Kiểm soát chặt dòng tiền tín dụng đầu cơ vào bất động sản 2022
Giá nhà tại một số Quốc gia trên thế giới ví dụ như: Mỹ, Đức, và Anh đang cao hơn mức trước đại dịch lần lượt là 24%, 15% và 13%... Tại Việt Nam, các chuyên gia chỉ ra những yếu tố làm tăng giá bất động sản và cho rằng, xu hướng tăng là tự nhiên. Để thị trường phát triển lành mạnh, Ngân hàng Nhà nước đã chia sẻ quan điểm chỉ đạo dòng tín dụng vào bất động sản nhằm hạn chế các hoạt động đầu cơ, bất thường trên thị trường này.
Ngay đầu năm 2022, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có văn bản chỉ đạo các tổ chức tín dụng kiểm soát chặt tín dụng đối với một số lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đáng chú ý là phân khúc bất động sản (BĐS).
Việt Nam là quốc gia đang phát triển, nhu cầu nhà ở ngày càng cao, tạo ra xu thế tăng giá bất động sản tự nhiên.
“Giá nhà sau đại dịch: Động lực và ý nghĩa” là một trong những chủ đề được thảo luận tại phiên họp kinh tế toàn cầu Ngân hàng Thanh toán Quốc tế trong khuôn khổ Hội nghị GEM tổ chức cuối tuần qua. Vụ Hợp tác Quốc tế, NHNN thông tin, Hội nghị có sự tham dự của của hơn 50 Thống đốc và Phó Thống đốc ngân hàng Trung ương (NHTW) các quốc gia phát triển và mới nổi. Hội nghị do Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) tổ chức, với sự chủ trì của ông Jerome Powell, Chủ tịch Hội đồng Thống đốc của Hệ thống Dữ trữ Liên bang Mỹ (FED). Tại Việt Nam, Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà làm Trưởng đoàn NHNN tham dự phiên họp.
Các thành viên dự họp đánh giá, sau phiên họp GEM lần trước diễn ra vào tháng 11/2021 đến nay, tăng trưởng toàn cầu đã giảm nhẹ trong bối cảnh số ca nhiễm Covid gia tăng, các gói kích thích tài khóa bắt đầu được gỡ bỏ mặc dù nhiều khó khăn vẫn chưa được xử lý. Lạm phát giá tiêu dùng đang ở mức cao tại nhiều quốc gia, và điều kiện tài chính toàn cầu ngày càng thắt chặt khi đồng Đô la Mỹ tăng giá và lợi suất trái phiếu chính phủ ở nhiều nước tăng. Trong khi đó, rủi ro thị trường tài sản leo thang, điều kiện tín dụng trở nên lỏng lẻo ở nhiều quốc gia phát triển, đế chế bất động sản Evergrande ở Trung Quốc vỡ nợ, biến thể Omicron lan rộng ra nhiều quốc gia…
Theo nghiên cứu của BIS, giá nhà tăng cao trong đại dịch, điển hình là giá nhà tại Mỹ, Đức, và Anh đang cao hơn mức trước đại dịch lần lượt là 24%, 15% và 13% và tăng ở hầu hết các nước phát triển khác. BIS cho rằng, động lực cho sự tăng giá này là hoạt động kinh tế phục hồi nhanh hơn kì vọng, với lãi suất tiết kiệm cao hơn và các gói hỗ trợ tài khóa lớn làm tăng thu nhập hộ gia đình, đặc biệt là ở các nước phát triển.
Bên cạnh đó, nhu cầu về không gian sống và bất động sản xa trung tâm thành phố ngày càng lớn, sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu làm tăng giá gỗ và thép … là những nhân tố ảnh hưởng đến sự tăng giá nhà. Cụ thể với Việt Nam là quốc gia đang phát triển, nhu cầu xây dựng hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội là rất lớn trong khi dân số đông, mật độ dân cư tại thành phố lớn ngày càng tăng khiến nhu cầu nhà ở ngày càng cao, tạo ra xu thế tăng giá bất động sản tự nhiên.
Ngoài ra, thông tin bất cân xứng trên thị trường, chi phí và độ trễ giao dịch lớn cũng đóng góp vào xu hướng tăng giá tự nhiên của BĐS tại Việt Nam. Dịch bệnh Covid-19 làm tăng nhu cầu phòng vệ của người dân, xu hướng làm việc từ xa làm tăng nhu cầu một số loại hình BĐS và gây hiện tượng tăng giá ở một số phân khúc thị trường.
Trước đó, tại cuộc họp báo tổng kết ngành ngân hàng năm 2021 và định hướng nhiệm vụ năm 2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phát thông điệp tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm kiểm soát quy mô tín dụng, gắn với nâng cao chất lượng tín dụng. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng chỉ đạo tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông;…
Theo các chuyên gia kinh tế, việc kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro là cần thiết và kịp thời trong lúc này bởi lẽ, nếu không kiểm soát tốt dòng tiền từ các tổ chức tín dụng vào chứng khoán, bất động sản thì nguy cơ “chao đảo” hệ thống tín dụng và lạm phát phi mã là hoàn toàn có thể xảy ra. Trong thời gian tới, hiện tượng dòng tiền quay vòng, “chảy” sang chứng khoán, bất động sản rất có thể sẽ lặp lại.
Trong bối cảnh đó, NHNN đã chỉ đạo TCTD kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như kinh doanh bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông. Đồng thời, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, cảnh báo TCTD về tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.
NHNN ban hành, sửa đổi các Thông tư quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn, điều chỉnh giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn theo lộ trình, tăng hệ số rủi ro đối với các khoản cho vay tiêu dùng lớn, nhằm hướng tín dụng vào các phân khúc nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá rẻ; đồng thời theo dõi chặt chẽ tình hình cấp tín dụng đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản, tăng cường thanh tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về cấp tín dụng trong lĩnh vực này.
Trong năm 2022, NHNN sẽ hướng dòng vốn tín dụng vào lĩnh vực ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, hạn chế tín dụng đen. Với lĩnh vực bất động sản, vẫn tạo điều kiện cho bất động sản nhà ở, tín dụng tiêu dùng phục vụ nhu cầu thực sự, chính đáng và tiếp tục kiểm soát chặt chẽ bất động sản đầu cơ, dự án lớn có hệ số rủi ro cao.
Hoàng Thăng (T/h)
Tin mới
Bắc Ninh: Lũ trên sông Cầu lên nhanh, ứng trực 24/24
Theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn tỉnh Bắc Ninh lũ sông Cầu đang lên rất nhanh có thể khả năng ở mức trên báo động III.
Hai huyện ngoại thành Hà Nội được giao hơn 3.000m2 đất để xây hạ tầng kỹ thuật, chuẩn bị đấu giá
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký các quyết định giao hơn 3.000m2 đất tại huyện Mỹ Đức và Ứng Hoà để xây hạ tầng kỹ thuật, chuẩn bị đấu giá.
Công điện hỏa tốc về việc tăng cường ứng phó với mưa lớn do hoàn lưu bão số 3
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có công điện hỏa tốc về việc tăng cường ứng phó với mưa lớn do hoàn lưu bão số 3 và đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện.
Thanh Hóa: Cơ quan chức năng sẽ vào cuộc kiểm tra, xử lý một số bất cập tại nhà máy nước sạch Hà Trung
Liên quan đến một số bất cập tại Công ty TNHH TMDV xây dựng môi trường nước sạch Hà Trung, khi xây dựng nhà máy mà chưa được các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa cấp phép. Có dấu hiệu trốn thuế từ việc sử dụng trái phép nguồn tài nguyên nước cũng như doanh nghiệp tự in hóa đơn để thu tiền nước, mới đây các ngành chức năng huyện Hà Trung đang khẩn trương làm báo cáo gửi UBND tỉnh để tìm ra hướng xử lý.
Hải Dương: Huy động tổng lực khắc phục hậu quả bão số 3
Bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề về tài sản đối với tỉnh Hải Dương. Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hải Dương chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tập trung mọi nguồn lực khắc phục hậu quả của bão, sớm đưa cuộc sống của người dân, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp ổn định trở lại.
Quảng Ninh: Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ tham gia ứng cứu sự cố tràn đập Hà Thanh
Trong sáng 9/9, do hoàn lưu sau bão số 3 kèm theo mưa lớn, nước lũ dâng cao tràn đập Hà Thanh, xã Đông Hải, huyện Tiên Yên (tỉnh Quảng Ninh) khiến hàng trăm hộ dân ngập trong nước.
Câu chuyện thương hiệu
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường
Hành trình phát triển thương hiệu của Công ty TNHH Dược phẩm và Trang thiết bị Y tế Hoàng Đức
Thế giới số sẽ chia cổ tức 5% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu
Vietsovpetro góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam