Kế hoạch kinh doanh và đầu tư phát triển đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 của SCIC có gì mới?
Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) công bố và triển khai "Chiến lược phát triển đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2035; Kế hoạch kinh doanh và đầu tư phát triển đến năm 2025". Vậy trong kế hoạch, chiến lược và tầm nhìn của SCIC có gì mới?
Ông Đinh Việt Tùng, Phó Tổng giám đốc SCIC cho biết, ngày 10/11/2023, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã ký quyết định số 1336/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược phát triển đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2035; Kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển đến năm 2025 của SCIC. Như vậy, sau 17 năm hoạt động, lần đầu tiên SCIC được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển.
Chiến lược phát triển và Kế hoạch 05 năm là căn cứ pháp lý quan trọng và xác định rõ mục tiêu, định hướng và giải pháp để SCIC đẩy mạnh triển khai hoạt động đầu tư kinh doanh vốn, thực hiện vai trò nhà đầu tư của Chính phủ.
Về kết quả kinh doanh trong năm 2023, tổng doanh thu lũy kế đến 31/12/2023 của SCIC ước đạt 6.916 tỷ đồng, bằng 104% so với kế hoạch năm 2023. Trong đó, doanh thu cổ tức ước đạt 5.378 tỷ đồng, bằng 133% kế hoạch 2023, lợi nhuận trước thuế ước đạt 6.695 tỷ đồng, bằng 230% kế hoạch năm 2023, lợi nhuận sau thuế đạt 6.432 tỷ đồng, bằng 221% kế hoạch năm 2023.
Về công tác tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, SCIC đã tiếp nhận 1 doanh nghiệp (Tổng Công ty Dược Việt Nam - CTCP) với vốn nhà nước là 1.540 tỷ đồng trên vốn điều lệ là 2.370 tỷ đồng. Trong năm 2023 SCIC đã và đang triển khai nghiên cứu đầu tư 10 dự án, với số vốn giải ngân dự kiến khoảng 20.452 tỷ đồng.
"Chiến lược phát triển đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2035; Kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển đến năm 2025" đã được Chính phủ phê duyệt tháng 11/2023. Theo kế hoạch phát triển, mục tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh trong 05 năm (giai đoạn từ 2021 đến 2025) được SCIC đặt ra bao gồm: doanh thu hằng năm đạt 9.400 tỷ đồng/năm; lợi nhuận sau thuế bình quân hàng năm đạt 6.700 tỷ đồng/năm; tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) bình quân mỗi năm đạt 10% và tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) bình quân hàng năm đạt 9,6%. Bình quân mỗi năm, SCIC sẽ nộp ngân sách Nhà nước 5.400 tỷ đồng/năm và phấn đấu tổng số giải ngân đầu tư chung của cả giai đoạn đến năm 2025 sẽ đạt 36.300 tỷ đồng.
Trong giai đoạn 05 năm tiếp theo (từ 2026 đến 2030), SCIC đặt mục tiêu tập trung nguồn lực để đẩy mạnh hoạt động đầu tư kinh doanh vốn, ưu tiên đầu tư vào những ngành, lĩnh vực mang lại hiệu quả, những lĩnh vực then chốt, trọng yếu mà Nhà nước cần nắm giữ và SCIC có lợi thế, tạo ra sức lan tỏa và dẫn dắt, mở đường cho các thành phần kinh tế khác cùng đầu tư và phát triển.
SCIC cũng đặt ra mục tiêu từng bước nghiên cứu chuyển đổi hoạt động theo mô hình tổ chức đầu tư chuyên nghiệp và hiệu quả để thực hiện tốt nhiệm vụ là nhà đầu tư của Chính phủ từ sau 2025.
Ông Nguyễn Chí Thành, Chủ tịch Hội đồng thành viên SCIC thông tin, kể từ khi đi vào hoạt động từ năm 2006 đến nay, SCIC đã tiếp nhận 1.080 doanh nghiệp (bao gồm 25 tập đoàn, tổng công ty) với tổng vốn Nhà nước hơn 32.339 tỷ đồng. Trong đó, có tiếp nhận và triển khai tái cơ cấu, xử lý tồn tại của một số tập đoàn, tổng công ty quy mô lớn.
Trong 17 năm qua, SCIC đã tiếp nhận 1.080 doanh nghiệp với với tổng vốn nhà nước hơn 32.339 tỷ đồng. Bán thành công tại 1.054 doanh nghiệp, tổng giá trị thu về 51.668 tỷ đồng, gấp 4,1 lần giá vốn. Sắp xếp, cổ phần hóa 31 doanh nghiệp. Tổng doanh thu 110.432 tỷ đồng, tổng lợi nhuận 85.863 tỷ đồng; ROE bình quân trong cả giai đoạn 13%/năm. Tổng nộp ngân sách Nhà nước (NSNN) 92.245 tỷ đồng. Tổng giá trị giải ngân đầu tư 37.600 tỷ đồng
Trong giai đoạn 2019-2023, một số hoạt động của SCIC có những bước phát triển, bứt phá. Theo đó, giá trị tiếp nhận là 17.500 tỷ đồng, chiếm 54% từ khi thành lập; tổng doanh thu đạt 39.540 tỷ đồng, chiếm 36% từ khi thành lập; tổng nộp NSNN đạt 37.400 tỷ đồng. chiếm 41% từ khi thành lập; tổng giá trị giải ngân 9.568 tỷ đồng, chiếm 25% từ khi thành lập...
Theo ông Nguyễn Chí Thành, danh mục hiện nay của SCIC không còn nhiều doanh nghiệp hiệu quả (số lượng/giá trị doanh nghiệp tiếp nhận cũng không lớn), giai đoạn tái cơ cấu, bán vốn đã thực hiện được tương đối. SCIC cần thiết phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động đầu tư, chuyển đổi mô hình hoạt hộng thành tổ chức tài chính thực hiện vai trò nhà đầu tư của Chính phủ. Lộ trình phát triển của SCIC cũng tương đối phù hợp với các tổ chức đầu tư chính phủ trên thế giới, như Temasek cũng cần khoảng 20 năm để tái cơ cấu doanh nghiệp, tích lũy vốn.
Trên sở các kết quả đạt được, kinh nghiệm hoạt động trong 17 năm qua, bám sát chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1336/QĐ-TTg, SCIC đã xây dựng Kế hoạch triển khai nhiệm vụ trọng tâm theo Chiến lược Phát triển và Kế hoạch 05 năm của SCIC. Tập trung vào một số giải pháp trọng tâm như:
- Nhóm các giải pháp về xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách: rà soát các NĐ về chức năng nhiệm vụ, điều lệ SCIC; hệ thống các văn bản nội bộ…
- Nhóm các giải pháp về đổi mới quản trị doanh nghiệp: cấu trúc lại bộ máy tổ chức cho phù hợp với hoạt động đầu tư của SCIC, nghiên cứu mô hình Ủy ban đầu tư hoặc bộ phận giúp việc cho HĐTV…
- Nhóm các giải pháp về cơ cấu lại và nâng cao năng lực tài chính: tăng vốn điều lệ, bổ sung tiếp nhận doanh nghiệp…
- Nhóm giải pháp về chuyển đổi mô hình hoạt động SCIC thành tổ chức đầu tư tài chính chuyên nghiệp: xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động ĐTKD vốn; cơ chế phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ; Xây dựng, báo cáo Đề án chuyển đổi mô hình hoạt động của SCIC…
PV (t/h)
Tin mới
Kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực TMĐT Chín tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
Với tinh thần chỉ đạo quyết liệt của Tổng Cục QLTT và lãnh đạo Cục QLTT tỉnh Đắk Nông về công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát trong lĩnh vực TMĐT. Các Đội QLTT thường xuyên theo dõi, tổ chức kiểm tra, đấu tranh với các cá nhân, tổ chức lợi dụng nền tảng điện tử để quảng bá, kinh doanh các sản phẩm hàng hóa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, giả mạo nhãn hiệu, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên không gian mạng.
Tọa đàm "Tăng cường hiệu quả quản lý thuế đối với thương mại điện tử"
Chiều 23/9, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Tăng cường hiệu quả quản lý thuế đối với thương mại điện tử" nhằm thảo luận về những giải pháp nâng cao hiệu quả trong lĩnh vực này.
Thanh Hóa công bố tình huống khẩn cấp sạt trượt đồi Lung Đạc tại Bá Thước
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định Công bố tình huống khẩn cấp sạt trượt đồi Lung Đạc tại thôn Khung, xã Thiết Kế, huyện Bá Thước.
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 24/9
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 24/9 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Thanh Hóa ban hành Công điện về việc tập trung ứng phó với mưa lớn, lũ, sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Công điện về việc tập trung ứng phó với mưa lớn, lũ, sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt.
Thanh Hóa phát động triển khai tháng cao điểm về phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật
Sáng 23/9, tại huyện Lang Chánh, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thanh Hóa phối hợp với các đơn vị liên quan đã tổ chức Lễ phát động triển khai tháng cao điểm về phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật, HIV/AIDS, ma túy, mại dâm đợt 1 trong ngành giáo dục năm học 2024-2025.
Câu chuyện thương hiệu
Vĩnh Hoàn (VHC): Doanh thu tháng 8 đạt 1.172 tỷ đồng, tăng 5% so với tháng trước
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững