Khu dân cư 586 (Hậu Giang) - Bài 1: Ở hơn 6 năm vẫn chưa có giấy tờ nhà?
Nhiều năm tích góp tài sản, một số người đã mua được căn nhà khang trang tại Khu dân cư 586 Hậu Giang, TP. Vị Thanh (Hậu Giang, KDC 586). Nhưng từ khi mua nhà đất đến nay, đã hơn 6 năm, họ vẫn không có được GCNQSDĐ. Nhiều gia đình không thể mua bán và thế chấp vay vốn ngân hàng vì không biết GCNQSDĐ giờ ở đâu?...
Giấy tờ nằm hết trong ngân hàng"...
Ông Nguyễn Bá Nghệ, mua căn nhà một trệt một lầu, diện tích 100 m2, tại KDC 586 với giá trị 600 triệu đồng. Theo thoả thuận trong hợp đồng, sau 12 tháng, bên bán là Công ty CP 586 Hậu Giang sẽ giao GCNQSDĐ cho bên mua.
Treo biển bán nhà nhưng chủ nhà không có GCNQSDĐ?
Tuy nhiên, từ khi làm hợp đồng mua bán (tháng 3/2011), đến nay, ông Nghệ vẫn chưa nhận được giấy tờ nhà đất như theo hợp đồng. Gia đình ông cũng đã có ý định bán căn nhà này từ hơn 3 năm qua, nhưng không ai dám mua vì không có giấy tờ.
Bức xúc, ông đã nhiều lần tìm đến trụ sở Công ty CP 586 Hậu Giang, phường 7, TP. Vị Thanh. Nhưng không lần nào gặp được lãnh đạo công ty này?
Phóng viên cũng đã gọi điện thoại cho Giám đốc công ty Nguyễn Thanh Hùng, người đại diện bên bán ký hợp đồng, nhưng được câu trả lời "tôi đã nghỉ làm” (?!).
Chị N.T.O. cũng đã phải vay thêm 300 triệu đồng để mua nhà ở KDC 586. Chị đang rất muốn có giấy tờ sở hữu nhà để trả nợ từ vay vốn ngân hàng. Chị O. nói: “Do công ty thỏa thuận, khi mua, sau 12 tháng sẽ có giấy tờ nên tôi đã đi vay mượn để thanh toán đủ. Nhưng đến nay, không một ai được công ty cấp giấy. Nghe đâu, giấy tờ của mình đã nằm hết trong ngân hàng”.
Bản quy hoạch chi tiết toàn bộ KDC 586 Hậu Giang
Hỏi "tại sao lại để quyền lợi của mình bị xâm phạm chừng ấy năm?", những người dân này cho biết, những bản hợp đồng mà họ đã ký kết với Công ty CP 586 Hậu Giang, có nội dung thực chất chỉ là hợp đồng góp vốn để xây dựng hạ tầng. Tuy nhiên, cũng có những hộ dân đang có trong tay bản hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Nhưng hiện họ cũng không được giao GCNQSDĐ?
Giấy tờ đã bị thế chấp?
Theo các hộ dân, hiện tại, tất cả các GCNQSDĐ của KDC 586 đã thế chấp tại BIDV - chi nhánh Hậu Giang. Một cán bộ ngân hàng có thâm niên về xử lý nợ cho biết, khi công ty tuyên bố phá sản thì bản hợp đồng góp vốn, hiển nhiên mất theo. Vì số tiền đã bỏ ra của người dân, được coi như “góp cổ phần” (?).
Đối với các trường hợp có hợp đồng chuyển nhượng, sẽ gặp thiệt thòi vì phải tranh chấp với ngân hàng, nếu công ty phá sản. Nhiều khả năng, sẽ xảy ra trường hợp: Người dân chỉ còn ngôi nhà, còn đất thì thuộc về ngân hàng.
Rất nhiều hợp đồng bên ngoài là mua bán, nhưng bên trong lại là hợp đồng góp vốn
Qua trao đổi, luật sư Trần Văn Phương, Công ty Luật Bình An - Chi nhánh Hậu Giang, cho biết:
“Thứ nhất, đối với hợp đồng góp vốn thì khi mua ai cũng lầm là mình đã mua đất. Nhưng thực tế, chỉ là góp cùng công ty để xây dựng cơ sở hạ tầng. Ở đây, các điều khoản trong hợp đồng cũng rất mơ hồ. Bên A (Công ty 586) không có sự ràng buộc lớn.
Thứ hai, nếu công ty tuyên bố phá sản thì theo Luật Phá sản, các hình thức thanh toán lần lượt cho phần nợ thuế, tín chấp ngân hàng, lương cán bộ rồi cuối cùng mới đến những người góp vốn”.
Cũng theo luật sư Phương, phần lớn các công ty bất động sản giờ đều làm ăn như vậy. Vì thế, người dân, trước khi mua đất cần đến các cơ sở tư pháp để được tư vấn, tránh những thiệt thòi sau này.
Vụ việc đang xảy tại KDC 586, TP. Vị Thanh (Hậu Giang), không chỉ là một trường hợp cá biệt, mà tại nhiều dự án liên quan đến cái tên “KDC 586” ở ngoài tỉnh Hậu Giang, cũng đang khiến cư dân rơi vào tình trạng "khóc dở mếu dở" vì nguy cơ mất đất.
Khu dân cư 586, toạ lạc tại khu vực 4, phường 7, TP. Vị Thanh. Dự án có quy mô 38 ha, khởi công năm 2007, bắt đầu bán năm 2010. Đến nay, hàng trăm người dân vẫn chưa nhận được GCNQSDĐ, trong khi tiền trả hết (chỉ còn 5% khi nhận giấy). Công ty Công ty CP 586 Hậu Giang đang trong tình trạng ngừng hoạt động...
Nhóm PV Tây Nam Bộ
Tin mới
Hà Nội còn 26 trường chưa thể đón học sinh trở lại học
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, tính đến ngày 19/9, hầu hết các trường trên địa bàn TP. Hà Nội đã đón học sinh trở lại trường học tập bình thường. Tuy nhiên, vẫn còn 26 trường bị ngập hoặc chưa bảo đảm các điều kiện an toàn để đón học sinh.
TP. Hồ Chí Minh thay thế, hạ thấp gần 3.000 cây xanh hư hại, mất an toàn
Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật, Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh đã thay thế gần 3.000 cây xanh có nguy cơ mất an toàn và hạ thấp chiều cao của gần 200 cây.
Gilimex dự kiến phát hành hơn 31,65 triệu cổ phiếu trả cổ tức, tỷ lệ 45,25%
CTCP Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (Gilimex, mã GIL) mới thông báo về kế hoạch trả cổ tức năm 2023 cho cổ đông.
Đổi mới để làm rõ ranh giới giữa vai trò lãnh đạo của Đảng và chức năng quản lý của Nhà nước
"Cho nên Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đặt vấn đề này thực tế đi đúng vào trọng tâm cái yếu của mình đã chỉ ra. Cái yếu này không chỉ mới đây mà cái yếu này có từ lâu. Đó là một thực tế", ông Võ Ái Dân đánh giá.
Bộ Công an đề xuất lập sàn giao dịch dữ liệu
Trong dự thảo Luật Dữ liệu đang lấy ý kiến người dân, Bộ Công an đề xuất thành lập sàn giao dịch dữ liệu, cung cấp dịch vụ mua bán, trao đổi hợp pháp và an toàn.
Đông Anh - Hà Nội: Cận cảnh KĐT Kim Chung và Đại Mạch hơn 8.120 tỷ đang mời đầu tư
Hà Nội đang mời đầu tư Dự án Xây dựng Khu đô thị mới G3 tại các xã Kim Chung và Đại Mạch, huyện Đông Anh, có tổng chi phí thực hiện hơn 8.120 tỷ đồng...
Câu chuyện thương hiệu
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ