Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Kỳ họp thứ 3 của Quốc hội, Chính phủ sẽ kiến nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết mới

Tiếp tục chương trình phiên họp thứ mười, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định khai mạc kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV vào ngày 23/05; kiến nghị ban hành Nghị quyết mới theo trình tự, thủ tục rút gọn để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác quy hoạch.

Đó là thông tin được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu tại phiên họp chuyên đề của Chính phủ nhằm rà soát công việc liên quan đến Luật Quy hoạch và hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành”. Việc này sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào chiều 25/04.

Phiên họp chuyên đề của Chính phủ nhằm rà soát công việc liên quan đến Luật Quy hoạch và hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội…
Phiên họp chuyên đề của Chính phủ nhằm rà soát công việc liên quan đến Luật Quy hoạch và hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội….

Còn nhiều vấn đề cần tiếp tục xử lý

Báo cáo một số vấn đề về chuẩn bị kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định khai mạc kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV vào ngày 23/05. Dự kiến, tổng thời gian làm việc của Quốc hội tại kỳ họp này là 20 ngày và chốt lại nội dung kỳ họp, trong đó có chuyên đề giám sát tối cao nói trên.

Đây là chuyên đề giám sát tối cao đầu tiên của Quốc hội khóa XV, được đánh giá là rất khó. Ở phiên họp chuyên đề nói trên, theo đánh giá của Thủ tướng, quá trình thực hiện Luật Quy hoạch gặp nhiều vướng mắc, dù đã tích cực giải quyết, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục xử lý.

Khẳng định chọn giám sát chuyên đề về quy hoạch là rất trúng, rất chính xác, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, sẽ làm việc và trao đổi với Ban Cán sự đảng Chính phủ trước khi hoàn thiện báo cáo kết quả giám sát lần cuối cùng để trình Quốc hội. Sau giám sát tối cao, Quốc hội sẽ có nghị quyết ghi nhận kết quả và nêu rõ những hạn chế, yếu kém, những giải pháp để nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực được giám sát.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trong chương trình phiên họp thứ 10.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ điều hành phiên thảo luận. 

Cùng với đó, trong cuộc họp, Thủ tướng đã nêu một số vấn đề cần Quốc hội “ra tay” tháo gỡ, như điều chỉnh tiến độ lập quy hoạch, điều chỉnh quy định về chi phí, lựa chọn tư vấn lập quy hoạch cấp quốc gia và quy hoạch vùng theo hình thức chỉ định thầu...

Về phía cơ quan tham mưu, theo yêu cầu của Đoàn giám sát, chỉ trong tháng 03/2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có thêm 02 báo cáo làm rõ hơn các nội dung Đoàn giám sát yêu cầu. Theo báo cáo gần nhất, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, trong thời gian tới, khi tổng kết toàn diện quá trình thực hiện Luật Quy hoạch, các luật, pháp lệnh chuyên ngành có liên quan đến quy hoạch, Chính phủ và các bộ, ngành sẽ rà soát, nghiên cứu và đề xuất Quốc hội sửa đổi các luật, pháp lệnh chuyên ngành để có đủ căn cứ pháp lý (quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch) cho việc bổ sung quy hoạch vào Danh mục quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành thuộc Phụ lục 2, Luật Quy hoạch để cụ thể hóa các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia nếu cần thiết.

Mở rộng phạm vi giám sátnguồn năng lượng tái tạo

Để chuyên đề giám sát tối cao đầu tiên đạt kết quả tốt nhất, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đồng thời chuẩn bị trình Quốc hội dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2023. Theo đó, chương trình này đề xuất 56 đoàn đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, kiến nghị của cử tri, Tổng thư ký Quốc hội đã đề xuất và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã lựa chọn 04 chuyên đề trình Quốc hội quyết định.

Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển nguồn năng lượng tái tạo được xác định là chuyên đề thứ tư. Sau khi thảo luận, phạm vi đã được mở rộng hơn rất nhiều để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, cần quan tâm đến tất cả các khâu trong chuỗi cung ứng, mà khâu đầu tiên là quy hoạch.

Thảo luận tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh bày tỏ: Trước đây, khi bàn về Luật Quy hoạch, nhiều ý kiến cho rằng, phải có quy hoạch năng lượng, bây giờ quy hoạch năng lượng chưa hoàn thành, quy hoạch điện được ưu tiên làm trước, đúng ra phải có quy hoạch năng lượng.

“Cần mở rộng phạm vi giám sát đến nguồn đầu vào cho sản xuất điện như than, khí than, sản xuất là bao nhiêu và nhập khẩu như thế nào. Vì trong tình trạng điện đang thiếu, ngành than dù tập trung hết cỡ, cũng chỉ xoay quanh khoảng 40 triệu tấn/năm. Trước đây, khi than thừa hơn 10 triệu tấn, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam phải giảm bớt công nhân, bây giờ, yêu cầu tăng thêm 1 - 2 triệu tấn cũng là thách thức, bởi để đầu tư khai thác một mỏ cũng phải có một thời gian chuẩn bị cả về trang thiết bị, máy móc và về con người”, ông Thanh nói.

Từ phân tích này, ông Thanh cho rằng, phải có một chiến lược để giải quyết hài hòa giữa các khâu trong một chuỗi sản xuất, để duy trì năng lực sản xuất cho ngành điện, cân đối hài hòa giữa các nguồn năng lượng.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh thủy điện cạn kiệt, với điện than, thì COP26 đang đặt ra vấn đề phát thải ròng bằng 0 (đã có 40 quốc gia, bao gồm Việt Nam, cam kết loại bỏ điện than - PV), điện hạt nhân đã dừng, thì việc tiếp tục nghiên cứu để đến thời điểm nào đó sẽ tiếp tục phát triển điện hạt nhân, theo ông Thanh, là cần thiết.

Vì thế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất chuyên đề 4 được mở rộng là thực hiện chính sách, pháp luật về năng lượng nói chung và sẽ tính toán khuôn lại phạm vi giám sát trong giai đoạn nhất định, như gợi ý của Chủ tịch Quốc hội.

Tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư Dự án Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nộivà Dự án Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh. Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, hai dự án này đã được Bộ Chính trị cho ý kiến.

Bên cạnh đó, Quốc hội sẽ xem xét thông qua 5 dự án luật, 3 nghị quyết, trong đó có Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi), Luật Điện ảnh (sửa đổi) và Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, phát triển tỉnh Khánh Hòa. 6 dự luật khác được cho ý kiến lần đầu, gồm có Luật Dầu khí (sửa đổi); Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), Luật Thanh tra (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

 

Minh An (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ
Tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 93/CĐ-TTg ngày 11/9/2024 về việc tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ, nhất là hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình.

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Lạng Sơn
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Lạng Sơn

Chiều 11/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và đoàn công tác đã kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả lũ lụt do hoàn lưu của bão số 3 gây ra tại tỉnh Lạng Sơn.

Lào Cai: Huyện Bắc Hà nỗ lực khắc phục hậu quả sau thiên tai
Lào Cai: Huyện Bắc Hà nỗ lực khắc phục hậu quả sau thiên tai

Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, mưa to kéo dài kết hợp lũ trên thượng nguồn đổ về gây lũ lớn, chia cắt cục bộ nhiều cụm dân cư trên địa bàn huyện Bắc Hà, làm hư hại 1.405 nhà, 208 chuồng trại, 646 ha lúa và hoa màu cùng nhiều công trình giao thông, trường học, y tế…, ước thiệt hại hơn 35 tỷ đồng...

Hoa Kỳ công bố hỗ trợ 1 triệu USD cho các nỗ lực cứu trợ khẩn cấp sau bão Yagi
Hoa Kỳ công bố hỗ trợ 1 triệu USD cho các nỗ lực cứu trợ khẩn cấp sau bão Yagi

Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), sẽ cung cấp 1 triệu USD viện trợ nhân đạo khẩn cấp để hỗ trợ Việt Nam khắc phục những thiệt hại thảm khốc do bão Yagi gây ra.

Thái Nguyên: Tiếp nhận 80.000 viên khử khuẩn từ Unicef Việt Nam
Thái Nguyên: Tiếp nhận 80.000 viên khử khuẩn từ Unicef Việt Nam

Nhằm hỗ trợ các địa phương bị ảnh hưởng bởi mưa lũ xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh, nhất là các bệnh lây truyền qua nguồn nước, hoặc từ động vật, sau bão số 3, Sở Y tế Thái Nguyên đã có công văn đề nghị hỗ trợ từ nhiều đơn vị, tổ chức...

Nam Định: Bộ đội sát cánh cùng nhân dân khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ
Nam Định: Bộ đội sát cánh cùng nhân dân khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

“Chấp hành chỉ đạo của lãnh đạo Quân khu 3 và Bộ CHQS tỉnh Nam Định, thời điểm trước, trong và sau khi cơn bão số 3 đổ bộ, đơn vị đã quán triệt duy trì nghiêm chế độ trực chỉ huy, trực chiến, trực ban, trực cứu hộ, cứu nạn 24/24” – đó là chia sẻ của Trung tá Trần Đình Thắng, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Ý Yên về công tác hỗ trợ chính quyền địa phương và nhân dân khắc phục hậu quả bão lũ.