Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội: 40 năm vì mục tiêu trụ cột
Nhìn lại chặng đường 40 năm hoạt động - trưởng thành và phát triển của Khoa Pháp lý (ĐH Tổng hợp Hà Nội, nay là Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội), PGS. TS. Nguyễn Niên, nguyên Phó chủ nhiệm khoa đã chia sẻ đôi điều cùng phóng viên.
THCL Nhìn lại chặng đường 40 năm hoạt động - trưởng thành và phát triển của Khoa Pháp lý (ĐH Tổng hợp Hà Nội, nay là Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội), PGS. TS. Nguyễn Niên, nguyên Phó chủ nhiệm khoa đã chia sẻ đôi điều cùng phóng viên.
PGS. TS. Nguyễn Niên
Ông nghĩ sao về ý nghĩa của việc xây dựng ngành luật trong một trường đa ngành khi đó?
Từ khi viết Bản án chế độ thực dân Pháp, Bản yêu sách 8 điểm cho đến khi cách mạng Tháng 8 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nghĩ ngay tới việc thành lập Chính phủ có Hiến pháp đầu tiên.
Đảng và Nhà nước ta, ngay từ khi đó đã quan tâm tới vấn đề đào tạo cán bộ pháp lý. Thời kháng Pháp, mặc dù khó khăn nhưng tại chiến khu Việt Bắc, Chính phủ đã lập Trường Pháp lý (năm 1946). Cuộc kháng chiến càng về cuối càng khốc liệt, trong bối cảnh đó, trường lập ra, nhưng không có điều kiện chiêu sinh.
Năm 1954, sau ngày hòa bình lập lại, đất nước bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ đầy ác liệt. Trong bối cảnh đó, Trường Pháp lý không có điều kiện đào tạo, nhưng đã cử cán bộ, con em của những gia đình cách mạng đi học tập về lĩnh vực luật tại Liên Xô, Đức... Sau khi nước ta hoàn toàn thống nhất, năm 1976, Đảng, Nhà nước đã quan tâm về việc thành lập một trường đào tạo cán bộ pháp lý. Đất nước gặp muôn vàn khó khăn, cán bộ giảng dạy cũng không có, chỉ có một số nhân sỹ yêu nước trước đây học luật, số đi học nước ngoài chưa kịp về.
Trước yêu cầu cấp bách đó, việc thành lập Khoa Pháp lý của ĐH Tổng hợp là chủ trương của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Tôi còn nhớ, khi đó, đồng chí Tố Hữu có gọi tôi lên nói điều kiện cũng chưa có nhiều, nhưng phải thành lập ngay.
Cán bộ giảng dạy ít, cơ sở thiếu thốn, gần như phải đi lên từ con số 0 - tất cả đều tin tưởng nhất định sẽ trưởng thành. Khoa Pháp lý thành lập năm 1976, tôi nghĩ có thể nói đó như cái nôi - viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho đại học về pháp lý tại Việt Nam.
Khóa đầu tiên có 50 người (sinh viên), hầu hết là cán bộ, đảng viên, chiến sỹ từ kháng chiến trở về với không khí chiến thắng sôi sục, mang tinh thần đó vào mặt trận mới, thầy trò cùng khắc phục mọi khó khăn trong đời sống, cũng như trong học tập.
Ngay năm học đầu tiên, Khoa đã thành lập chi bộ đảng. Chỉ trong 3 năm, Khoa Pháp lý lúc bấy giờ đã được xây dựng thành Khoa Lao động XHCN. Khi thành lập khoa, tôi nhớ, đồng chí Tố Hữu có nói: “Nền pháp luật rất quan trọng, tại các trường tổng hợp ở nước nào cũng có khoa này. Cho nên, công tác đào tạo rất quan trọng. Dù gặp nhiều khó khăn, nhưng nhất định phải thành công”.
Khoa Pháp lý trở thành khoa đầu tiên đào tạo cán bộ pháp lý có trình độ lý luận cơ bản, phục vụ công tác nghiên cứu. Sau này, có mở ra các trường khác với mục tiêu riêng, nhưng Khoa luật đào tạo lý luận cơ bản của ngành luật, đặt nền móng cho nghiên cứu giảng dạy của nền giáo dục ĐH sau này. Trường ĐH Tổng hợp vinh dự có khoa luật đầu tiên ở đất nước ta.
Vậy đào tạo tại khoa luật - dựa trên nền khoa học cơ bản của ĐH Tổng hợp có những thế mạnh gì?
Quốc gia nào cũng vậy, khi phát triển ngành nào đó, đầu tiên phải đào tạo đội ngũ những người giảng dạy cơ bản và điều quan trọng nữa là phải có giáo trình, chương trình giảng dạy mang tính chất nghiên cứu lý luận cơ bản của ngành đó. Đặc biệt, nó liên quan tới sự trưởng thành của đất nước, qua xây dựng nhà nước pháp luật, nhất là kinh nghiệm của thế giới trong đào tạo ngành này.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng khi đó có nói, trước hết phải là nơi đào tạo được những cán bộ pháp lý có trình độ chuyên môn giỏi, lý luận sâu. Đó phải là trung tâm nghiên cứu khoa học, khi giảng dạy phải có nghiên cứu khoa học. Thứ nữa, đó phải là trung tâm truyền bá tư tưởng pháp lý trong xã hội. Và ĐH Tổng hợp cũng hướng tới 3 mục tiêu đó.
Trong suốt 40 năm xây dựng và trưởng thành, Khoa Pháp lý vẫn hướng tới 3 trụ cột này, nó mang tính chất trung tâm - xuyên suốt và được phát huy ngày càng sâu sắc. Đặc biệt, khi trở thành Trường Đại học luật của đất nước, vẫn hướng vào 3 mục tiêu đó, để có sự phân biệt với các trường đại học luật khác…
Trân trọng cảm ơn Phó giáo sư!
Trần Nguyên (Thực hiện)
Tin mới
TP. HCM: Khởi công dự án 2.000 căn hộ tại cửa ngõ khu tây
Dự án Khu phức hợp căn hộ Destino Centro với khoảng hơn 2.000 căn hộ, do Công ty CP Bất động sản Seaholdings đầu tư và phát triển - đã chính thức khởi công, tại cửa ngõ khu tây TP. HCM...
Nghệ An: NM Thủy điện Khe Bố luôn chủ động - sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống
Trước mùa mưa bão năm 2024, Nhà máy Thủy điện Khe Bố đã triển khai phương án bảo đảm an toàn hồ, đập, an toàn cho người và tài sản vùng hạ du; vận hành sản xuất điện hiệu quả, sẵn sàng ứng phó với các tình huống do mưa bão gây ra...
Châu Âu hiện phải vượt qua "cơn bão kép" sau khi tránh thành công những “lời tiên tri khủng khiếp” đe dọa nền kinh tế
Ủy viên phụ trách kinh tế của Châu Âu, Paolo Gentiloni trả lời phỏng vấn CNBC tại Diễn đàn Ambrosetti diễn ra ở Italy rằng: Nền kinh tế của khối nhìn chung tăng trưởng yếu, nhưng không có bất kỳ "lời tiên tri khủng khiếp" nào - đơn cử như suy thoái, khủng hoảng năng lượng trầm trọng hay chia rẽ - xảy ra trong hai hoặc ba năm qua.
Quảng Nam: TP. Hội An cần tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án
Chiều 10/9, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Phan Thái Bình - Tổ trưởng Tổ công tác số 2 có buổi kiểm tra, làm việc với lãnh đạo TP. Hội An về công tác giải ngân vốn đầu tư công năm 2024...
Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh trao quyết định bổ nhiệm Phó Chánh Thanh tra tỉnh
Thanh tra tỉnh Trà Vinh vừa tổ chức lễ công bố quyết định của UBND tỉnh về việc tiếp nhận và bổ nhiệm chức vụ Phó Chánh Thanh tra tỉnh Trà Vinh. Ông Lê Văn Hẳn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đến dự và trao quyết định.
Khởi tố, bắt tạm giam Tổng giám đốc CIPCO
Ngày 10/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Cần Thơ đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Trần Văn Phúc, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng Hạ tầng Khu công nghiệp Cần Thơ (CIPCO), để điều tra về hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Câu chuyện thương hiệu
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường
Hành trình phát triển thương hiệu của Công ty TNHH Dược phẩm và Trang thiết bị Y tế Hoàng Đức
Thế giới số sẽ chia cổ tức 5% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu