Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Lập lực lượng tham gia bảo vệ trật tự cơ sở không tăng biên chế và kinh phí

Việc thành lập lực lượng tham gia bảo vệ trật tự ở cơ sở sẽ không tăng về số lượng người tham gia và không tăng về tổng kinh phí bảo đảm so với thực tiễn hiện nay.

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 6, sáng nay 27/10, Quốc hội thảo luận dự thảo luận về Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Lực lượng này được thành lập trên cơ sở 3 lực lượng: Bảo vệ dân phố, dân phòng và công an xã bán chuyên trách

Không tăng biên chế và kinh phí

Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh ông Lê Tấn Tới cho biết, nhiều ý kiến đề nghị báo cáo đánh giá kỹ hơn về tổ chức, ngân sách khi thành lập lực lượng này; cho rằng không chỉ dừng lại ở số lượng khoảng 300.000 người như tờ trình dự án luật do Chính phủ trình và sẽ tăng kinh phí, ngân sách bảo đảm; đề nghị có số liệu cụ thể chứng minh “không làm tăng biên chế”, “không làm tăng ngân sách” so với thực tiễn hiện nay.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh Lê Tấn Tới
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh Lê Tấn Tới (Ảnh VOV.VN)

Theo ông Lê Tấn Tới, tại Phiên họp thứ 25, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã “đề nghị Chính phủ chỉ đạo tính toán đầy đủ, cụ thể (nhân lực, vật lực, tài lực) và đánh giá kỹ lưỡng tác động về biên chế, kinh phí và khả năng đảm bảo để báo cáo UBTVQH, Quốc hội”và Chính phủ đã có Báo cáo số 518/BC-CP ngày 06/10/2023 gửi UBTVQH.

Theo báo cáo của Chính phủ, hiện nay trong toàn quốc có 298.688 người đang tham gia hoạt động trong lực lượng bảo vệ dân phố, công an xã bán chuyên trách đang được tiếp tục sử dụng và các chức danh đội trưởng, đội phó đội dân phòng.

Thực hiện quy định hiện hành, các địa phương trong cả nước đang chi trả cho tổ chức, hoạt động, chế độ, chính sách, bảo đảm điều kiện hoạt động cho các lực lượng này khoảng 3.570 tỷ đồng/năm (tính theo mức lương cơ sở mới).

Tính đến tháng 12/2022, toàn quốc có 84.721 thôn, tổ dân phố. Nếu mỗi thôn, tổ dân phố đều thành lập Tổ bảo vệ ANTT thì với 84.721 Tổ bảo vệ ANTT thì cần có ít nhất là 254.163 người tham gia (mỗi Tổ cần ít nhất 3 người) và dự kiến mức chi tổng kinh phí cần bảo đảm để thực hiện theo quy định của dự thảo luật là 3.505 tỷ đồng/năm.

Tuy nhiên, do dự thảo luật quy định mỗi Tổ bảo vệ ANTT có thể phụ trách một hoặc một số thôn, tổ dân phố, nên tổng số Tổ bảo vệ ANTT có thể giảm xuống, kéo theo tổng kinh phí bảo đảm cũng sẽ giảm xuống.

“Như vậy, với cách dự tính nêu trên thì sẽ không tăng về số lượng người tham gia và không tăng về tổng kinh phí bảo đảm so với thực tiễn hiện nay”, ông Lê Tấn Tới nói.

Về lâu dài, tổng số lượng thôn, tổ dân phố tiếp tục giảm do sáp nhập nên các địa phương sẽ có điều kiện tập trung bảo đảm chế độ, chính sách tốt hơn nữa cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở.

Cũng theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh, một số ý kiến đề nghị quy định rõ trường hợp địa phương khó khăn về ngân sách, không cân đối được ngân sách thì đề nghị ngân sách Trung ương hỗ trợ. Một số ý kiến khác cho rằng, quy định trường hợp địa phương khó khăn về ngân sách thì được Trung ương hỗ trợ là mâu thuẫn với quy định của Luật Ngân sách Nhà nước vì nhiệm vụ chi của cấp nào thì ngân sách cấp đó bảo đảm.

“UBTVQH đã chỉ đạo bỏ nội dung quy định đối với địa phương khó khăn về ngân sách thì được ngân sách Trung ương hỗ trợ bảo đảm thống nhất với quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước”, ông Lê Tấn Tới cho biết.

Chính quyền địa phương quyết định mức hỗ trợ thường xuyên hằng tháng

Trước ý kiến đề nghị quy định chế độ, chính sách cho lực lượng này theo nhiệm vụ được giao và chỉ hỗ trợ khi được huy động thực hiện nhiệm vụ chứ không hỗ trợ thường xuyên hằng tháng, UBTVQH cho rằng, dự thảo luật quy định mức hỗ trợ hằng tháng cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở là kế thừa quy định về chế độ hỗ trợ đối với đối tượng đội trưởng, đội phó đội dân phòng, bảo vệ dân phố, công an xã bán chuyên trách đã có từ lâu đang được các địa phương thực hiện.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên thảo luận
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên thảo luận (Ảnh: VOV.VN)

Nếu bỏ quy định hỗ trợ hằng tháng mà chỉ hỗ trợ khi được huy động thì sẽ không thu hút được người dân tham gia lực lượng này, không bảo đảm tính khả thi của luật.

Một số ý kiến đề nghị cần quy định khung, mức tối thiểu đối với hỗ trợ thường xuyên hằng tháng, hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế và giao Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.

UBTVQH thấy rằng, đây là lực lượng quần chúng được tuyển chọn tham gia; nếu quy định “cứng” trong luật về khung mức hỗ trợ thường xuyên hằng tháng và khung mức hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế sẽ không phù hợp với thực tế, nhất là ở các địa phương còn khó khăn về kinh tế, chưa tự chủ được ngân sách.

Do đó, UBTVQH đề nghị Quốc hội cho phép kế thừa pháp luật hiện hành, quy định theo hướng mở để chính quyền địa phương quyết định mức hỗ trợ thường xuyên hằng tháng, quyết định mức hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế đối với người tham gia lực lượng này để phù hợp với thực tế điều kiện ở từng địa phương và bảo đảm tính khả thi của luật.

Theo VOV

Tin mới

Bắc Giang: Nhiều hoạt động chăm lo con công nhân, thiếu nhi hoàn cảnh khó khăn dịp Tết Trung thu
Bắc Giang: Nhiều hoạt động chăm lo con công nhân, thiếu nhi hoàn cảnh khó khăn dịp Tết Trung thu

Nhân dịp Tết Trung thu năm 2024, nhiều cơ quan, đơn vị, đoàn thể trên địa bàn tỉnh Bắc Giang quan tâm bố trí kinh phí, vận động các nguồn tài trợ để tổ chức nhiều hoạt động chăm lo con công nhân lao động, thiếu nhi hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng do bão số 3.

Bình Định: Cục QLTT ủng hộ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả bão số 3
Bình Định: Cục QLTT ủng hộ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả bão số 3

Tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bình Định vừa tổ chức Lễ phát động đợt quyên góp ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Kết quả, 56.560.000 đồng đã được cán bộ, công chức, người lao động Cục QLTT Bình Định quyên góp, ủng hộ..

Bắc Ninh: Lễ hội trăng rằm “Lồng đèn thắp sáng ước mơ”
Bắc Ninh: Lễ hội trăng rằm “Lồng đèn thắp sáng ước mơ”

Chương trình Lễ hội trăng rằm với chủ đề "Lồng đèn thắp sáng ước mơ" thể hiện tinh thần tương thân tương ái, không để ai bị bỏ lại phía sau, mang đến cho các em thiếu nhi Bắc Ninh một tết Trung thu ấm áp, nhiều tình yêu và hỗ trợ kịp thời đến với các thiếu nhi bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Phát triển bền vững kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh
Phát triển bền vững kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh

Cần huy động nguồn lực, thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh, nâng cao hơn nữa năng lực thực thi và bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên biển.

Bí thư Tỉnh ủy Nam Định yêu cầu huyện Trực Ninh sớm ổn định đời sống người dân vùng ảnh hưởng do mưa lũ
Bí thư Tỉnh ủy Nam Định yêu cầu huyện Trực Ninh sớm ổn định đời sống người dân vùng ảnh hưởng do mưa lũ

Sáng 16/9, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Phạm Gia Túc đi kiểm tra công tác khắc phục, xử lý ảnh hưởng của mưa, lũ tại huyện Trực Ninh.

Techfest Đắk Lắk 2024: Đã có khoảng 120 gian hàng đăng ký trưng bày
Techfest Đắk Lắk 2024: Đã có khoảng 120 gian hàng đăng ký trưng bày

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk, đến nay, đã có khoảng 120 gian hàng đăng ký tham gia trưng bày tại Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2024 (Techfest Đắk Lắk 2024).