Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Không được lơ là, mất cảnh giác trong phòng chống thiên tai, bão lũ

Hôm nay (22/5) là Ngày truyền thống phòng chống thiên tai của Việt Nam, nhằm nhắc nhở các cơ quan chức năng, mỗi người dân chúng ta không được lơ là, mất cảnh giác trong phòng chống thiên tai, bão lũ.

Các lực lượng tìm kiếm cứu nạn đào bới từng lớp đất để tìm người còn bị vùi lấp xã Trà Leng, huyện Bắc Trà My, Quảng Nam sau trận lũ ống diễn ra vào ngày 28/10/2021 - Ảnh: VGP
Các lực lượng tìm kiếm cứu nạn đào bới từng lớp đất để tìm người còn bị vùi lấp xã Trà Leng, huyện Bắc Trà My, Quảng Nam sau trận lũ ống diễn ra vào ngày 28/10/2021 - Ảnh: VGP

Thiên tai - Hiểm họa khôn lường

Nhận thức sâu sắc hiểm họa thiên tai, bão lũ với nước ta nên ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công, mặc dù đất nước còn chồng chất khó khăn, chính quyền cách mạng đã bắt tay khắc phục hậu quả lũ lụt trận lũ tháng 8/1945. Tiếp đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí Sắc lệnh số 70 thành lập Ủy ban Trung ương hộ đê ngày 22 tháng 5 năm 1946.

Để động viên nhân dân, cán bộ và chiến sĩ cả nước nêu cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực phòng chống thiên tai và thể hiện tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc đối với Hồ Chủ tịch, ngày 21/3/1990, Hội đồng Bộ trưởng đã quyết định lấy ngày 22/5 hằng năm làm Ngày truyền thống phòng chống thiên tai của Việt Nam.

Nước ta, được thiên nhiên ưu ái, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa với 3/4 diện tích lãnh thổ là đồi núi, hệ thống sông, suối dày đặc, hơn 3.200km bờ biển. Tuy nhiên, nước ta là một trong những quốc gia thường xuyên phải đối mặt thiên tai; nhất là lũ lụt, bão, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở đất... Thiên tai xảy ra ở hầu hết các vùng trong lãnh thổ, lãnh hải, ở tất cả các mùa trong năm.

Mặt khác, Việt Nam là một trong 5 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất do tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Việc sử dụng, điều tiết nguồn nước của các nước thượng nguồn sông Mekong, sông Hồng đã tác động mạnh mẽ làm gia tăng các nguy cơ, hiểm họa thiên tai.

Đặc biệt, những năm gần đây, do diễn biến bất thường của thời tiết, nhất là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tình hình thiên tai diễn biến ngày càng phức tạp. Với sự xuất hiện của hầu hết các loại hình thiên tai, trong đó có nhiều trận thiên tai xuất hiện liên tiếp trong năm, cường độ lớn, phạm vi rộng, trái quy luật và có xu thế gia tăng cả về mức độ nguy hiểm, tính cực đoan và chu kỳ lặp lại như lũ quét, bão mạnh, rét đậm, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn… đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế-xã hội, môi trường sinh thái.

Còn nhớ, bão Linda năm 1997 đổ bộ vào phía Nam bán đảo Cà Mau và đúng 20 năm sau (năm 2017), đã xuất hiện bão Tembin có hướng di chuyển và cường độ tương tự như bão Linda; bão Damrey năm 2005 đổ bộ vào Bắc Bộ trùng với thời kỳ triều cường, gió cấp 12, giật cấp 14 đã phá hủy nghiêm trọng hệ thống đê biển và cơ sở hạ tầng. 12 năm sau, năm 2017, cũng là bão Damrey đổ bộ vào Khánh Hòa, Phú Yên với gió cấp 12, giật trên cấp 12, chưa từng xảy ra tại các tỉnh Nam Trung Bộ gây thiệt hại lớn về người và tài sản…

Năm 2020, nước ta liên tiếp hứng chịu các đợt thiên tai lịch sử. Riêng trong tháng 10/2020, tại nhiều tỉnh miền Trung dồn dập xảy ra các đợt bão, lũ lớn, kéo dài nhiều ngày, trên diện rộng, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Trong các đợt mưa lũ, bão lớn, chúng ta vô cùng đau đớn, xót xa khi chứng kiến những vụ sạt lở, vùi lấp nhiều người sâu dưới hàng mét đất đá; nhiều người bị lũ cuốn trôi hoặc mất tích ngoài biển khơi... Nhất là vụ sạt lở vùi lấp nhiều người tại xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam làm nhiều đồng bào đã tử nạn và mất tích, có em nhỏ không còn cha mẹ, có gia đình bị vùi lấp toàn bộ…

Không được lơ là, mất cảnh giác trước thiên tai, bão lũ

Trước những hiểm họa khôn lường của thiên tai, bão lũ, luôn nhắc nhở cho chúng ta không được lơ là, mất cảnh giác. Theo đó, phòng chống thiên tai được Đảng, Nhà nước ta xác định:

Phòng chống thiên tai là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm và nghĩa vụ của người đứng đầu địa phương và toàn dân, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, đề cao sự tham gia của cộng đồng, các tổ chức và cá nhân.

Phòng, chống thiên tai lấy chủ động phòng ngừa là chính, đồng thời phải sẵn sàng ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Phòng, chống thiên tai thông qua việc thực hiện các biện pháp tổng hợp, trong đó tập trung vào quản lý rủi ro thiên tai, có sự tham gia của các ngành, liên kết giữa các vùng, lồng ghép trong việc xây dựng và thực thi quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của cả nước; vừa có tính cấp bách, vừa có tính lâu dài; bảo đảm giảm nhẹ các rủi ro hiện tại và phòng ngừa các rủi ro thiên tai mới.

Phòng, chống thiên tai thực hiện theo phương châm “bốn tại chỗ” phát huy vai trò chủ động của các lực lượng tại cơ sở, theo sự phân công, phân cấp, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng và phù hợp với các cấp độ rủi ro thiên tai; chú trọng đến nhóm đối tượng dễ bị tổn thương; bảo đảm tính nhân đạo, công bằng, minh bạch và bình đẳng giới.

Phòng, chống thiên tai phải dựa trên cơ sở khoa học, phát huy kinh nghiệm truyền thống và đẩy mạnh hợp tác quốc tế, kết hợp hài hòa giữa giải pháp công trình và phi công trình, không làm gia tăng rủi ro thiên tai mới, giảm thiểu rủi ro hiện hữu.

Năm nay, chúng ta phải phòng chống thiên tai, bão lũ trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, tin rằng khi ý thức, tinh thần lên cao, chúng ta sẽ không lơ là, mất cảnh giác trong phòng chống thiên tai, bão lũ, cũng như phòng chống đại dịch Covid-19, để cho mỗi người dân và cộng đồng được an toàn.

 Theo CP

Bài liên quan

Tin mới

Việt Nam không ngừng có những đóng góp rất quan trọng cho Liên Hợp quốc
Việt Nam không ngừng có những đóng góp rất quan trọng cho Liên Hợp quốc

Đó là khẳng định của Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp quốc khóa 78 Dennis Francis khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Liên Hợp quốc và tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên Hợp quốc khóa 79.

Đêm nay, không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực Đông Bắc Bộ
Đêm nay, không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực Đông Bắc Bộ

Khoảng đêm 21/9 và sáng sớm 22/9, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến hầu hết khu vực phía Tây Bắc Bộ và một số nơi ở Bắc Trung Bộ. Gió chuyển hướng Đông Bắc trong đất liền cấp 3, vùng ven biển cấp 4-5.

Bà Đặng Bích Hà sẽ được an táng tại Vũng Chùa - Đảo Yến
Bà Đặng Bích Hà sẽ được an táng tại Vũng Chùa - Đảo Yến

Lễ an táng bà Đặng Bích Hà được tổ chức vào 6h sáng 29/9 tại Vũng Chùa - Đảo Yến, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình - nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp an nghỉ.

Chủ tịch Tập đoàn VinGroup đề xuất đẩy mạnh đầu tư đào tạo, nâng tiêu chuẩn nhà ở xã hội...
Chủ tịch Tập đoàn VinGroup đề xuất đẩy mạnh đầu tư đào tạo, nâng tiêu chuẩn nhà ở xã hội...

Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch VinGroup chia sẻ: Hội nghị thường trực Chính phủ với doanh nghiệp là hành động truyền lửa để cộng đồng doanh nghiệp như VinGroup có thêm động lực, năng lượng phấn đấu phát triển kinh tế hơn nữa.

Doanh nhân Hải Yến giữ vai trò Phó ban giám khảo cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024
Doanh nhân Hải Yến giữ vai trò Phó ban giám khảo cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024

Cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam, một cuộc thi nhan sắc tôn vinh vẻ đẹp và trí tuệ của người phụ nữ Việt, bên cạnh đó là thông điệp giá trị ý nghĩa về bảo vệ môi trường biển.

Đồng Nai: “Nhà lầu ông Phủ” 100 năm tuổi có nguy cơ bị đập bỏ
Đồng Nai: “Nhà lầu ông Phủ” 100 năm tuổi có nguy cơ bị đập bỏ

Nằm trong quy hoạch dự án đường ven sông ở TP. Biên Hòa, căn biệt thự 100 năm tuổi của Đốc phủ Võ Hà Thanh khả năng sẽ bị đập bỏ.