Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Kỷ niệm 22 năm ngày mất nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Hôm nay, 01/04, kỷ niệm 22 năm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn “rời cõi tạm”. Cuộc đời, sự nghiệp của nhạc sĩ họ Trịnh từng để lại “dấu ấn” ở nhiều tỉnh, thành phố. Trong đó, Quy Nhơn - Bình Định là một trong những địa phương mà Trịnh Công Sơn lưu lại những dấu ấn sâu đậm nhất. Và giờ đây, biển Quy Nhơn vẫn mãi nhớ về người nhạc sĩ tài hoa họ Trịnh…   

Trịnh và những dấu ấn Quy Nhơn

Theo nhiều nguồn tư liệu và qua ký ức của bạn bè, đồng nghiệp, sinh thời, cuộc đời, sự nghiệp của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng để lại những “dấu ấn” ở nhiều nơi: ĐăkLăk, Thừa Thiên Huế, Quy Nhơn - Bình Định, Lâm Đồng, Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh…. Trong đó, thành phố biển Quy Nhơn có khá nhiều địa chỉ từng lưu lại dấu ấn Trịnh Công Sơn khá sâu đậm. 

1- Một góc Khu ky túc xá Sư Phạm Quy Nhơn – nơi từng in dấu hình bóng của Trịnh Công Sơn.
Một góc Khu ky túc xá Sư phạm Quy Nhơn – nơi từng in dấu hình bóng của Trịnh Công Sơn. (Ảnh: Viết Hiền)

Theo đó, những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ XX, Trịnh Công Sơn từng theo học Khóa Giáo học Bổ túc tại Trường Sư phạm Quy Nhơn. Trong thời gian học ở trường, Trịnh Công Sơn từng ở trọ một số nơi; từng sống, sinh hoạt, học tập và sáng tác… Đáng lưu ý, thời gian ở Quy Nhơn, Trịnh Công Sơn đã cho ra đời khá nhiều tác phẩm âm nhạc và những ca khúc nổi tiếng…

2- Chương trình Đại nhạc hội của Ban Văn nghệ Chi đoàn Sư Phạm Quy Nhơn  tháng 01-1963 (trong đó có tiết mục “Dã Tràng Ca” của Trịnh Công Sơn.
Chương trình Đại nhạc hội của Ban Văn nghệ Chi đoàn Sư phạm Quy Nhơn  tháng 01/1963 (trong đó có tiết mục “Dã Tràng Ca” của Trịnh Công Sơn. (Ảnh Tư liệu của VH)

Thời gian qua, chúng tôi đã tìm đến những địa chỉ từng lưu dấu ấn sâu đậm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tại Quy Nhơn. Qua đó, chúng tôi đã phát hiện một số tư liệu khá thú vị liên quan đến giai đoạn sống, học tập, sáng tác của Trịnh Công Sơn tại thành phố biển…

Theo một số tư liệu, tháng 04/1962, Trịnh Công Sơn từ Huế vào học tại trường Sư phạm Quy Nhơn và khi đó giáo sinh chỉ cần có bằng Trung học đệ nhất cấp (tương đương lớp 09). Một số tư liệu lại cho rằng: Trịnh Công Sơn học trường Sư phạm Quy Nhơn khóa 1963-1964. Tuy nhiên, theo tài liệu của nhà báo Trần Đình Thái (tác giả của sách “Ai có về Quy Nhơn”) thì Trường Sư phạm Quy Nhơn thành lập vào ngày 10/05/1962 và đến ngày 03/10/1962 thì trụ sở trường mới khánh thành.   

Tác giả (bìa trái) đang trao đổi với ông Trần Đình Trắc.
Tác giả (bìa trái) đang trao đổi với ông Trần Đình Trắc. (Ảnh: V.H)

Chúng tôi đã tìm gặp ông Trần Đình Trắc (84 tuổi), nguyên là phụ trách Phòng Hành chính & Quản trị trường Sư phạm Quy Nhơn để tìm hiểu. Ông Trần Đình Trắc cho biết: Trường Sư phạm Quy Nhơn khi đó đào tạo 02 hệ: Giáo viên tiểu học và Giáo học Bổ túc. Trong đó, hệ Giáo viên tiểu học chỉ cần có bằng Trung học đệ nhất cấp (phải thi), với thời gian học 01 năm; ngược lại, hệ Giáo học Bổ túc, lấy thí sinh có bằng Tú tài trở lên (không phải thi); thời gian học 02 năm. Trịnh Công Sơn thuộc hệ đào tạo này (vì đã có bằng Tú tài).  

Còn theo ông Lê Thanh Tuyến, thành viên Ban liên lạc Cựu giáo sinh Sư phạm Quy Nhơn tại Bình Định: Khóa đầu tiên vào học trường Sư phạm Quy Nhơn có khoảng 300 giáo sinh, trong đó số giáo sinh người Huế chiếm khoảng 60% là người Huế, còn lại là người của các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Gia Lai, Kon Tum…  

Cũng theo ông Trần Đình Trắc, thời gian học trường Sư phạm Quy Nhơn, ban đầu Trịnh Công Sơn và 02 người bạn ở trọ tại căn nhà số 70 Gia Long (nay là 134-136 Trần Hưng Đạo, TP. Quy Nhơn). Sau đó, Trịnh Công Sơn chuyển sang nhà một người bà con ở gần rạp Kim Khánh (nay là khu vực Hội trường Quang Trung và Trung tâm Điện ảnh - Điện máy Quốc Khánh, TP. Quy Nhơn). Tại đây, Trịnh Công Sơn thường uống café ở quán Phi Điệp, nằm trên đường Phan Bội Châu, TP. Quy Nhơn (nay là khu vực Công ty Xổ số kiến thiết Bình Định)…

Một đêm nhạc Trịnh tại quán Thu Vàng.
Một đêm nhạc Trịnh tại quán Thu Vàng. (Ảnh: Tư liệu của VH)

Biển nhớ tên anh gọi về …

Cũng qua những người bạn của Trịnh Công Sơn và qua những tư liệu mà chúng tôi có được, thời gian sống và học tập ở Quy Nhơn là giai đoạn mà nhạc sĩ họ Trịnh  cho ra đời khá nhiều tác phẩm hay. Tiêu biểu trong số này là các ca khúc: Tiếng hát dã tràng, Biển nhớ Nhìn những mùa thu đi, Nắng thủy tinh, Chiều một mình qua phố, Cát bụi, Vết lăn trầm… .

Trao đổi vơi chúng tôi, nhà văn Ban Mai (tên thật là Nguyễn Thị Thanh Thúy, nguyên giảng viên Trường Đại học Sư phạm Quy Nhơn) - tác giả của sách “Trịnh Công Sơn - Vết chân dã tràng” chia sẻ: “Những tình khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã gây kinh ngạc cho mọi người thời đó… Những hình ảnh của Trịnh Công Sơn đậm nét siêu thực, với những ca từ lạ hóa hình ảnh đời thường, đã đánh thức cả một thế hệ. Lạ từ nhan đề tới hình ảnh tân kỳ trong lời ca như: Diễm Xưa, Tuổi đá buồn, Lời buồn thánh. Rồi những hình ảnh mắt xanh xao, hồn xanh buốt, hai bàn tau đói, bàn tay chăn gió mưa…”…

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (thứ 2 từ trái qua) đang giao lưu với người hâm mộ tại Quán Thu Vàng.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (thứ hai từ trái qua) đang giao lưu với người hâm mộ tại Quán Thu Vàng. (Ảnh: Tư liệu của VH)

Đáng lưu ý là “dấu ấn đẹp” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tại quán Thu Vàng (ở 70 Trần Cao Vân, TP. Quy Nhơn). Trao đổi với chúng tôi, chị Trần Thị Thu Trang, nguyên chủ quán Thu Vàng tâm sự: Thu Vàng là quán café duy nhất ở TP. Quy Nhơn chuyên tổ chức hát nhạc Trịnh. Không chỉ có vậy, cứ đúng 28/02,  Thu Vàng lại tổ chức đêm nhạc mừng sinh nhật nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Một lần, hoạt động của Thu Vàng được Báo Tuổi Trẻ viết bài giới thiệu và Trịnh Công Sơn đã đọc được thông tin trên. Ông rất xúc động và nguyện sẽ tìm cách ra thăm Thu Vàng.

Thế rồi, cuối năm 1998, nhân Lễ kỷ niệm “396 năm Phủ thành Quy Nhơn và 100 năm đô thị tỉnh lỵ Bình Định”, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã tìm đến quán Thu Vàng. Cùng đi với ông còn có các nhạc sĩ: Tôn Thất Lập, Thanh Tùng, Hoàng Hiệp, Nguyễn Văn Hiên, Trần Long Ẩn, Nguyễn Ngọc Thiện...

Còn nhạc sĩ Phạm Ghi (người phụ trách chương trình ca nhạc tại Thu Vàng) thì bồi hồi nhớ lại: “Sự xuất hiện của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ở quán Thu Vàng khi đó quả là một sự kiện. Điều bất ngờ là rất đông khán giả Quy Nhơn đã thông tin cho nhau biết và kéo đến quán rất đông. Tại đây, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã bồi hồi kể lại kỷ niệm những ngày tháng sống, học tập, sáng tác ở Quy Nhơn, ở trường Sư phạm Quy Nhơn và say sưa hát tặng khán giả thành phố biển”…

Có thể nói, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để lại những dấu ấn thật sâu đậm đối với phố biển Quy Nhơn. Vì vậy, cuối năm 2018, HĐND tỉnh Bình Định đã thống nhất lấy tên Trịnh Công Sơn đặt cho con đường mới mở, gần với ngôi trường mà xưa kia nhạc sĩ từng học tập. Tiếp đó, tháng 10/2020, tại công viên ven biển giữa khách sạn Hải Âu và khách sạn Hoàng Yến (đường An Dương Vương, TP. Quy Nhơn), UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức khánh thành tượng nghệ thuật nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và ca khúc Biển nhớ…

Tượng Trịnh Công Sơn và ca khúc Biển nhớ ở TP Quy Nhơn.
Tượng Trịnh Công Sơn và ca khúc Biển nhớ ở TP Quy Nhơn. (Ảnh: Viết Hiền)

Đặc biệt, theo ông Lê Thanh Tuyến, thời gian qua, Ban liên lạc Cựu giáo sinh Sư phạm Quy Nhơn đã xúc tiến việc xây dựng một cụm biểu tượng trường Sư phạm Quy Nhơn. Công trình do điêu khắc gia Phạm Văn Hạng thực hiện, với ý tưởng “Từ trái tim đến trái tim - Bốn phương cùng về hội tụ tại Quy Nhơn”….Giờ đây, du khách  gần xa, những người yêu âm nhạc và các fans yêu nhạc Trịnh mỗi khi có dịp đến TP. Quy Nhơn đều không thể không ghé thăm những địa chỉ mà nhạc sĩ từng để lại những dấu ấn sâu đậm…

Và, nếu đi ngang qua khu tượng nghệ thuật Trịnh Công Sơn (đường An Dương Vương, TP. Quy Nhơn) thì không thể không dừng bước để chiêm ngưỡng chân dung của người nhạc sĩ tài hoa. Và, bất chợt ta sẽ được nghe giai điệu quen thuộc: “Ngày mai em đi/Biển nhớ tên em gọi về/Gọi hồn liễu rũ lê thê/Gọi bờ cát trắng đêm khuya”…

Vâng, Trịnh Công Sơn đã “rời cỡi tạm” 22 năm.. Song người dân phố biển Quy Nhơn vẫn nhớ mãi về anh - người nhạc sĩ tài hoa…

Viết Hiền

Bài liên quan

Tin mới

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt nhóm trí thức Houston
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt nhóm trí thức Houston

Nhân chuyến tham dự Đại hội đồng Liên Hợp quốc khóa 79, sáng 22/9/2024, giờ địa phương, tại thành phố New York, Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt nhóm trí thức Houston.

Bế mạc Giải Marathon Quốc tế Hà Nội Techcombank Mùa thứ ba
Bế mạc Giải Marathon Quốc tế Hà Nội Techcombank Mùa thứ ba

Ngày 22/9, tại Hà Nội, Giải Marathon Quốc tế Hà Nội Techcombank Mùa thứ ba đã diễn ra thành công với sự tham gia của hơn 10.000 vận động viên đến từ 42 quốc gia.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc khảo sát việc thực hiện đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại Lạng Sơn
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc khảo sát việc thực hiện đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại Lạng Sơn

Chiều 22/9, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cùng đoàn công tác đã khảo sát và làm việc với tỉnh Lạng Sơn về đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh.

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 23/9
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 23/9

Một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 23/9 của các công ty chứng khoán.

Thanh Hóa sơ tán khẩn cấp hàng chục hộ dân do lũ lớn
Thanh Hóa sơ tán khẩn cấp hàng chục hộ dân do lũ lớn

Để đảm bảo an toàn cho người dân, chính quyền địa phương huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa đã di dời, sơ tán khẩn cấp hàng chục hộ dân trước nguy cơ lũ quét, sạt lở đất.

Thổng thống Erdoğan: Cách tiếp cận dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi
Thổng thống Erdoğan: Cách tiếp cận dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ  Erdoğan nhấn mạnh, việc tăng cường hợp tác với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương là một bước đi tự nhiên. Ông kêu gọi một cách tiếp cận chính sách dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi.