Kon Tum phấn đấu đạt 250 sản phẩm OCOP được công nhận đạt 3 sao trở lên giai đoạn 2021-2025
UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Kế hoạch số 908/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.
Theo đó, kế hoạch nhằm mục tiêu phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn nhằm nâng cao thu nhập cho người dân; góp phần tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch nông thôn; thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững, trên cơ sở tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn, bảo tồn các giá trị văn hóa, quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan và môi trường nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.
Theo kế hoạch, đến năm 2025 duy trì và nâng cao chất lượng các sản phẩm đã được công nhận sao OCOP cấp tỉnh, cấp quốc gia của giai đoạn 2018 - 2021; tiếp tục phát triển các sản phẩm mới, trong đó: Phấn đấu có ít nhất 250 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, trong đó xây dựng được ít nhất 10 sản phẩm tham gia vào chuỗi giá trị các sản phẩm quốc gia (sản phẩm 5 sao); Phấn đấu ít nhất có 50% chủ thể OCOP là hợp tác xã và 30% chủ thể là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; Có ít nhất 30% các chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị khép kín, gắn với vùng nguyên liệu ổn định, trong đó ưu tiên các sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng (trong đó có ít nhất 50% sản phẩm OCOP hiện có được củng cố và nâng cấp); Tỷ lệ lao động được đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ làm việc tại các chủ thể OCOP đạt tối thiểu 20%.
Đồng thời, có ít nhất 20-30% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại (hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, sàn giao dịch thương mại điện tử...); tiếp tục củng cố, nâng cấp 01 điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP của tỉnh; phấn đấu mỗi huyện, thành phố có 01 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP; Có ít nhất 10% làng nghề truyền thống có sản phẩm OCOP, góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống của tỉnh.
Cũng theo kế hoạch, Chương trình OCOP được triển khai thực hiện đến hết năm 2025 đối với các chủ thể là các hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp, trang trại và hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh. Đối với nhóm sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch, chủ thể bao gồm: Các chủ thể trên và hội/ hiệp hội, Trung tâm điều hành hoặc tổ chức tương đương.
Các sản phẩm là hàng hóa và dịch vụ du lịch có nguồn gốc địa phương, có đặc trưng về giá trị văn hóa, lợi thế của địa phương; đặc biệt là các sản phẩm đặc sản vùng miền, sản phẩm làng nghề, dịch vụ du lịch dựa trên các thế mạnh, lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn nguyên liệu, tri thức và văn hóa bản địa, gồm: Nhóm thực phẩm (gồm: Thực phẩm tươi sống; Thực phẩm thô sơ, sơ chế; Thực phẩm chế biến; Gia vị; Chè; Cà phê; Ca cao); Nhóm đồ uống (gồm: Đồ uống có cồn; Đồ uống không cồn); Nhóm dược liệu và sản phẩm từ dược liệu (gồm: Thực phẩm chức năng, thuốc dược liệu, thuốc Y học cổ truyền; Mỹ phẩm có thành phần từ thảo dược; Tinh dầu và thảo dược khác); Nhóm hàng thủ công mỹ nghệ (gồm: Thủ công mỹ nghệ gia dụng, trang trí; Vải, may mặc); Nhóm sinh vật cảnh (gồm: Hoa; Cây cảnh; Động vật cảnh); Nhóm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch.
Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện Chương trình là 134.750 triệu đồng, trong đó: Ngân sách Trung ương bố trí trực tiếp là 24.250 triệu đồng, ngân sách địa phương (cấp tỉnh, huyện, xã) là 17.500 triệu đồng, vốn lồng ghép từ các Chương trình khác là 14.000 triệu đồng và vốn doanh nghiệp, chủ thể tự bố trí tham gia là 74.000 triệu đồng.
Ngoài ra, kế hoạch đề ra các nội dung và nhiệm vụ trọng tâm như: Tổ chức sản xuất gắn với quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu đặc trưng trên địa bàn tỉnh; Chuẩn hóa và phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, phù hợp với lợi thế về điều kiện sản xuất và yêu cầu thị trường; Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động cho các chủ thể OCOP; Đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP; Xây dựng, hoàn thiện hệ thống quản lý, giám sát sản phẩm OCOP; Nâng cao năng lực hệ thống hỗ trợ triển khai chương trình; Đẩy mạnh việc áp dụng chuyển đổi số trong Chương trình OCOP.
Thuận Yến - Thuỳ Linh(t/h)
Tin mới
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 19/9
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 19/9 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Vĩnh Tường, Tam Dương và Tam Đảo của tỉnh Vĩnh Phúc bầu Chủ tịch UBND huyện
HĐND 3 huyện Vĩnh Tường, Tam Dương và Tam Đảo của tỉnh Vĩnh Phúc vừa bầu Chủ tịch UBND huyện.
Xuất nhập khẩu An Giang giải trình việc cổ phiếu tăng trần liên tục 5 phiên giao dịch
CTCP Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex, mã AGM - sàn HOSE) vừa giải trình việc cổ phiếu tăng trần liên tục 5 phiên giao dịch từ ngày 10/9 đến ngày 16/9.
Xử lý vi phạm đối với cổ phiếu DAG của Tập đoàn Nhựa Đông Á
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) ra thông báo về việc xử lý vi phạm đối với cổ phiếu DAG của Công ty cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á.
Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 19/9
Cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 19/9 của các công ty chứng khoán.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận đây là công trình rất quan trọng và rất cần thiết
Sau khi nghe Ban Cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải báo cáo Tờ trình đề án chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và ý kiến của các cơ quan, Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận đây là công trình rất quan trọng và rất cần thiết.
Câu chuyện thương hiệu
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9