Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hương sắc Trang phục truyền Thống

(TH&CL) Kh

(TH&CL) Khác với trang phục thông thường, trang phục dân tộc, nhất là trang phục của dân tộc thiểu số, ngoài tác dụng làm đẹp, bảo vệ mọi sự xâm hại, còn thể hiện bản sắc văn hóa vùng, miền, phản ánh tập tục, nhận thức, đại diện cho mơ ước của cả một tộc người làm ra những bộ trang phục độc đáo ấy. Tuy nhiên, trải qua thời gian, trang phục dân tộc đang bị “Kinh hóa”, thậm chí “Âu hóa”…


Văn hóa “nghìn năm lịch sử”…

Nghệ thuật trang trí, bố cục đường nét của trang phục dân tộc đã đạt đến độ chuẩn mực. Bốn loại hoa văn được thể hiện trên trang phục dân tộc là hoa văn hình học, hình người, động vật, thực vật, được thể hiện hài hòa, độc đáo, ấn tượng, giống những bức thông điệp về nhân sinh quan, thế giới quan, về óc thẩm mỹ giàu sự sáng tạo của tộc người đã tạo ra nó. Kỹ thuật trang trí hoa văn trên vải, trên trang phục, cũng là một quá trình đúc kết rất kỳ công, thông qua sự sáng tạo, phối hợp màu sắc của chỉ, với công nghệ vẽ, nhuộm, gắn đồng tiền, mảnh kim loại, các loại hạt... tạo nét độc đáo, bản sắc riêng biệt.

Vì vậy, không khó để nhận biết trang phục Tày với bộ áo dài màu chàm, tô điểm thêm dải thắt lưng và vòng cổ bằng bạc; hay trang phục của người Dao được chia theo “ngành”, như Dao đỏ với những quả bông trên ngực áo, Dao tiền được nhận biết qua những xâu tiền trên áo; hoặc chiếc váy sặc sỡ là của dân tộc H’Mông; những đường sọc đỏ, đen, trắng, được phối với các họa tiết trang trí cầu kỳ thường có trên trang phục dân tộc Pà Thẻn...

Theo ông Ngô Quang Hưng, chuyên gia văn hóa dân tộc, nguyên Phó vụ trưởng Vụ Văn hóa Dân tộc (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) thì, trang phục dân tộc là sự sử dụng tài hoa về màu sắc. Màu nền là màu chủ đạo của các trang phục dân tộc, là thông điệp để chúng ta nhận biết, màu chàm là màu độc tôn của người cư trú ở miền núi và cao nguyên; màu nâu là màu chủ yếu của cư dân đồng bào duyên hải, càng về phía Nam, màu nâu đã chuyển thành màu đen; màu sáng là màu phổ biến của một bộ phận dân cư Trường Sơn - Tây Nguyên và Nam Trung Bộ có nguồn gốc Nam Đảo…

“Trang phục văn hóa dân tộc đáng trân trọng là vậy, nhưng thật đáng tiếc, giờ đây nó đã bị mai một, bị “Kinh hóa”, thậm chí “Âu hóa” rất nhiều”.

Nghiên cứu, sưu tầm của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, trong 2 năm gần đây, đã chỉ ra: có tới 40/54 dân tộc trên cả nước không mặc trang phục đúng như trang phục truyền thống, thay vào đó là trang phục công nghiệp dệt bằng loại sợi tổng hợp pha nhiều ni-lông của Trung Quốc hay những loại vải có hoa văn được dệt sẵn, có màu sắc và chủng loại giống nhau mang sắc thái rất hời hợt. So với con số hàng chục nghìn làng nghề dệt trước đây, hiện tại chỉ còn lại khoảng vài chục làng nghề, hợp tác xã trồng dâu nuôi tằm, trồng bông dệt vải. Thường thì chỉ người già ở các dân tộc còn tha thiết với các trang phục truyền thống, còn giới trẻ đều mặc sơ-mi, quần âu theo lối người Kinh, hay quần áo may sẵn của Trung Quốc.

Tại bản buôn của các dân tộc có dân số dưới 1.000 người như Thổ, Chứt, Rơ Măm, Ơ Ðu,... hầu như không còn thấy bóng dáng của các trang phục truyền thống. Một số bộ trang phục truyền thống của các dân tộc chỉ còn được lưu giữ trong bảo tàng, được thu mua hoặc được khôi phục lại từ những nhà sưu tầm, nghiên cứu văn hóa dân tộc. Trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số thường tập trung biểu hiện rõ nét ở giới nữ, còn trang phục nam giới thường đơn giản, mờ nhạt, thường dùng chất liệu vải chàm, kiểu dáng na ná giống nhau, trang phục nam truyền thống ngày càng hiếm gặp.

“Phải có trách nhiệm bảo tồn…”

Theo tìm hiểu, để làm được một bộ trang phục dân tộc truyền thống, phải mất 1 - 2 năm, thậm chí có những bộ trang phục cầu kì, chỉ mặc trong ngày cưới hoặc các lễ hội lớn của người H’Mông, người Dao, phải mất từ 3 - 4 năm, bởi các công đoạn từ chuốt sợi, nhuộm, thêu tay, gắn và trang trí hoa văn, đều làm hoàn toàn thủ công. Giá cho mỗi bộ trang phục dân tộc phải mất từ vài ba triệu, thậm chí cả chục triệu đồng.

Anh Thân Văn Nguyên, cán bộ văn hóa xã Tuấn Mậu (Sơn Động, Bắc Giang), cho biết, thiếu nữ Dao đỏ rất quan trọng việc thêu thùa, may vá. Trước đây, con gái muốn lấy chồng, phải biết tự tay kéo sợi, dệt vải, thêu may thành những bộ quần áo sặc sỡ, tuyệt đẹp để mặc vào ngày cưới hoặc lễ Tết. Tuy nhiên, thiếu nữ Dao đỏ giờ không mặn mà nhiều với phong tục này, do ảnh hưởng bởi xu hướng trang phục hiện đại. Thanh thiếu niên các dân tộc khác giờ cũng không đủ kiên nhẫn để làm trang phục dân tộc, cộng với tâm lý hướng ngoại, các em rất thích cập nhật những mốt mới, mà thờ ơ, thậm chí ngượng ngùng khi phải diện những bộ quần áo truyền thống.

Về góc độ kinh tế, cũng như thực tế phát triển của các làng nghề của người dân tôc thiểu số, chị Vàng Thị Mai (người dân tộc Mông) đến từ Quản Bạ, Hà Giang đã so sánh việc dệt được một bộ thổ cẩm dân tộc mà không bán được, giống như “nuôi một đứa con mãi không lớn”, đành phải bỏ nghề dệt may truyền thống để kiếm nghề khác có thể nuôi sống được họ.

PGS. TS. Đoàn Thị Tình, người đã có nhiều năm nghiên cứu văn hóa các dân tộc, cho rằng, chính cách sử dụng trang phục dân tộc có cách điệu về cả kiểu dáng, màu sắc, trong biểu diễn văn hóa, văn nghệ, khác xa với trang phục truyền thống nguyên bản. “Mưa dầm thấm lâu” - sẽ khiến người xem dễ mất phương hướng nhận diện trang phục gốc của một dân tộc, gây những mỹ cảm lệch lạc về bản sắc dân tộc, gây tác dụng ngược với việc bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc, tạo nguy cơ đánh mất hình ảnh của tổ tiên, đánh mất bản sắc văn hóa của dân tộc.

Khát khao bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc qua hình ảnh các bộ trang phục dân tộc, nhà nghiên cứu Vi Hồng Nhân, nguyên Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch), sau khi nghỉ hưu đã trở về quê hương người Tày, Lạng Sơn, thành lập Hội Bảo tồn dân ca các dân tộc tỉnh Lạng Sơn, tập hợp được hơn 400 hội viên lập ra 50 CLB hát dân ca, hát then, đàn tính, hát sli…, tự may sắm trang phục dân tộc, mua nhạc cụ, để biểu diễn, phục vụ văn nghệ tại các lễ hội truyền thống đầu xuân như Hội lùng tùng (xuống đồng), Háng pò (chợ núi)... Ông Vi Hồng Nhân thừa nhận việc khôi phục các giá trị truyền thống, khôi phục văn hóa trang phục dân tộc là rất khó, nhưng theo ông càng khó chúng ta càng phải đồng lòng để “làm cho tới”…

NGUYỄN HẠNH

Tin mới

Kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực TMĐT Chín tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
Kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực TMĐT Chín tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

Với tinh thần chỉ đạo quyết liệt của Tổng Cục QLTT và lãnh đạo Cục QLTT tỉnh Đắk Nông về công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát trong lĩnh vực TMĐT. Các Đội QLTT thường xuyên theo dõi, tổ chức kiểm tra, đấu tranh với các cá nhân, tổ chức lợi dụng nền tảng điện tử để quảng bá, kinh doanh các sản phẩm hàng hóa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, giả mạo nhãn hiệu, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên không gian mạng.

Tọa đàm "Tăng cường hiệu quả quản lý thuế đối với thương mại điện tử"
Tọa đàm "Tăng cường hiệu quả quản lý thuế đối với thương mại điện tử"

Chiều 23/9, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Tăng cường hiệu quả quản lý thuế đối với thương mại điện tử" nhằm thảo luận về những giải pháp nâng cao hiệu quả trong lĩnh vực này.

Thanh Hóa công bố tình huống khẩn cấp sạt trượt đồi Lung Đạc tại Bá Thước
Thanh Hóa công bố tình huống khẩn cấp sạt trượt đồi Lung Đạc tại Bá Thước

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định Công bố tình huống khẩn cấp sạt trượt đồi Lung Đạc tại thôn Khung, xã Thiết Kế, huyện Bá Thước.

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 24/9
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 24/9

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 24/9 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Thanh Hóa ban hành Công điện về việc tập trung ứng phó với mưa lớn, lũ, sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt
Thanh Hóa ban hành Công điện về việc tập trung ứng phó với mưa lớn, lũ, sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Công điện về việc tập trung ứng phó với mưa lớn, lũ, sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt.

Thanh Hóa phát động triển khai tháng cao điểm về phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật
Thanh Hóa phát động triển khai tháng cao điểm về phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật

Sáng 23/9, tại huyện Lang Chánh, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thanh Hóa phối hợp với các đơn vị liên quan đã tổ chức Lễ phát động triển khai tháng cao điểm về phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật, HIV/AIDS, ma túy, mại dâm đợt 1 trong ngành giáo dục năm học 2024-2025.