Lãi suất huy động giảm nhà đầu tư "quay xe" sang bất động sản, chứng khoán...
Lãi suất huy động giảm trong khi các kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán dần "ấm" trở lại khiến lượng tiền gửi vào ngân hàng giảm so với cuối năm 2023.
Theo số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 25/3, huy động vốn của các tổ chức tín dụng giảm 0,76% so với cuối năm 2023.
Lượng tiền gửi vào ngân hàng giảm trong bối cảnh lãi suất huy động “chạm đáy” ở nhiều ngân hàng. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến ngày 25/3, lãi suất bình quân huy động và cho vay đối với các giao dịch phát sinh mới lần lượt ở mức 3,1%/năm và 6,5%/năm, giảm tương ứng khoảng 0,4%/năm và 0,6%/năm so với cuối năm 2023.
Mặc dù lượng tiền gửi vào ngân hàng vẫn đang ở mức cao kỷ lục (khoảng 14 triệu tỷ đồng) nhưng có thể thấy rằng, dòng tiền có dấu hiệu chuyển từ gửi tiết kiệm sang những kênh đầu tư có khả năng sinh lời tốt hơn.
Theo chia sẻ của một chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân, gửi tiết kiệm chưa bao giờ là kênh đầu tư sinh lời cao. “Trong bối cảnh lãi suất huy động duy trì ở mức thấp, gửi tiết kiệm trở thành kênh đầu tư sinh lời thấp và không còn hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư. Khi đó, dòng tiền sẽ luân chuyển sang những kênh đầu tư hấp dẫn hơn là điều hoàn toàn dễ hiểu”, ông nói.
Trong khi dòng tiền vào kênh gửi tiết kiệm giảm, những kênh đầu tư như chứng khoán hay bất động sản lại có nhiều khởi sắc và được dự báo sẽ là những kênh thu hút đầu tư mạnh nhất trong năm 2024.
Theo báo cáo của Hiệp hội bất động sản TP. HCM (HoREA), thị trường bất động sản cả nước có xu thế phục hồi và tăng trưởng vững chắc hơn trong 2 tháng đầu năm 2024.
Tiến sỹ Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế cũng nhận định nhiều tín hiệu cho thấy thị trường bất động sản đang dần phục hồi. Lượng giao dịch tăng trở lại, những dự án mới ở phân khúc căn hộ bán hết khi vừa ra mắt trong khi nhu cầu của người dân vẫn tồn tại.
Cũng theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Bất động sản thuộc Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, trong 2 năm trở lại đây, dù đối diện với nhiều thách thức nhưng bất động sản vẫn là kênh đầu tư có hiệu quả cao nhất với lợi suất lên đến 14%, cao hơn nhiều so với các kênh đầu tư truyền thống như vàng (7,36%) và gửi tiết kiệm (6%).
Ngoài ra, khi lãi suất huy động giảm, lãi suất cho vay theo đó cũng giảm. Lãi suất cho vay ở mức hấp dẫn sẽ tạo ra tác động tích cực kép cho ngành bất động sản. Khi đó, bản thân các doanh nghiệp bất động sản cũng sẽ dễ tiếp cận nguồn vốn tín dụng hơn còn người mua nhà cũng giảm bớt áp lực tài chính khi vay tiền mua nhà.
Đối với kênh chứng khoán, ông Trần Hoàng Sơn, Tổng Giám đốc Chiến lược thị trường VPBankS, cho rằng: “Trong năm 2024, nhiều khả năng xu hướng lãi suất huy động sẽ tiếp tục giảm và đây là một trong những yếu tố giúp dòng tiền luân chuyển, tạo ra một con sóng tích cực cho thị trường chứng khoán”.
Trong 3 tháng đầu năm 2024, dòng tiền đổ vào chứng khoán tăng ấn tượng. Trong tháng Ba, giá trị giao dịch có nhiều phiên vượt mức 1,5 – 1,6 tỷ USD. Cá biệt, vào ngày 18/3, giá trị giao dịch còn đạt 47.900 tỷ đồng, tương đương gần 2 tỷ USD.
So với cuối năm 2023, chỉ số VN-Index đã tăng 13,4%, cao hơn mức tăng trên 12% của cả năm 2023 còn HNX-Index tăng 5,13%.
Ngoài bất động sản và chứng khoán, vàng cũng đang là kênh đầu tư được nhiều người quan tâm. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, chỉ trong 3 tháng đầu năm 2024, giá vàng trong nước đã tăng bình quân 18,23% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn đồng loạt chinh phục mốc cao nhất từ trước đến nay khi lần lượt chạm mốc 82,5 triệu đồng/lượng và 71 triệu đồng/lượng. Giá vàng tăng nóng cũng khiến nhiều người chuyển sang đầu tư vào vàng.
Tuy nhiên, nhiều người cũng lo ngại về những rủi ro khi đầu tư vào vàng trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước đang cân nhắc chỉnh sửa Nghị định 24 nhằm bình ổn thị trường vàng miếng. Đây cũng là lý do dẫn đến lực mua vàng giảm nhẹ, dẫn đến tình trạng giá mua vào vàng miếng giảm mạnh hơn so với giá bán ra tại nhiều nhà vàng.
Phương Thảo(t/h)
Tin mới
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu 'cứu' cây đổ do bão Yagi
Đối với các cây xanh cần bảo tồn, các cây quý hiếm có giá trị bị nghiêng, đổ, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu cần kiểm tra, đánh giá để chống dựng, trồng lại ngay nhằm đảm bảo cây tiếp tục sinh trưởng.
30 trường học ở Hà Nội chưa đảm bảo an toàn để dạy học trở lại
Đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết toàn thành phố có 30 trường học chưa bảo đảm an toàn để tổ chức dạy học vào ngày 9/9 do chưa khắc phục xong sự cố bão số 3 gây ra.
Phó Thủ tướng thăm hỏi, chia buồn với gia đình nạn nhân vụ sạt lở làm 4 người tử vong
Chiều 8/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã tới chia buồn cùng gia đình nạn nhân bị sạt lở vùi lấp ngôi nhà làm 4 người tử vong; thị sát, kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại tỉnh Hòa Bình.
Nghệ An cho phép ngư dân tiếp tục ra khơi
Chiều ngày 8/9, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Công văn hỏa tốc số 7642/UBND-NN về việc cho phép tàu thuyền ra khơi.
Cảnh sát Biển đồng hành với ngư dân huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang
Chiều 8/9, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 3 phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Tiền Giang, Huyện ủy, UBND huyện Gò Công Đông tổ chức chương trình công tác Dân vận “Cảnh sát Biển đồng hành với ngư dân”.
Hải Phòng: Học sinh toàn thành phố tiếp tục nghỉ học ngày 9/9 để khắc phục hậu quả sau bão
Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hải Phòng (GD&ĐT), học sinh toàn thành phố sẽ tiếp tục nghỉ học ngày 9/9/2024 cho đến khi có thông báo mới để các nhà trường tập trung khắc phục hậu quả sau bão; điều kiện an toàn giao thông, điện, nước, vệ sinh môi trường... chưa đảm bảo.
Câu chuyện thương hiệu
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường
Hành trình phát triển thương hiệu của Công ty TNHH Dược phẩm và Trang thiết bị Y tế Hoàng Đức
Thế giới số sẽ chia cổ tức 5% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu
Vietsovpetro góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam