Kết quả giải ngân nguồn vốn đầu tư công 6 tháng đầu năm 2022 tỉnh Đồng Nai thấp
UBND tỉnh Đồng Nai vừa tổ chức buổi làm việc với các sở, ngành và địa phương về tình hình giải ngân nguồn vốn đầu tư công trong 06 tháng đầu năm 2022.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai, năm 2022, tổng nguồn vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh là hơn 13,5 ngàn tỷ đồng.
Tính đến ngày 24/06, tổng nguồn vốn đầu tư công đã thực hiện giải ngân là hơn 3,4 ngàn tỷ đồng, đạt hơn 25% tổng nguồn vốn được bố trí theo kế hoạch. Trong đó, đối với nguồn vốn ngân sách địa phương đã thực hiện giải ngân được hơn 2,4 ngàn tỷ đồng, đạt hơn 27% tổng nguồn vốn được giao; đối với nguồn vốn ngân sách trung ương đã hoàn thành giải ngân hơn 1 ngàn tỷ đồng, đạt tỷ lệ gần 3% nguồn vốn được giao theo kế hoạch.
Theo đánh giá, kết quả giải ngân nguồn vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh trong 06 tháng đầu năm 2022 hiện vẫn rất thấp. Năm 2022, Đồng Nai đặt mục tiêu giải ngân đạt trên 95% tổng nguồn vốn đầu tư công. Tuy nhiên, sau 6 tháng, hiện tỷ lệ nguồn vốn được giải ngân mới chỉ đạt hơn 25%.
Đặc biệt, đến thời điểm này có đến 18 đơn vị bao gồm một số địa phương và một số chủ đầu tư chưa thể thực hiện giải ngân được nguồn vốn đầu tư công đã được phân bổ theo kế hoạch (tỷ lệ giải ngân nguồn vốn là 0%).
Nguyên nhân khiến tiến độ giải ngân nguồn vốn đầu tư công còn chậm, theo đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư cho hay, công tác chuẩn bị hồ sơ của một số dự án đầu tư chưa đảm bảo do đến tháng 9/2021, Thủ tướng Chính phủ mới giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; một số dự án bố trí vốn khởi công mới trong năm 2022 đang thực hiện thiết kế bản vẽ thi công - dự toán, trình thẩm định phê duyệt dự toán, kế hoạch lựa chọn nhà thầu làm cơ sở lựa chọn nhà thầu thi công xây lắp nên tỷ lệ giải ngân các tháng đầu năm chưa cao do chỉ thanh toán phần khối lượng tư vấn; một số chủ đầu tư chưa quyết liệt yêu cầu nhà thầu lập kế hoạch triển khai cụ thể làm cơ sở theo dõi, đôn đốc kịp thời, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân dự án theo kế hoạch được giao; một số công trình chậm bồi thường giải phóng mặt bằng…
Trước tình hình trên, UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu các chủ đầu tư xây dựng đường găng công việc, xác định tiến độ, lộ trình, thời gian cụ thể đối với từng công việc cụ thể của từng dự án làm cơ sở đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thi công. Thực hiện nghiệm thu, lập hồ sơ thanh toán ngay khi có khối lượng.
UBND cấp huyện quan tâm chỉ đạo sát sao, tháo gỡ kịp thời những chậm trễ, tắc nghẽn các khâu trong công tác giải phóng mặt bằng, xử lý kịp thời khiếu nại, tạo sự đồng thuận của nhân dân, không được để chậm, ảnh hưởng việc khởi công xây dựng công trình. Các địa phương khẩn trương thành lập Tổ công tác thúc đẩy giải ngân vốn cấp huyện để đôn đốc, kiểm tra, giám sát, xử lý các điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công.
Mới đây, Bộ Tài chính đã có công văn báo cáo tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước lũy kế 5 tháng, ước thực hiện 6 tháng kế hoạch năm 2022. Theo đó, về giải ngân vốn kế hoạch năm 2022, lũy kế thanh toán từ đầu năm đến 31/5/2022 là 110.130,69 tỷ đồng, đạt 18,80% kế hoạch (585.655,441 tỷ đồng) và đạt 20,32% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (542.105,895 tỷ đồng). Cùng kỳ năm 2021 đạt 22,97% kế hoạch và đạt 25,41% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Trong đó: Vốn trong nước là 107.946,13 tỷ đồng (đạt 19,60% kế hoạch giao là 550.855,441 tỷ đồng). Vốn nước ngoài là 2.184,56 tỷ đồng (đạt 6,28% kế hoạch giao là 34.800 tỷ đồng). Ước thanh toán từ đầu năm đến 30/6/2022 là 150.415,78 tỷ đồng, đạt 25,68% kế hoạch (đạt 27,75% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao). Cùng kỳ năm 2021 đạt 26,23% kế hoạch và đạt 29,02% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Trong đó: Vốn trong nước là 147.418,92 tỷ đồng (đạt 26,76% kế hoạch và đạt 29,06% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao). Vốn nước ngoài là 2.996,86 tỷ đồng (đạt 8,61% kế hoạch). Nhận xét tình hình giải ngân kế hoạch 2022, Bộ Tài chính cho biết: Tỷ lệ ước giải ngân 6 tháng đầu năm 2022 đạt 27,75% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2021 (29,02%); trong đó vốn trong nước đạt 29,06% (cùng kỳ năm 2021 đạt 31,75%), vốn nước ngoài đạt 8,61% (cùng kỳ năm 2021 đạt 7,37%). Có 07 Bộ và 12 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 35%. Một số Bộ, địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt cao gồm: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (71,55%); Ngân hàng phát triển (49,42%), Ngân hàng Chính sách xã hội (48,3%), Phú Thọ (51,13%), Lâm Đồng (47,68%), Bình Thuận (45,06%), Ninh Bình (43,88%), Tiền Giang (42,7%). Có 40/51 Bộ và 25/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 25%, trong đó có 25 Bộ và 01 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 10% (trong đó 04 Bộ chưa giải ngân kế hoạch vốn). |
Phong Vân
Tin mới
Hưng Yên phát lệnh báo động III trên tuyến đê tả sông Hồng
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hưng Yên đã phát lệnh báo động 3 trên tuyến đê sông Hồng kể từ 10 giờ ngày 11/9.
Một xã ven sông ở Nam Định đang bị nước lũ “tấn công”
Mưa to, kết hợp với nước lũ từ thượng nguồn chảy về, khiến mực nước sông Hồng đoạn chảy qua địa phận xã Mỹ Tân, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định liên tục dâng cao, đe dọa nhiều hộ gia đình sinh sống gần khu vực sông.
Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai kêu gọi ủng hộ Nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai
Trước những thiệt hại do cơn bão số 3 (bão Yagi) gây ra, Ủy ban MTTQ tỉnh Lào Cai đã ra Lời kêu gọi ủng hộ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai.
Cơ quan Tỉnh uỷ, Văn phòng UBND tỉnh Hà Tĩnh phát động hỗ trợ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3
Trong những ngày vừa qua, cơn bão số 3 kèm theo lũ lụt đã gây thiệt hại nặng nề đến các tỉnh, thành phố phía Bắc, làm nhiều người chết và mất tích, cơ sở hạ tầng, nhà cửa, tài sản của Nhân dân bị hư hại nghiêm trọng; nhiều khu vực vẫn đang bị chia cắt, cô lập bởi lũ lụt, đời sống Nhân dân gặp rất nhiều khó khăn.
Các doanh nghiệp Mỹ rất quan tâm đến Việt Nam
Cựu Đại sứ Ted Osius nhấn mạnh, các doanh nghiệp Mỹ rất quan tâm đến Việt Nam. Việc nâng cấp lên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện đã tăng thêm lòng tin, tăng thêm chiều sâu cho mối quan hệ và hai nước tiếp tục được hưởng lợi từ quyết định đó.
Hơn 130 trường trên địa bàn TP Hà Nội không tổ chức học trực tiếp do ảnh hưởng bão lũ
Theo thống kê từ Sở GD&ĐT Hà Nội, ngày 11/9, toàn thành phố có gần 130 trường trực thuộc không tổ chức học trực tiếp do ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi. Nếu thời tiết tiếp tục diễn biến phức tạp, trời còn mưa lớn thì dự báo số lượng trường phải tạm dừng học trực tiếp sẽ còn tăng.
Câu chuyện thương hiệu
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường