Kiểm toán Nhà nước chỉ rõ: Quản lý dự án BOT còn quá lỏng lẻo
Theo đó, kiểm toán đối với một số dự án đầu tư theo hình thứ
THCL Theo đó, kiểm toán đối với một số dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, BT chỉ rõ: công tác quản lý còn lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ, các xác định một số chỉ tiêu trong phương án tài chính của một số dự án chưa đảm bảo tính đúng đắn…
Mặt khác, tỷ lệ góp vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư trên tổng vốn đầu tư thấp hơn cam kết; khoảng cách giữa các trạm thu phí chưa hợp lý, cần phải được chấn chỉnh, khắc phục.
Đó là thông tin được công bố tại buổi họp báo Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2015 (niên độ tài chính-ngân sách 2014) và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán năm 2014 của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) tổ chức sáng nay26/8).
Ông Đào Văn Dũng, Vụ trưởng Vụ tổng hợp (KTNN) trình bày báo cáo kết quả kiểm toán quyết toán NSNN năm 2014, kết quả kiểm toán hoạt động, kết quả kiểm toán các DNNN và các tổ chức tài chính - ngân hàng.
Về kết quả kiểm toán lập và giao dự toán, số liệu ước thực hiện thu năm 2013 của một số bộ, cơ quan trung ương, địa phương thấp so với khả năng thực hiện; lập dự toán không đầy đủ, không bao quát hết nguồn thu; một số địa phương được kiểm toán lập dự toán thu nội địa (không kể thu từ dầu thô, tiền sử dụng đất) không đảm bảo mức phấn đấu tăng bình quân khoảng 12-13%, dự toán thu XNK không đảm bảo tăng 8-9% so với ước thực hiện năm 2013.
Về dự toán chi đầu tư phát triển,còn tình trạng lập dự toán không đầy đủ, danh mục dự án đề xuất bố trí vốn không sát thực tế nên phải điều chỉnh, hủy bỏ kế hoạch vốn; giao dự toán không phù hợp với danh mục dự kiến kế hoạch vốn; bố trí vốn cho một số dự án chưa đủ điều kiện, sai nội dung nguồn vốn đầu tư.
Rà soát việc giao chi tiết kế hoạch đầu tư phát triển nguồn NSNN năm 2014, KTNN nhận thấy việc bố trí ngân sách Trung ương vượt tỷ lệ hỗ trợ cho một số dự án 219,9 tỷ đồng, không đúng đối tượng hoặc vượt tỷ lệ quy định tại một số chương trình là 264,2 tỷ đồng; phê duyệt cơ cấu ngân sách Trrung ương trong tổng mức đầu tư vượt tỷ lệ hỗ trợ quy định 241,1 tỷ đồng…
Việc dự toán chi thường xuyên vẫn lặp lại các sai sót cũ - đã được KTNN phát hiện trong những năm vừa qua như lập dự toán cao hơn khả năng ngân sách hoặc số kiểm tra của Bộ Tài chính; lập dự toán chưa đầy đủ căn cứ và không sát thực tế; tính thiếu số trừ tiết kiệm chi thường xuyên để thực hiện cải cách tiền lương, giao chỉ tiêu biên chế cao hơn chỉ tiêu do Bộ Nội vụ giao; phân bổ dự toán nhưng không có nhiệm vụ chi; bố trí dự toán chi thường xuyên cho lĩnh vực giáo dục-đào tạo và dạy nghề thấp hơn mức Trung ương giao.
Cũng theo số liệu tại báo cáo, quyết toán thu NSNN năm 2014 đạt 877.697 tỷ đồng, vượt 12,1% dự toán, chủ yếu do tăng thu nội địa từ sản xuất, kinh doanh và dầu thô. Tuy nhiên, kết quả kiểm toán lại vạch rõ, tình trạng hạch toán và kê khai thiếu doanh thu, xác định sai chi phí tính thuế, từ đó thiếu thuế GTGT và thuế TNDN phải nộp, lợi nhuận còn lại phải nộp NSNN vẫn diễn ra khá phổ biến tại các DN, đơn vị được kiểm toán; không ít đơn vị hạch toán thiếu số thu…KTNN xác định, số phải nộp NSNN tăng thêm là 8.287,3 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, việc thực hiện quy định về phí, lệ phí tại các cơ sở đào tạo, khám chữa bệnh công lập chưa có nhiều chuyển biến, một số hạn chế đã được KTNN phát hiện và kiến nghị trong nhiều năm nhưng chậm được khắc phục, như: Thu học phí, lệ phí vượt hoặc không có trong quy định; chưa phản ánh đầy đủ số thu vào báo cáo tài chính; chưa nộp kịp thời hoặc nộp chưa đầy đủ số thu học phí, lệ phí vào kho bạc nhà nước…
Nợ thuế quá hạn do ngành hải quan quản lý đến 31/12/2014 là 7.111 tỷ đồng, có xu hướng giảm. Trong khi nợ thuế do ngành thuế quản lý lại tăng qua các năm cả về số tuyệt đối và tỷ trọng so với thu nội địa (trừ dầu thô) và diễn ra phổ biến tại hầu hết các địa phương được kiểm toán.
Về chi NSNN, kết quả kiểm toán cho thấy tại nhiều địa phương, công tác quản lý nợ đọng xây dựng cơ bản chưa được quan tâm đúng mức. Một số dự án lập quy hoạch không phù hợp thực tế, gây thất thoát, lãng phí; phê duyệt dự án đầu tư khi chưa xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn…
Ngoài ra, đối với một số dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, BT…, công tác quản lý còn lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ, các xác định một số chỉ tiêu trong phương án tài chính của một số dự án chưa đảm bảo tính đúng đắn; tỷ lệ góp vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư/tổng vốn đầu tư thấp hơn cam kết; khoảng cách giữa các trạm thu phí chưa hợp lý, cần phải được chấn chỉnh, khắc phục.
Rất nhiều câu hỏi xoay quanh nội dung này được đặt ra tại buổi họp báo sáng nay.Ông Cao Tấn Khổng, Phó tổng KTNN cho hay, theo Luật KTNN thì kết quả kiểm toán một số dự án đầu tư BOT năm 2015 sẽ được công bố tại họp báo năm 2017. Tuy nhiên, đại diện KTNN cũng công bố một số kết quả kiểm toán sơ bộ giữa KTNN với DN dự án BOT.
Theo ông Ngô Văn Quý, Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành IV, khoảng cách tối thiếu giữa các trạm thu phí BOT theo quy định là 70km, nhưng có thêm "mở ngoặc" cho trường hợp dưới 70km để nhà đầu tư thỏa thuận với địa phương, báo cáo Bộ Tài chính.
“Đây cũng là vấn đềcần khắc phục. KTNN kiến nghị các bộ, ngành không để “cơ chế mềm” như thế này nữa, phải rõ ràng: 70km là 70km! Quy định hiện tại chỉ xác định khoảng cách trên một tuyến, nhưng thực tếra khỏi tuyến đường này thì đã gặp ngay trạm BOT của tuyến khác. Cho nên phải xem xét lại”, ông Quý nói.
Đoàn Huế
Tin mới
Bigo Live chung vui cùng người cao tuổi nhân dịp Tết Trung thu
Nhân dịp Tết Trung thu, nền tảng phát hình trực tiếp (live streaming) hàng đầu thế giới Bigo Live đã mang đến niềm vui ấm áp cho các cụ già tại Mái Ấm Diệu Pháp, TP. Hồ Chí Minh.
Long An: Triển vọng nhà ở cho người có thu nhập thấp
Nhiều công nhân, lao động (CNLĐ) sống tại các khu nhà trọ thiếu an ninh, an toàn, giá thuê phòng thường xuyên tăng... Vì vậy, họ mong muốn có nhà ở dành cho người có thu nhập thấp để ổn định cuộc sống, an tâm làm việc, gắn bó lâu dài với địa phương. Trước nhu cầu thực tế, tỉnh Long An có những dự án (DA) phát triển nhà ở xã hội (NƠXH), trong đó một số DA hoàn thành, phát huy hiệu quả.
BIDV nhận giải thưởng “Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam”
Tại Singapore, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa được vinh danh với giải thưởng “Vietnam’s Best Digital Bank” (Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam).
Bạc Liêu: Tăng cường công tác phòng chống ngập úng, triều cường, bảo vệ sản xuất nông nghiệp
Trước diễn biến thất thường của thời tiết, ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh đã ký ban ban hành Công văn 3723, ngày 16/9/2024 chỉ đạo ngành Nông nghiệp và các địa phương tăng cường công tác phòng chống ngập úng, triều cường, bảo vệ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
Cơn bão số 4 sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Từ sáng 17/9, vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông có mưa rào và dông mạnh, gió mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9 (75-88km/h), biển động.
Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh kiến nghị họp khẩn giải quyết gần 9.000 hồ sơ đất đai tồn đọng
Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh vừa có kiến nghị khẩn đến UBND TP. Hồ Chí Minh về việc tổ chức cuộc họp để giải quyết gần 9.000 hồ sơ còn tồn đọng từ ngày 1/8/2024.
Câu chuyện thương hiệu
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%