Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Làm thế nào để Việt Nam không bị kẹt trong bẫy thu nhập trung bình?

Chỉ có khoảng 13 quốc gia thành công trong chuyển từ thu nhập trung bình lên thu nhập cao, và nhiều quốc gia bị kẹt trong bẫy thu nhập trung bình. Vậy, Việt Nam sẽ làm gì để đạt mục tiêu trở thành nước thu nhập trung bình cao trước năm 2030?

Nền kinh tế thị trường tại Việt Nam đang bộc lộ nhiều hạn chế

Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB), thu nhập bình quân đầu người (GNI/đầu người) của Việt Nam năm 2021 ước đạt 3.590 USD. Với mức thu nhập này, Việt Nam đang tiến sát đến ngưỡng khởi đầu của nhóm các nước thu nhập trung bình cao (theo phân loại của WB).

Thu nhập bình quân đầu người (GNI/đầu người) của Việt Nam năm 2021 ước đạt 3.590 USD (Ảnh minh họa: KT)
Thu nhập bình quân đầu người (GNI/đầu người) của Việt Nam năm 2021 ước đạt 3.590 USD. Ảnh minh họa: KT.

Tuy nhiên, đa số các quốc gia khi chạm đến ngưỡng này thì tốc độ tăng trưởng chậm dần, nhiều bất ổn kinh tế xuất hiện mang tính cơ cấu rất khó giải quyết dứt điểm, trong khi lại phải đối mặt với nhiều vấn đề về già hoá dân số, an sinh xã hội, suy thoái môi trường, cạn kiệt tài nguyên… Hệ quả là chỉ rất ít các quốc gia vượt qua được bẫy thu nhập trung bình để trở thành nước phát triển, có thu nhập cao.

GS.TS.Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân thừa nhận, những nỗ lực xây dựng thể chế kinh tế thị trường đã góp phần quan trọng đưa Việt Nam từ một nước nghèo có thu nhập bình quân khoảng 200 USD/người (những năm 1990) lên mức như hiện nay. Tuy nhiên, sự vận hành của nền kinh tế thị trường tại Việt Nam đã, đang bộc lộ nhiều điểm hạn chế.

Trên thực tế, Nhà nước còn chi phối khá nhiều vào cơ chế giá thị trường (như giá xăng dầu, giá điện, giá vé máy bay, giá y tế...). Sự chi phối này cho thấy những bất cập khá nghiêm trọng, điển hình như tình trạng thiếu hụt xăng dầu diễn ra gần đây. Hay như, hàng loạt các doanh nghiệp nhà nước báo lỗ, trong đó phải kể đến Hãng hàng không quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Điện lực… liên tục công bố về tình trạng thua lỗ nặng nề. Các bệnh viện công rơi vào tình trạng thu không đủ chi là phổ biến, thêm vào đó là sự thiếu hụt về thuốc men, trang thiết bị y tế… Những điều này đang gây ảnh hưởng rất lớn đến công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người dân…

Ảnh internet
Ảnh internet.

Theo GS. TS. Phạm Hồng Chương, vấn đề này xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản, hệ thống các văn bản pháp luật chồng chéo, khiến cho việc kinh doanh của doanh nghiệp luôn có nguy cơ vi phạm pháp luật. Hơn nữa, các cán bộ Nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ cũng có thể mắc vào các vi phạm pháp luật nếu họ hiểu sai các quy định dẫn đến hiện tượng chậm trễ trong việc xử lý các thủ tục hành chính, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

“Khu vực doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) vẫn còn lớn, trong khi tiến độ cổ phần hoá các DNNN trong những năm vừa qua bị chững lại”, hay như “trường hợp của các doanh nghiệp bất động sản, rất nhiều dự án hiện nay không thể triển khai vì vướng thủ tục pháp lý, bị treo nhiều năm và không được giải quyết,” ông Phạm Hồng Chương nêu thực tế.

Đứng trước hàng loạt khó khăn như hiện nay, GS. Phạm Hồng Chương cho rằng, Việt Nam cần phải tiếp tục tìm ra những điểm nghẽn quan trọng về thể chế kinh tế để tháo gỡ. Điều này là “chìa khoá để mang lại niềm tin cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư cả trong, lẫn ngoài nước”.

Tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế

Chia sẻ kinh nghiệm thế giới về tự do kinh tế và khả năng vượt "bẫy thu nhập trung bình" của các nước đang phát triển, TS. Fred McMahon, Trưởng nhóm nghiên cứu về tự do kinh tế tại Viện Fraser, Canada cho biết, Việt Nam đã ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ, trung bình 6% trong vòng 10 năm qua. Thực tế cho thấy, khi các quốc gia trở nên giàu có hơn, tăng trưởng sẽ chậm lại. Các quốc gia khác bắt kịp tốc độ tăng trưởng của Việt Nam nhưng mờ nhạt dần khi họ không thể cải thiện tự do kinh tế như: Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan.

Ông Fred McMahon cho rằng, Việt Nam vẫn là một quốc gia tương đối nghèo, tuy nhiên, đây lại là một “lợi thế”, bởi điều này giúp Việt Nam sẽ dễ dàng hơn để bắt kịp các nền kinh tế hiện tại, nhờ thúc đẩy các cải tiến và cơ chế mới với chi phí thấp, tiền công thấp mà vẫn lôi kéo được đầu tư.

“Tự do kinh tế sẽ tạo động lực vượt bẫy thu nhập trung bình, do đó, để Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh và trở nên giàu có hơn, chính sách kinh tế sẽ phải trở nên cạnh tranh hơn,” ông Fred McMahon nhấn mạnh.

TS. Đinh Tuấn Minh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giải pháp thị trường cho các vấn đề kinh tế - xã hội (MASSEI)
TS. Đinh Tuấn Minh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giải pháp thị trường cho các vấn đề kinh tế - xã hội (MASSEI).

Còn theo TS. Đinh Tuấn Minh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giải pháp thị trường cho các vấn đề kinh tế - xã hội (MASSEI), để xác định bất cập trong hệ thống thể chế nền kinh tế khi hướng tới nước thu nhập trung bình cao, cần có cách tiếp cận mới.

Theo ông Minh, cách thức tiếp cận truyền thống là tìm ra điểm chưa tốt so với mức tối ưu và chỉ ra bất cập. Với cách tiếp cận mới, sẽ so sánh với các quốc gia khác, có trình độ tốt hơn. Từ đó, xem xét thể chế kinh tế Việt Nam có những vấn đề gì gây thua kém, từ đó đi vào cải cách. Ông Minh cũng cho rằng, vấn đề lớn của nền kinh tế hiện nay không phải là giải phóng sức lao động thông qua đẩy mạnh thu hút FDI trên cơ sở lao động giá rẻ như giai đoạn trước nữa. Thay vào đó, trọng tâm chính sách kinh tế trong giai đoạn mới phải làm sao để tài sản có thể tìm đến địa chỉ tốt để sinh lời, thông qua môi trường đầu tư an toàn, các kênh đầu tư có độ mở.

"Cần phải xây dựng hệ thống thể chế để các thị trường tài chính hiện đại và hoạt động hiệu quả để mọi người dân đều có cơ hội tham gia. Rà soát lại các hàng rào phi thuế quan theo hướng rõ ràng, minh bạch và ổn định; kiên trì cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan để giảm chi phí, thời gian liên quan đến những thủ tục bắt buộc; rà soát lại các quy định về kiểm soát vốn để thị trường vốn của Việt Nam hấp dẫn hơn nữa trong mắt nhà đầu tư nước ngoài…", ông Minh nêu ý kiến.

Cẩm Tú/VOV.VN

Bài liên quan

Tin mới

VN-Index hôm nay: Nhà đầu tư nên mua vào khi VN-Index về ngưỡng 1.250 điểm
VN-Index hôm nay: Nhà đầu tư nên mua vào khi VN-Index về ngưỡng 1.250 điểm

Theo chuyên gia của ASEANSC thì, hôm nay, ngày 9/9, nhà đầu tư nên mua khi VN-Index về ngưỡng 1.250 điểm, nên bán khi VN-Index chạm ngưỡng 1.285 - 1.300 điểm. Vùng quản trị rủi ro là 1.220 điểm.

Doanh nghiệp 1 năm tuổi muốn làm dự án hơn 400 tỷ tại Quảng Trị
Doanh nghiệp 1 năm tuổi muốn làm dự án hơn 400 tỷ tại Quảng Trị

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị vừa mở hồ sơ đăng ký thực hiện đối với dự án Khu dân cư Nam sông Hiếu, phường 4, TP. Đông Hà.

Bão số 3 “quật đổ” hơn 25.000 cây xanh ở Hà Nội
Bão số 3 “quật đổ” hơn 25.000 cây xanh ở Hà Nội

Theo báo cáo nhanh mới nhất, tính đến tối 8/9, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 25.156 cây đổ và cành gãy, trong đó cây đổ là 24.807 cây, tập trung nhiều ở các địa bàn: Hoàng Mai, Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Nam Từ Liêm…

Bắc Giang: Bão số 3 làm 1 người tử vong, thiệt hại khoảng 340 tỷ đồng
Bắc Giang: Bão số 3 làm 1 người tử vong, thiệt hại khoảng 340 tỷ đồng

Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai & Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bắc Giang, từ 7 giờ ngày 6/9 đến 16 giờ ngày 8/9, ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão Yagi (bão số 3) gây thiệt hại khoảng 340 tỷ đồng, 1 người tử vong.

Hôm nay của 55 năm trước, Lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh được cử hành trọng thể tại Quảng trường Ba Đình
Hôm nay của 55 năm trước, Lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh được cử hành trọng thể tại Quảng trường Ba Đình

Lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh chính thức bắt đầu ngày 6/9/1969 và kéo dài đến hết ngày 8/9/1969. Sáng ngày 9/9/1969, Lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh được cử hành trọng thể tại Quảng trường Ba Đình. Tổng Bí thư Lê Duẩn đọc Điếu văn, sau đó, bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được công bố.

Bão số 3 làm 24 người chết và mất tích, 229 người bị thương
Bão số 3 làm 24 người chết và mất tích, 229 người bị thương

Thống kê đến tối 8/9 của Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai cũng như một số địa phương cho thấy cơn bão mạnh nhất trong hàng chục năm qua đã làm 24 người chết, mất tích, trong đó do bão 9 người; sạt lở đất 12 người; do lũ cuốn trôi 3 người.