Kế hoạch điều chuyển hàng trăm lượt xe ra khỏi bến xe Mỹ Đình: Vì sao chậm trễ?
TP. Hà Nội đang quyết liệt chỉ đạo các ngành chức năng t
THCL TP. Hà Nội đang quyết liệt chỉ đạo các ngành chức năng trong việc sắp xếp, điều chuyển một số luồng tuyến, phương tiện vận tải từ bến Mỹ Đình về bến Nước Ngầm nhằm tránh tình trạng xe chạy xuyên tâm. Tuy nhiên, đến nay mọi việc dường như vẫn “án binh bất động”?
Sở GTVT vẫn chưa thực hiện phân luồng tuyến đối với các xe đi các tỉnh phía Nam theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP
Thời gian qua, khi các cơ quan báo chí liên tiếp phản ánh tình trạng xe dù vòng vo chạy bắt khách, xe khách chạy xuyên tâm, xe trái tuyến khiến cho giao thông Thủ đô luôn rơi vào tình trạng lộn xộn, ùn tắc.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã có những chỉ đạo - yêu cầu các cơ quan chức năng xử lý dứt điểm tình trạng trên. Theo đó, ngày 20/7/2016, Chủ tịch UBND Thành phố đã chủ trì cuộc họp về Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết đối với một số tuyến có hành trình chạy thông qua địa bàn thành phố và Công tác sắp xếp, điều chuyển luồng tuyến, phương tiện từ bến xe Mỹ Đình về bến xe Nước Ngầm.
Tại cuộc họp này, ông Nguyễn Đức Chung cho rằng, đây là quy hoạch và cần phải làm cấp bách. Sở GTVT là đơn vị thay mặt thành phố quản lý, thực hiện quy hoạch trên lĩnh vực giao thông- vận tải, trong đó có vận tải hành khách liên tỉnh thì không thể vì lợi ích của vài doanh nghiệp mà trì hoãn hoặc làm khác chủ trương.
Trước đó, ngày 23/6/2016, Sở GTVT có báo cáo số 2400 về công tác sắp xếp, điều chuyển luồng tuyến, phương tiện vận tải từ bến xe Mỹ Đình về bến xe Nước Ngầm. Tại cuộc họp báo ngày 29/6/2016, ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở GTVT đã thông báo cụ thể nội dung, mục đích, kế hoạch điều chuyển.
Việc sắp xếp, điều chuyển luồng tuyến, phương tiện vận tải từ bến xe Mỹ Đình về bến xe Nước Ngầm sẽ chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, Sở GTVT sẽ lựa chọn các tuyến có cự ly 240km trở lên để điều chuyển từ bến xe Mỹ Đình đi các tỉnh phía Nam sang bến xe Nước Ngầm.
Cụ thể, bến xe Mỹ Đình, các tuyến đi Nghệ An (66 lượt xe/ngày), Hà Tĩnh (5 lượt xe/ngày), Gia Lai (1 lượt xe/ngày) và Đắk Lắk (4 lượt xe/ngày) nằm trong diện điều chuyển lần 1 sang bến xe Nước Ngầm. Các tuyến này có lộ trình đi từ bến Mỹ Đình- Phạm Hùng- Khuất Duy Tiến- đường vành đai 3 trên cao- QL1 và ngược lại. Việc điều chuyển về bến xe Mỹ Đình đối với các tuyến này theo Sở GTVT là phù hợp với lộ trình và hướng tuyến.
Giai đoạn 2, sẽ tiếp tục điều chuyển các tuyến xe từ bến Mỹ Đình về bến Nước Ngầm. Cụ thể, bến xe Mỹ Đình đi Thanh Hóa (68 lượt xe/ngày). Để việc đi lại của người dân ít bị xáo trộn nhất, Sở GTVT kiến nghị UBND TP. Hà Nội chỉ đạo bến xe Nước Ngầm tổ chức tuyến xe trung chuyển miễn phí từ bến Mỹ Đình đi bến Nước Ngầm và ngược lại với tần suất 75 chuyến/ngày.
Sở GTVTcứ ban hànhcác công văn; còn việc thực hiện hay không lại là một câu chuyện khác?
Tại cuộc họp về điều chỉnh Quy hoạch chi tiết đối với một số tuyến có hành trình chạy qua địa bàn thành phố và công tác sắp xếp, điều chuyển luồng tuyến, phương tiện từ bến xe Mỹ Đình về bến xe Nước Ngầm, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung giao Sở GTVT chủ trì, khảo sát, kiểm tra toàn bộ các xe chạy trái tuyến, sai quy hoạch, thống kê chính xác số lượng xe vi phạm, thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Giao Công an Thành phố, CSGT, TTGT và các đơn vị liên quan tổ chức công khai xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.
Sở GTVT chủ trì, làm việc với giám đốc các bến xe Giáp Bát, Mỹ Đình, Nước Ngầm, Yên Nghĩa, Gia Lâm thống kê toàn bộ số lượng xe đến bến, phân bổ số lượng xe đảm bảo đúng tuyến, đúng luồng theo lộ trình giảm dần vào tháng 8, tháng 9 và chấm dứt vào ngày 1/10/2016.
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung đã chỉ đạo rõ ràng, đến ngày 1/10/2016, Sở GTVT phải hoàn thành nhiệm vụ điều chuyển một số xe khách khỏi bến xe Mỹ Đình, tuy nhiên, đã quá thời gian gần 1 tháng nhưng các nhà xe đi các tỉnh phía Nam vẫn chưa được điều chuyển. Dư luận đặt câu hỏi: Phải chăng, có lợi ích nhóm hay vì lợi ích của một số doanh nghiệp vận tải nên Sở GTVT mới chần chừ - “chống lệnh” trong việc điều chuyển luồng tuyến xe khách liên tỉnh?
Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện tại, các doanh nghiệp vận tải tuyến Vinh, Thanh Hóa vẫn đang hoạt động, khai thác tại bến xe Mỹ Đình. Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Phó giám đốc Bến xe Mỹ Đình cho biết: Chức năng của bến chỉ là quản lý các xe ra vào bến, còn việc điều chuyển xe cộ như thế nào thì thuộc chức năng của Sở GTVT.
Hỏi: Vậy bến xe Mỹ Đình đã có thông báo nào đối với các doanh nghiệp vận tải đi các tỉnh phía Nam chưa? Ông Tuấn nói: “Khi nào có thông báo của Sở GTVT trong việc điều chuyển thì bến sẽ thông báo sau”.
Trao đổi qua điện thoại với ông Hà Huy Quang, Phó giám đốc Sở GTVT, ông Quang cho biết:“Hiện vẫn chưa thể điều chuyển. Sở đang làm kế hoạch tổng thể báo cáo thành phố. Việc điều chuyển luồng tuyến phải có lộ trình, chứ không thể làm ào ngay được”.
Không biết, kế hoạch tổng thể cho việc điều chuyển luồng tuyến bao giờ mới thực hiện xong, trong khi áp lực giao thông Thủ đô ngày một tăng cao; hay sự việc lại “rơi vào quên lãng” như năm 2013?
Thiên Trường – Hải Minh
Tin mới
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Lạng Sơn
Chiều 11/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và đoàn công tác đã kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả lũ lụt do hoàn lưu của bão số 3 gây ra tại tỉnh Lạng Sơn.
Lào Cai: Huyện Bắc Hà nỗ lực khắc phục hậu quả sau thiên tai
Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, mưa to kéo dài kết hợp lũ trên thượng nguồn đổ về gây lũ lớn, chia cắt cục bộ nhiều cụm dân cư trên địa bàn huyện Bắc Hà, làm hư hại 1.405 nhà, 208 chuồng trại, 646 ha lúa và hoa màu cùng nhiều công trình giao thông, trường học, y tế…, ước thiệt hại hơn 35 tỷ đồng...
Hoa Kỳ công bố hỗ trợ 1 triệu USD cho các nỗ lực cứu trợ khẩn cấp sau bão Yagi
Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), sẽ cung cấp 1 triệu USD viện trợ nhân đạo khẩn cấp để hỗ trợ Việt Nam khắc phục những thiệt hại thảm khốc do bão Yagi gây ra.
Thái Nguyên: Tiếp nhận 80.000 viên khử khuẩn từ Unicef Việt Nam
Nhằm hỗ trợ các địa phương bị ảnh hưởng bởi mưa lũ xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh, nhất là các bệnh lây truyền qua nguồn nước, hoặc từ động vật, sau bão số 3, Sở Y tế Thái Nguyên đã có công văn đề nghị hỗ trợ từ nhiều đơn vị, tổ chức...
Nam Định: Bộ đội sát cánh cùng nhân dân khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ
“Chấp hành chỉ đạo của lãnh đạo Quân khu 3 và Bộ CHQS tỉnh Nam Định, thời điểm trước, trong và sau khi cơn bão số 3 đổ bộ, đơn vị đã quán triệt duy trì nghiêm chế độ trực chỉ huy, trực chiến, trực ban, trực cứu hộ, cứu nạn 24/24” – đó là chia sẻ của Trung tá Trần Đình Thắng, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Ý Yên về công tác hỗ trợ chính quyền địa phương và nhân dân khắc phục hậu quả bão lũ.
Bình Định: Nhiều hoạt động nghĩa tình hướng về miền Bắc
Ngày 11/9, tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Lễ phát động quyên góp, ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do cơn bão số 3. Nhiều hoạt động nghĩa tình đã được đông đảo cán bộ, nhân dân Bình Định hưởng ứng nhằm góp phần hỗ trợ đồng bào các tỉnh phía Bắc sớm khắc phục hậu quả bão lũ…
Câu chuyện thương hiệu
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường