Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Kiểm soát quyền lực trong hoạt động tư pháp là yêu cầu bức thiết

Để phát hiện những hành vi tiêu cực, tham nhũng cần phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có cơ chế kiểm soát quyền lực.

PGS.TS. Trần Văn Độ, nguyên Phó Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, nguyên Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương nhấn mạnh điều này trong cuộc trao đổi với phóng viên.

Nhận diện hành vi tham nhũng, tiêu cực không dễ

PV: Theo Báo cáo của Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình mới đây, từ năm 2021 đến nay có 106 trường hợp là cán bộ, thẩm phán bị xử lý kỷ luật, trong đó có 07 trường hợp tham nhũng, tiêu cực. Ông có suy nghĩ gì về con số trên?

Ông Trần Văn Độ: Đây là việc rất buồn nhưng cũng là điều tất yếu trong xã hội hiện nay khi công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đang trở thành một xu thế, phong trào không ngừng nghỉ. Xử lý kỷ luật, thậm chí kết án đồng nghiệp, đồng chí của mình dù đau lòng nhưng đó là việc phải làm. Do đó, cần phải phát hiện, xử lý một cách nghiêm minh, có lý, có tình, để người khác lấy đó làm gương.

Mặt khác, để phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực trong tư pháp, ngoài phát hiện, xử lý vi phạm, Nhà nước cũng cần phải quan tâm tới chính sách đối với cán bộ trong hệ thống. Ví dụ, lương của cán bộ tư pháp chỉ khoảng 7-8 triệu đồng, trong khi đó chi tiêu hàng tháng rất đắt đỏ, không được làm thêm thì họ rất dễ “dính” vào tiêu cực. Do đó, cùng với kiểm soát quyền lực, Nhà nước phải chăm lo lợi ích, chăm lo chính sách đãi ngộ xứng đáng cho đội ngũ cán bộ cơ quan tư pháp.

Ảnh: Quỳnh Trang
Ảnh: Quỳnh Trang.

PV: Hoạt động tư pháp thời gian qua mặc dù có nhiều tiến bộ, song thực tế cho thấy vẫn còn tình trạng lạm quyền, tham nhũng, tiêu cực với biểu hiện tinh vi, phức tạp, thưa ông?

Ông Trần Văn Độ: Thời gian qua, hoạt động tư pháp có nhiều tiến bộ trong vấn đề xử lý tội phạm, trong giải quyết các tranh chấp dân sự, kinh tế, khiếu kiện hành chính; tỷ lệ án bị huỷ, sửa không cao; trường hợp làm oan người không có tội có xu thế giảm; tỷ lệ giải quyết các loại vụ án, vụ việc đạt cao. Đó là điều đáng ghi nhận.

Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn có những vụ việc lạm dụng, lợi dụng quyền hạn để trục lợi, làm cho quyền lực tư pháp bị lệch lạc, ảnh hưởng đến mục đích cao nhất là bảo vệ công lý, bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người.

Trong hoạt động tư pháp, việc nhận diện các hành vi tham nhũng, tiêu cực không phải dễ vì các vụ việc thường xảy ra trong quá khứ, sau đó các cơ quan tư pháp mới phục hồi, chứng minh để xử lý tội phạm và phải tuân theo trình tự thủ tục được pháp luật quy định rất chặt chẽ.

Đặc biệt, những vụ việc về tội cố ý thì rất khó chứng minh vì người phạm tội trong và sau khi phạm tội cố tình che giấu, cố tình tạo chứng cứ giả; đương sự có ý tạo dựng chứng cứ trong tranh chấp dân sự… Vì vậy, pháp luật giao cho cơ quan hoạt động tư pháp những quyền hạn nhất định như áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam, khám xét, kê biên tài sản… Đó là những quyền hạn rất lớn của cơ quan tiến hành tố tụng. Khi được giao quyền lớn thì nguy cơ lạm quyền cũng lớn, trong đó có lợi dụng, lạm dụng quyền hạn để trục lợi.

Để phát hiện những hành vi tiêu cực này, cần phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, trong đó phải quy định và thực hiện hiệu quả cơ chế kiểm soát quyền lực bên ngoài (giữa lập pháp với tư pháp, tư pháp và hành pháp...), bên trong hệ thống tư pháp (giữa các cơ quan hoạt động tư pháp với nhau); bên trong mỗi cơ quan hoạt động tư pháp.

Ví dụ: trong giải quyết một vụ án hình sự, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án do 04 cơ quan khác nhau thực hiện, thì giữa các cơ quan đó phải kiểm tra, kiểm soát lẫn nhau để phát hiện những sai sót, vi phạm. Tòa án xét xử theo cáo trạng của Viện Kiểm sát, nhưng Viện Kêiểm sát có quyền kháng nghị bản án của tòa án, hoặc thi hành án phát hiện vụ án có vướng mắc thì có quyền đề nghị tòa án giải thích bản án...

Bên cạnh đó, Tòa án cũng có hệ thống kiểm soát riêng trong hệ thống Toà án như TAND Tối cao giám đốc việc xét xử của các toà án; TAND cấp cao, TAND Tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của các tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng…

Nhà nước pháp quyền XHCN tạo ra các công cụ cần thiết để thực hiện việc kiểm soát quyền lực rất tốt, trong đó có kiểm soát của nhân dân. Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện sự kiểm soát đó được hiểu thế nào cho đúng và cơ chế tổ chức kiểm soát đó thực hiện ra sao cho hiệu quả thì đó là vấn đề cần cố gắng thực hiện. Đặc biệt, cần quy định đầy đủ quyền, nghĩa vụ tố tụng của những người tham gia tố tụng và đảm bảo để họ thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ đó, bảo đảm quyền khiếu nại trong tố tụng tư pháp... là biện pháp kiểm soát quyền lực hiệu quả.

Kiểm soát quyền lực trong hoạt động tư pháp phải mang tính đặc thù

PV: Như ông vừa nói, một giải pháp quan trọng để phòng ngừa, ngăn chặn sự tha hóa là phải thiết lập cơ chế để kiểm soát quyền lực trong lĩnh vực tư pháp, trong đó cần nhận thức thống nhất và vào cuộc đồng bộ?

Ông Trần Văn Độ: Kiểm soát quyền lực trong hoạt động tư pháp là yêu cầu bức thiết đặt ra. Để kiểm soát tốt thì việc phân công chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp phải rõ ràng, minh bạch. Cái gì của tư pháp thì tư pháp làm, nhưng khi tư pháp làm thì cơ quan lập pháp, hành pháp phải kiểm soát.

Ví dụ, vấn đề quản lý tòa án. Hiện nay đang có ý kiến đề xuất nghiên cứu thành lập Hội đồng tư pháp Quốc gia do Chủ tịch nước là Chủ tịch Hội đồng, có nhiệm vụ xây dựng chiến lược phát triển tòa án; thực hiện việc tuyển chọn, giám sát, khen thưởng, kỷ luật thẩm phán… chứ không thể để cho Chánh án TANDTC vừa là người tiến hành tố tụng cao nhất, vừa kiểm soát thì dễ dẫn đến thiếu khách quan, thậm chí là lạm quyền.

Kiểm soát quyền lực trong hoạt động tư pháp phải mang tính đặc thù, không thể kiểm soát như những lĩnh vực khác. Trong phạm vi độc lập đó, kiểm soát quyền lực tư pháp không được tạo ra sự can thiệp đối với việc xét xử của tòa án. Còn nếu kiểm soát quá chặt, quá cứng nhắc có thể dẫn đến Thẩm phán bị “bó tay”, không dám độc lập xét xử, và từ đó sẽ dẫn đến đình trệ.

Nhiệm vụ cao nhất của tư pháp là bảo vệ công lý. Vì vậy, một nền tư pháp hối lộ, tham nhũng, tiêu cực thì công lý sẽ không còn. 

PV: Về phương thức kiểm soát quyền lực, ngoài kiểm soát từ bên trong, tức là trong nội bộ mỗi cơ quan và giữa các cơ quan tố tụng, theo ông cần có thêm cơ chế kiểm soát nào?

Ông Trần Văn Độ: Kiểm soát từ bên trong hệ thống tư pháp là giữa các cơ quan hoạt động tư pháp với nhau, giữa cơ quan điều tra với viện kiểm sát, với tòa án, cơ quan thi hành án. Nhưng bên trong mỗi cơ quan này cũng phải có hệ thống kiểm soát của mình nữa.

Pháp luật quy định TAND Tối cao giám đốc việc xét xử của các tòa án thông qua hoạt động khác nhau, thông qua giám đốc thẩm, tái thẩm, thanh tra... Vì thế cho nên, theo tôi, TAND Tối cao nên tổ chức một hệ thống thanh tra thật chuẩn, có những chuyên gia thật tốt để không chỉ phát hiện sai phạm, xử lý kỷ luật những người vi phạm, mà quan trọng hơn nữa là bảo vệ những Thẩm phán hoạt động tích cực, độc lập xét xử, dám làm theo đúng pháp luật.

Còn giám sát từ bên ngoài quyền lực tư pháp thì có nhiều cơ chế như thông qua hoạt động của cơ quan lập pháp, hành pháp, giám sát xã hội, giám sát từ chính những người tham gia tố tụng tư pháp… Theo tôi, kiểm soát của các đương sự trong vụ án có vai trò rất quan trọng. Bị can, bị cáo mà bị kết oan, sai là người ta kêu ngay; nguyên đơn, bị đơn tranh chấp mà bị làm sai thì người ta cũng sẽ có ý kiến ngay... Cho nên, để kiểm soát tốt thì chúng ta phải quy định một hệ thống quyền và nghĩa vụ tố tụng cho những người tham gia tố tụng thật chuẩn và bảo đảm cho họ thực thi được các quyền, nghĩa vụ đó. Ví dụ, luật quy định bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa; họ nhờ luật sư bào chữa, nhưng luật sư lại không được tạo điều kiện để thực hiện đầy đủ khả năng bào chữa như luật định, thì sẽ không có sự kiểm soát hiệu quả. 

Về giám sát từ bên ngoài là nhân dân và cơ quan dân cử, khi người dân thấy có dư luận, hoặc theo cảm nhận có vụ án này vụ án kia gặp vấn đề thì họ có thể gửi phản ánh lên cơ quan chức năng. Tuy nhiên hoạt động tư pháp là hoạt động chuyên ngành, nhiều vụ việc người ngoài không nắm được nên nhiều khi có dư luận nhưng sự thật lại không đúng như dư luận. Cơ quan, người có thẩm quyền cần có cách tiếp cận đặc thù trong tiếp nhận ý kiến dư luận.

Do đó, cần chú trọng hai yếu tố giữa kiểm soát bên trong và kiểm soát từ bên ngoài, đặc biệt là trong tư pháp phải kiểm soát bên trong hệ thống và trong từng cơ quan là vấn đề cần quan tâm. Còn về kiểm soát từ bên ngoài giữa lập pháp với tư pháp, hành pháp với tư pháp cần được nghiên cứu để có cơ chế phù hợp; trong đó, theo chúng tôi việc thiết lập Hội đồng tư pháp Quốc gia là cần thiết và hợp lý.

PV: Xin cảm ơn ông.

Theo VOV.VN

Bài liên quan

Tin mới

 “Bom tấn” tháng 9: VinFast gây sốt với ưu đãi lên tới 217 triệu đồng
 “Bom tấn” tháng 9: VinFast gây sốt với ưu đãi lên tới 217 triệu đồng

Thị trường ô tô những tháng cuối năm dự báo sẽ là “sân khấu” riêng của VinFast khi hãng xe Việt đang áp dụng chính sách “khủng” - ưu đãi tặng thêm 50% lệ phí trước bạ cho các dòng xe VF 6, VF 7, VF 8, VF 9, đi kèm ưu đãi riêng cho từng sản phẩm. Đặc biệt, hãng xe Việt cho khách hàng lựa chọn nhận quyền lợi hoặc quy đổi hết sang tiền mặt để “chốt” xe với ưu đãi tới cả trăm triệu đồng.

Thanh Hóa triển khai đánh giá DDCI năm 2024
Thanh Hóa triển khai đánh giá DDCI năm 2024

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện (DDCI) năm 2024.

Hệ thống ngân hàng đẩy mạnh hoạt động tín dụng cuối năm theo hướng nào?
Hệ thống ngân hàng đẩy mạnh hoạt động tín dụng cuối năm theo hướng nào?

Theo Ngân hàng Nhà nước, từ ngày 28/8, tổ chức tín dụng có tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2024 đạt từ 80% chỉ tiêu, sẽ được chủ động điều chỉnh tăng thêm dư nợ tín dụng dựa trên cơ sở điểm xếp hạng của tổ chức tín dụng.

Thanh Hóa: Đề xuất ban bố tình huống khẩn cấp về việc sạt lở tại Trường THCS xã Lâm Phú
Thanh Hóa: Đề xuất ban bố tình huống khẩn cấp về việc sạt lở tại Trường THCS xã Lâm Phú

Đoàn công tác liên ngành của tỉnh Thanh Hóa vừa kiểm tra công trình nhà lớp học 2 tầng 8 phòng học và các công trình phụ trợ Trường THCS xã Lâm Phú, huyện Lang Chánh bị ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3.

Nghệ An: Vận hành xả nước hồ chứa thủy điện Bản Cốc và Châu Thắng (Quế Phong)
Nghệ An: Vận hành xả nước hồ chứa thủy điện Bản Cốc và Châu Thắng (Quế Phong)

Hồi 8h17 phút sáng nay, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh nhận được Thông báo số 09 ngày 19/9 của Công ty CP Thủy điện Quế Phong về việc vận hành xả nước hồ chứa thủy điện Bản Cốc do lưu lượng về hồ có xu hướng tăng...

Nhiều chủ đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng vẫn thua lỗ, cú “đảo chiều” bao giờ mới diễn ra?
Nhiều chủ đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng vẫn thua lỗ, cú “đảo chiều” bao giờ mới diễn ra?

Phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng nửa đầu năm 2024 vẫn chưa ghi nhận chuyển biến rõ rệt. Sự trầm lắng gần như vẫn bao phủ thị trường, đặc biệt khi nhiều chủ đầu tư vẫn báo lỗ.