Lại đề xuất điều chỉnh giá một số dịch vụ y tế
Sở Y tế Hà Nội đang xem xét bổ sung, điều chỉnh tăng giá một s
Sở Y tế Hà Nội đang xem xét bổ sung, điều chỉnh tăng giá một số dịch vụ y tế và dự kiến phương án sẽ được trình lên HĐND Thành phố Hà Nội để thông qua vào tháng 7 tới.
Viện phí tăng, doanh thu bệnh viện giảm
Theo bà Lưu Thị Liên, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, sau gần một năm áp dụng giá viện phí theo Nghị quyết 13/2013/NQ-HĐND (từ ngày 1/8/2013) tại các bệnh viện (BV) công của Hà Nội đã phát sinh những khó khăn, vướng mắc, nhất là trong việc áp giá đối với chuyên khoa đầu ngành của các BV hạng 2, như một số kỹ thuật có giá chưa hợp lý; một số kỹ thuật có giá trùng nhau; một số kỹ thuật không có giá… cần phải tiếp tục tháo gỡ. Xuất phát từ thực tế đó, Sở Y tế Hà Nội đã đề xuất với UBND thành phố xin điều chỉnh, bổ sung một số vấn đề liên quan viện phí.
Tại các BV công lập, trong số 2.170 dịch vụ kỹ thuật điều chỉnh giá theo Nghị quyết 13, thì có tới 1.364 dịch vụ vẫn được tính bình quân bằng 65-80% của giá do liên bộ Tài chính – Y tế xây dựng (gọi tết là TT 04). Còn lại, 20 – 25% không biết tính như thế nào. Vì thế, đã xảy ra nghịch cảnh viện phí tăng, doanh thu của BV lại giảm. BS Nguyễn Văn Chung, Giám đốc BV Đa khoa huyện Đan Phượng, đưa ra dẫn chứng: Để thực hiện một ca mổ đẻ thông thường thì trong biểu giá mới lại chưa đề cập những chi phí thực tế như chỉ khâu hoặc truyền máu sau đẻ. Nếu BV thu thêm của bệnh nhân sẽ sai quy định nhưng không thu thì BV lỗ nặng.
Như vậy, dù viện phí có tăng nhưng nguồn thu của BV lại giảm 20%. “Giá dịch vụ kỹ thuật y tế đó là chỉ mới thu một phần viện phí chứ không phải dựa trên cơ cấu giá cấu thành nên dịch vụ đó. Chính vì vậy, sau khi thực hiện từ ngày 1/8/2013 đến nay, Sở Y tế Hà Nội nhận thấy việc điều chỉnh dịch vụ y tế theo từng hạng BV khác nhau rất thấp so tình hình thực tế. Do đó, Sở Y tế, Sở Tài chính và Bảo hiểm Y tế Hà Nội đã thống nhất điều chỉnh tăng thêm 20% ở mỗi hạng cơ sở y tế công lập, cụ thể: Tăng từ 80% lên 100% ở BV hạng 1; từ 75% lên 95% ở BV hạng 2; từ 70% lên 90% ở BV hạng 3; từ 65% lên 85% ở trạm y tế…”, bà Liên nói.
Bệnh nhân chịu chi trả cao hơn
“Lần này, Hà Nội xin bổ sung giá cho 164 dịch vụ y tế mà các cơ sở y tế thực hiện được trong thời gian qua và đề xuất khám, chữa bệnh ngoại trú ở bốn dịch vụ y tế cho trạm y tế xã, phường, phòng khám đa khoa. Như vậy, sẽ có 168 dịch vụ y tế được xem xét xây dựng cơ cấu giá phù hợp”, bà Liên cho biết. Mức giá thành của các dịch vụ kỹ thuật này được xây dựng căn cứ trên chi phí trực tiếp mà các cơ sở y tế thực hiện, cộng với định mức kinh tế kỹ thuật cho các loại dịch vụ kỹ thuật để xây dựng cơ cấu giá dịch vụ y tế và phân loại phẫu thuật mà Bộ Y tế cho phép tại các BV công ở Hà Nội thực hiện…
Thí dụ như phẫu thuật chỉnh cột sống ngực qua đường sau tại BV hạng 1 như BV Xanh Pôn được đề xuất mức giá là 3.127.838 đồng, sẽ được tính chi ly từ thuốc kháng sinh các loại (bao nhiêu ống, viên, tuýp…), kim luồn, kim bướm, dịch truyền, gạc… đến chi phí điện nước, hậu cần khác, hay chi phí duy tu bảo dưỡng, khấu hao trang thiết bị y tế… Tuy nhiên, căn cứ chi phí thực tế thì mức giá này tại TT 04 mới đạt 86,88%. Nhìn rộng ra, nếu chia bình quân giá 168 dịch vụ y tế chỉ tăng khoảng 70,8% so giá tối đa của TT 04.
Cũng theo bà Liên, hiện tại Hà Nội có năm dịch vụ chuyên khoa đầu ngành ở BV hạng 2 như chuyên khoa mắt của BV Mắt Hà Nội, chuyên khoa răng – hàm – mặt của BV Việt Nam – Cu Ba, chuyên khoa lao của BV Phổi Hà Nội, chuyên khoa truyền nhiễm của BV Đống Đa và chuyên khoa Y học cổ truyền của BV Y học cổ truyền Hà Nội. Các chuyên khoa đầu ngành này năm ở BV hạng 2 và được thanh toán ở mức thu như ở BV hạng 1, nhưng tại Nghị quyết 13, do chưa có căn cứ nên HĐND Thành phố Hà Nội không đồng ý với quy định này. Vì thế, năm dịch vụ chuyên khoa này ở các BV hạng 2 phải thu thấp hơn 5% so giá cũ.
Tuy nhiên, nếu cứ áp dụng thu viện phí theo mức giá cũ thì BV không có nguồn kinh phí để tái đầu tư trang thiết bị, kỹ thuật. Mà nếu các BV “bỏ ngỏ” không phát triển dịch vụ kỹ thuật chuyên khoa đầu ngành, thì người bệnh sẽ tìm lên BV tuyến T.Ư điều trị…
Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của việc điều chỉnh tăng một số chi phí dịch vụ y tế lần này đối với người dân, bà Liên cho rằng: Người dân sẽ phải chịu chi trả cao hơn nhưng nếu không điều chỉnh thì các cơ sở khám, chữa bệnh sẽ không có đủ kinh phí để tái đầu tư. Hơn nữa, BHXH cũng khẳng định, nếu tăng giá dịch vụ y tế sẽ không lo vỡ quỹ BHYT, mặc dù hầu hết các dịch vụ y tế mới được bổ sung lần này hoặc tăng thêm đều do quỹ BHYT chi trả. Tuy nhiên, trong thời gian chưa có hướng dẫn điều chỉnh, các đơn vị phải tự cân đối thu chi, không được thu thêm bất kỳ khoản phí nào của bệnh nhân.
Theo Thời nay
Tin mới
Vĩnh Phúc truy tìm đối tượng nghi vấn liên quan đến vụ cướp tài sản xảy ra ngày 13/9 ở thành phố Vĩnh Yên
Công an thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc phát đi thông báo truy tìm đối tượng nghi vấn liên quan đến vụ cướp tài sản xảy ra ngày 13/9 tại phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên.
Bình Dương: Giải cứu bé trai lọt cống thoát nước
Khi đang đi bán vé số trên đường, bé trai bị dòng nước lớn chảy siết cuốn vào cống thoát nước.
Công đoàn EVNNPC: Thắm đượm nghĩa tình sau bão lũ
Nhằm kịp thời chia sẻ, động viên các cán bộ công nhân viên (CBCNV) đang vất vả làm việc “xuyên ngày, xuyên đêm” khắc phục sự cố lưới điện, Công đoàn EVNNPC đã chủ động phối hợp với chuyên môn, tham mưu, đề xuất trích Quỹ phúc lợi với tổng số tiền là 15 tỷ đồng để hỗ trợ các đơn vị, thăm hỏi, động viên CBCNV, người lao động…
Quảng Bình: Giám sát tiêu hủy 1.500 đơn vị sản phẩm thực phẩm nhập lậu
Thực hiện Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Đội trưởng Đội số 5, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình, tiến hành giám sát đối tượng vi phạm thực hiện việc tiêu hủy 1.500 đơn vị sản phẩm thực phẩm nhập lậu không đảm bảo an toàn sử dụng.
Tạm giữ hơn 1.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu
Đội số 1, Cục Quản lý thị trường tỉnh Kiên Giang tiến hành kiểm tra phát hiện 1.070 bao thuốc lá điếu với các nhãn hiệu như JET, HERO, SAIGON Silver (trong đó có 120 bao thuốc lá nhãn hiệu SAIGON Silver có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu).
Quảng Ninh: Chỉ đạo các sở ngành hỗ trợ đưa Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng vào hoạt động vào cuối năm 2024
Sau 2 năm xây dựng, Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng (thuộc Tập đoàn Thành Công) đang tập trung hoàn thiện các hạng mục cuối cùng. Kiểm tra tiến độ dự án sáng 14/9, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy, đánh giá cao những nỗ lực của chủ đầu tư và đề nghị giữ vững tiến độ đã cam kết. Đồng chí chỉ đạo các sở ngành tiếp tục hỗ trợ cho dự án trọng điểm này.
Câu chuyện thương hiệu
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới