Nội tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt năm 2024

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 273/KH-UBND về việc tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024.

47 năm Việt Nam gia nhập LHQ: Nỗ lực đóng góp cho hòa bình thế giới
47 năm Việt Nam gia nhập LHQ: Nỗ lực đóng góp cho hòa bình thế giới

Cách đây 47 năm, Quốc kỳ của Việt Nam tung bay trước Trụ sở Liên Hợp quốc. Việt Nam đã cử quân nhân tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc và chứng minh cho thế giới thấy, Việt Nam là quốc gia thành viên có trách nhiệm và luôn nỗ lực đóng góp cho hòa bình thế giới.