Huyện Giao Thủy về đích nông thôn mới nâng cao đầu tiên của tỉnh Nam Định
Với sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của tỉnh Nam Định và quyết tâm, đồng lòng cao của cả hệ thống chính trị cùng các tầng lớp nhân dân, huyện Giao Thủy đã hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu về đích huyện nông thôn mới nâng cao đầu tiên của tỉnh.
Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Nam Định giai đoạn 2021 - 2025 vừa công nhận huyện Giao Thủy đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023 và tiến hành lập hồ sơ trình Trung ương ra quyết định công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Theo Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao, huyện Giao Thủy có 18/22 xã, thị trấn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Tại các xã này, 100% đường thôn được cứng hóa đạt chuẩn tiêu chí nông thôn mới nâng cao. Các thôn, xóm, tổ dân phố thường xuyên phát động nhân dân, hội viên của các tổ chức đoàn thể tham gia dọn vệ sinh môi trường các tuyến đường, hệ thống điện đạt chuẩn. Đến thời điểm hết năm 2023, tỷ lệ hộ có đăng ký trực tiếp và sử dụng điện sinh hoạt, sản xuất đảm bảo an toàn, ổn định đạt 100%. Toàn huyện có 67/67 trường đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ I trở lên (đạt tỷ lệ 100%); có 86,45% người dân trong độ tuổi lao động sử dụng điện thoại thông minh (tăng 55% so khi huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017); có 206 điểm wifi công cộng miễn phí, bảo đảm chất lượng dịch vụ và an toàn thông tin theo quy định.
Huyện chỉ đạo các ban, ngành, các xã, thị trấn chú trọng phát triển, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa, thể thao, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Nhà văn hoá các thôn, xóm tiếp tục được cải tạo, sửa chữa, nâng cấp đầu tư trang thiết bị, ngày càng phát huy hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi cho việc sinh hoạt của các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao và hoạt động của các tổ chức đoàn thể. Nhiều loại hình hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được tổ chức thường xuyên, nhất là dịp lễ, tết.
Hằng năm, huyện tổ chức trên 230 cuộc giao lưu, hội thi văn hóa, văn nghệ, các giải thể thao, trò chơi dân gian; thành lập và duy trì hoạt động 46 câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu được chú trọng thực hiện, nhất là xây dựng gia đình, xóm văn hóa, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội.
Năm 2023, huyện có 118 xóm đạt danh hiệu xóm văn hóa, trong đó có 91/118 xóm văn hóa 5 năm liên tục (đạt 77,1%). 100% khu dân cư giữ vững nền nếp “Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư”; 93,8% số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa; tỷ lệ gia đình văn hóa 3 năm liên tục đạt 83,4%.
Lãnh đạo UBND huyện Giao Thủy cho biết: "Với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự chung sức, đồng lòng của các tầng lớp nhân dân trong huyện cùng các doanh nghiệp, Đảng bộ, chính quyền huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành các kế hoạch, nhiệm vụ xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao - huyện xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt và là tiền đề, động lực để hiện thực hóa mục tiêu, nhằm nâng cao đời sống nhân dân ngày càng tốt đẹp hơn, xây dựng huyện ngày càng phát triển giàu mạnh, bền vững".
Huyện chú trọng công tác tuyên truyền, để toàn thể cán bộ, đảng viên, các lực lượng, các tổ chức, cá nhân chung tay xây dựng nông thôn mới nâng cao. Các phong trào quần chúng tham gia xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, tổ chức trồng hoa, cây xanh ven đường, lắp điện chiếu sáng tạo cảnh quan sáng - xanh - sạch - đẹp... được các cấp, các tổ chức đoàn thể của huyện phát động sôi nổi. Huyện triển khai thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” tới các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư; tổng kết, đánh giá các mô hình điểm, nhân rộng các điển hình, những kinh nghiệm hay và cách làm sáng tạo.
Huyện tập trung xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là hệ thống giao thông, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều công trình, dự án quan trọng đã hoàn thành và đang được tích cực triển khai xây dựng, với tổng kinh phí trên 1.000 tỷ đồng như: dự án cải tạo, xây mới cầu Diêm, cầu Giao Hà, cầu Giao Nhân; chỉnh trang, cải tạo vỉa hè thị trấn Ngô Đồng; kè sông các xã: Bạch Long, Giao Tiến, Hoành Sơn, Giao Lạc; triển khai xây dựng tuyến đường Lạc Lâm, Thiện Lâm, kè Giao Sơn, khu du lịch biển Quất Lâm, các khu dân cư tập trung và một số dự án đầu tư xây dựng quan trọng khác. Đồng thời, tuyến đường trọng điểm quốc gia của tỉnh như: tuyến đường bộ ven biển, tỉnh lộ 484 đi qua địa bàn đang được tích cực triển khai xây dựng - khi hoàn thành sẽ tạo diện mạo, động lực mới và sự đột phá trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Giao Thủy thành lập 2 cụm công nghiệp Thịnh Lâm và Giao Thiện. Các cụm công nghiệp đều nằm trong phương án phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được tích hợp vào Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2030. Nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đang đẩy mạnh nghiên cứu, tìm hiểu cơ hội đầu tư trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, tỉnh Nam Định cũng đã ký thỏa thuận hợp tác với Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Hải Long. Đây là những dự án lớn, sử dụng công nghệ cao, có ý nghĩa lan tỏa, tác động quan trọng tới uy tín, môi trường đầu tư của huyện và sẽ tạo nguồn thu ổn định cho ngân sách những năm tiếp theo...
Phát huy những kết quả đã đạt được, huyện Giao Thủy tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao, tiến tới xây dựng huyện nông thôn mới kiểu mẫu, gắn với nâng cấp lên đô thị loại III. Trong năm 2024, huyện phấn đấu có thêm các xã Giao Nhân, Hồng Thuận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 4 xã Giao Long, Giao Yến, Giao Thiện, Giao Châu đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Xây dựng thêm khoảng 50 xóm, tổ dân phố đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Nâng cao chất lượng cuộc sống, thu nhập của người dân; duy trì tỷ lệ dân số khu vực nông thôn tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 95%. Từ năm 2025 - 2030 có 100% xóm, tổ dân phố đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; tất cả 20 xã, thị trấn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Phấn đấu huyện đạt chuẩn các tiêu chí huyện nông thôn mới kiểu mẫu; thu nhập bình quân của người dân đạt trên 100 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 98%; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt nông thôn được thu gom, xử lý theo quy định đạt 100%...
Phạm Thịnh
Tin mới
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên kiểm tra việc khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa
Chiều 18/9, đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã đi kiểm tra thực tế công tác khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa. Cùng đi có đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.
Cục QLTT thành phố Cần Thơ tập huấn phân biệt hàng thật – hàng giả, quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường TMĐT
Sở Khoa học-Công nghệ phối hợp Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP Cần Thơ, Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (VACIP) đã tổ chức hội nghị tập huấn phân biệt hàng thật, hàng giả nhãn hiệu và xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trên môi trường thương mại điện tử.
Phát hiện 01 cơ sở kinh doanh không đăng ký kinh doanh theo quy định
Ngày 18 tháng 9 năm 2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh T.P do ông T.C.B làm chủ, địa chỉ: xã Tân Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp hoạt động kinh doanh mua bán hàng hóa dưới hình thức hộ kinh doanh nhưng chủ hộ không thực hiện đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định.
Triển khai biện pháp phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ tại thị xã Sa Pa
Để chủ động trong công tác phòng, chống các loại dịch bệnh có thể xảy ra sau mưa lũ, sạt lở đất, Trung tâm Y tế thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đang tiến hành phun thuốc tiêu độc khử trùng môi trường trên diện rộng.
Ngày đêm thi công khu tạm cư Làng Nủ
Những ngày này, các đơn vị đang tập trung máy móc, vật liệu và nhân lực, khẩn trương thi công không kể ngày đêm để hoàn thành khu tạm cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; phấn đấu đến ngày 21/9, sẽ đưa một số hộ dân thôn Làng Nủ về nơi tạm cư...
Nhiều hoạt động an sinh xã hội được thực hiện tại huyện Văn Quan
Ngày 19/9, tại huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn, Công an tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Huyện ủy, UBND huyện Văn Quan, Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và các cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm tổ chức nhiều hoạt động an sinh xã hội tại 2 xã Hữu Lễ và Tri Lễ của huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.
Câu chuyện thương hiệu
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023