IUU và nỗ lực của Việt Nam chống khai thác IUU
Khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) là một trong những thách thức đối với việc quản lý và bảo tồn tài nguyên biển hiện nay. Việt Nam đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm khai thác hợp lý tiềm năng, lợi thế đi đôi với bảo vệ nguồn lợi, bảo tồn đa dạng hệ sinh thái ven biển.
Lịch sử hình thành
Lịch sử của quy định đánh bắt cá IUU bắt đầu từ giữa thế kỷ XX khi sự phát triển nhanh chóng của công nghệ dẫn đến đánh bắt quá mức và cạn kiệt nguồn lợi cá. Những nỗ lực ban đầu nhằm giải quyết lo ngại này đã được thực hiện thông qua các hiệp định song phương và đa phương, mặc dù thường bị hạn chế về phạm vi và tính hiệu quả.
Lần đầu tiên IUU được đưa ra thảo luận tại Ủy ban của Công ước về bảo tồn tài nguyên sinh vật tại Nam Cực vào năm 1980. Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) tuy không có quy định trực tiếp về IUU nhưng đã có những quy định điều chỉnh hoạt động này và chủ yếu được giải thích thông qua các quy định về quyền khai thác tài nguyên sinh vật của quốc gia ven biển.
Các quy định về IUU tiếp tục được nhắc đến trong Nghị quyết số 55/7 của Đại hội đồng Liên hợp quốc ban hành năm 2001.
Theo đó, Nghị quyết kêu gọi các nước hợp tác thông qua một kế hoạch hành động quốc tế được xây dựng trong khuôn khổ Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) nhằm chống lại hành vi IUU.
FAO đã ban hành Chương trình hành động quốc tế nhằm ngăn ngừa, phòng tránh và loại bỏ các hành vi đánh bắt cá bất hợp pháp vào năm 2001. Trong đó, chính thức ghi nhận IUU là thuật ngữ được hợp thành bởi ba hành vi gồm: Hành vi đánh bắt bất hợp pháp (illegal), Hành vi đánh bắt không được báo cáo (unreported) và Hành vi đánh bắt không được kiểm soát (unregulated).
Sự ra đời của các quy định này cung cấp các biện pháp toàn diện cho các quốc gia để chống lại hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, nhấn mạnh sự cần thiết của các hệ thống kiểm soát và giám sát trong phát hiện và ngăn chặn các hoạt động IUU một cách hiệu quả.
Vào năm 2009, Thỏa thuận về các biện pháp của các quốc gia có cảng (PSMA) được thông qua nhằm mục đích ngăn chặn cá đánh bắt IUU xâm nhập vào thị trường quốc tế thông qua các biện pháp kiểm soát cảng nghiêm ngặt.
Sau đó, các tổ chức quản lý nghề cá khu vực (RFMO) ra đời đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý trữ lượng cá ở các khu vực cụ thể, thực hiện các biện pháp chống khai thác IUU và điều phối hợp tác quốc tế.
Chương trình Tài liệu đánh bắt (CDS) theo dõi cá từ khâu đánh bắt đến khi đưa ra thị trường, bảo đảm rằng chỉ đưa những loài cá được đánh bắt hợp pháp vào chuỗi cung ứng. Các biện pháp trừng phạt và hình phạt nghiêm khắc, bao gồm phạt tiền, tịch thu tàu và cấm các tàu vi phạm đánh bắt cá ở một số khu vực đối với các hoạt động IUU có tác dụng ngăn chặn đáng kể vi phạm ở trong phạm vi nhất định.
Các quốc gia, vùng lãnh thổ áp dụng cách tiếp cận khác nhau khi thực hiện quy định IUU?
Trên thế giới, các quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau đã áp dụng các cách tiếp cận khác nhau để thực hiện và thực thi các quy định IUU, tiêu biểu là Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và Indonesia. Trong đó, EU được đánh giá là khu vực luôn đi đầu trong phòng chống các hoạt động IUU và đã nỗ lực không ngừng trong việc xây dựng và thi hành hệ thống các biện pháp kiểm soát đối với các hoạt động này.
Từ năm 1993, Hội đồng EU ban hành một số quy định để thực thi Chính sách nghề cá chung như: Nghị quyết của Hội đồng số 1093/94 ngày 6/5/1994 quy định điều kiện tàu cá của quốc gia thứ ba được dỡ hàng tại các cảng của quốc gia thuộc EU; Nghị quyết số 1447/1999 ngày 24/6/1999 quy định biện pháp xử lý đối với việc vi phạm Chính sách nghề cá chung; Nghị quyết số 2847/93 năm 2005 thiết lập hệ thống kiểm soát áp dụng đối với Chính sách nghề cá chung…
Các quy định này quy định nghĩa vụ của các quốc gia thành viên EU trong việc bảo đảm thực thi quy định về bảo tồn và quản lý đối với tất cả các tàu cá mang cờ của quốc gia mình hoạt động trong nội thuỷ, vùng lãnh hải của quốc gia thứ ba và tại vùng biển quốc tế. Từ năm 2007, Ủy ban châu Âu (EC) bắt đầu thực hiện quá trình tham vấn về Quy định IUU, thiết lập Quy định toàn diện IUU của EU về cấm nhập khẩu cá đánh bắt IUU. EU cũng duy trì hệ thống “thẻ vàng” và “thẻ đỏ” để xác định các quốc gia vi phạm.
Đối với Mỹ, phòng chống các hoạt động đánh bắt IUU luôn là ưu tiên quốc tế hàng đầu của Mỹ. Năm 2001, nước này đã hỗ trợ thông qua Kế hoạch hành động quốc tế để ngăn chặn, hạn chế và xóa bỏ đánh bắt IUU của FAO, đồng thời thông qua Kế hoạch hành động quốc gia vào năm 2004. Ngoài ra, các chương trình giám sát, quản lý giải pháp và truy xuất nguồn gốc đối với thủy sản được đánh bắt bởi các tàu mang cờ của mình, đối với tàu thuyền và thủy sản có nguồn gốc của các quốc gia khác, Mỹ thiết lập các cơ chế giám sát nhập khẩu khá chặt chẽ đối với thủy sản từ các nước thứ ba.
Ngày 9/12/2016, Mỹ ban hành Đạo luật quản lý và bảo tồn nghề cá Magnuson-Stevens (MSA), tạo khuôn khổ quản lý nghề cá biển. Nước này cũng áp dụng Đạo luật bảo vệ lệnh cấm đánh bắt cá bằng lưới trôi trên biển để giải quyết vấn đề IUU toàn cầu.
Đối với Indonesia, là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của hoạt động đánh bắt IUU. Indonesia cũng là nơi diễn ra 30% số vụ đánh bắt cá bất hợp pháp trên toàn thế giới. Do vậy, Indonesia triển khai nhiều biện pháp như bắt giữ tàu cá và ngư dân (kể cả ngư dân trong nước và nước ngoài), tịch thu và tiêu hủy các tàu đánh bắt vi phạm.
Cuộc chiến chống khai thác IUU của Việt Nam
Là quốc gia ven biển, Việt Nam giống như hầu hết các quốc gia có biển khác, đang phải đối mặt với vấn nạn IUU.
Để đối phó với những thách thức này, Việt Nam đã thực hiện đáng kể các bước thiết lập và tăng cường các quy định IUU và đạt được những tiến bộ rõ rệt, bao gồm cải cách lập pháp, xây dựng năng lực và nỗ lực hợp tác quốc tế.
Việt Nam đã ban hành một số luật và quy định để chống khai thác IUU, trong đó Luật thủy sản năm 2017 là nền tảng cho những nỗ lực này, cung cấp khung pháp lý toàn diện cho việc quản lý và bảo tồn nghề cá.
Chính phủ đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia nhằm ngăn chặn và loại bỏ hoạt động khai thác IUU, đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm tăng cường quản lý và thực thi nghề cá, lắp đặt hệ thống giám sát trên tàu cá và tăng cường kiểm soát cảng để bảo đảm tuân thủ các quy định đánh bắt bền vững.
Song song đó, Việt Nam đang phải đối mặt với một số thách thức trong thực hiện quy định IUU như nguồn lực và năng lực hạn chế, khung pháp lý chưa thực sự đến được với ngư dân và đặc biệt là môi trường hàng hải phức tạp, liên quan đến các yếu tố kinh tế xã hội đặc thù.
Về lâu dài, xét tổng thể, giải quyết vấn đề đánh bắt cá IUU đòi hỏi một cách tiếp cận toàn diện và đa chiều, bao gồm sự hợp tác giữa các chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức, người dân, các bên liên quan trong ngành và cộng đồng quốc tế.
Bằng cách thực hiện các khuôn khổ pháp lý mạnh mẽ, tăng cường khả năng thực thi, khai thác, đổi mới công nghệ và thúc đẩy hợp tác quốc tế, các quốc gia có thể chống lại hoạt động khai thác IUU một cách hiệu quả và bảo vệ tính bền vững của tài nguyên biển cho các thế hệ tương lai.
Minh An (t/h)
Tin mới
Đà Nẵng: Công khai danh sách ủng hộ đồng bào miền Bắc
Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Đà Nẵng vừa công khai danh sách cá nhân ủng hộ bằng tiền mặt và bản sao kê chuyển khoản trong đợt vận động đóng góp hỗ trợ đồng bào miền Bắc.
Nga ‘có thể cạn kiệt’ kiên nhẫn về vấn đề hạt nhân
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev tuyên bố, Nga không sử dụng vũ khí hạt nhân vì hiểu rõ sự nguy hiểm và không thể đảo ngược của một cuộc xung đột, nhưng sự kiên nhẫn đó "có thể cạn kiệt".
Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng thăm hỏi, động viên các đơn vị, người dân bị ảnh hưởng do bão số 3 tại Quảng Ninh
Ngày 14/9, Đoàn công tác do đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Đại biểu Quốc hội khóa XV, làm trưởng đoàn đã tới thăm, tặng quà một số đơn vị, hộ dân bị ảnh hưởng, thiệt hại do bão số 3 (YAGI) tại TX Quảng Yên và TP Hạ Long, Quảng Ninh.
Chính phủ Anh viện trợ nhân đạo 1 triệu bảng Anh cho Việt Nam khắc phục bão Yagi
Quốc vụ khanh phụ trách phát triển, Bộ Ngoại giao và phát triển Anh Anneliese Dodds cho biết: "Chính phủ Anh sát cánh cùng những người dân bị ảnh hưởng bởi tác động tàn khốc của bão Yagi tại Việt Nam..."
Bắc Giang tập trung khôi phục sản xuất lâm nghiệp sau bão số 3
Do ảnh hưởng của bão số 3 khiến hàng chục nghìn ha rừng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang bị thiệt hại. Hiện tỉnh đang chỉ đạo chính quyền các địa phương, ngành chức năng và các chủ rừng rà soát, thống kê thiệt hại để kịp thời hỗ trợ, khắc phục thiệt hại, khôi phục sản xuất lâm nghiệp.
Việt Nam khẳng định chính sách phát triển lấy con người làm trung tâm
Việt Nam cho rằng, cần thúc đẩy các sáng kiến và hành động ở cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế để giải quyết những ảnh hưởng tiêu cực của các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, mất an ninh lương thực...
Câu chuyện thương hiệu
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới