Huế: Đầu xuân về làng Sình xem hội vật
Sáng 25/2 (tức ngày mồng 10 tháng Giêng, năm Mậu Tuất), tại thôn Lại An, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra lễ hội vật truyền thống hàng năm. Đây là một hoạt động văn hoá truyền thống, giàu tinh thần thượng võ của người bản địa thu hút rất nhiều người dân khắp nơi về dự khán.
Theo lời kể của các vị cao niên ở làng Sình, hội vật truyền thống của làng đã có lịch sử hơn 200 năm, và phát triển liên tục cho đến nay. Hội vật này khác hẳn với hội vật ở một làng quê khác, bởi người dân tổ chức hội vật như một hình thức giải trí đơn thuần sau những ngày tết chứ không vì mục đích tuyển chọn võ sĩ cho triều đình phong kiến lúc bấy giờ.
Sau tiếng trống khai cuộc của vị trưởng làng, các đô vật cùng bước vào tranh tài
“Lệ” làng cũng quy định, các đô vật dự đấu không nhất thiết phải là người địa phương, và bất kỳ khán giả nào cũng có thể được lên sới đấu vật. Ngoài giải Cạn dành cho chức vô địch, làng còn dành riêng một khoản tiền để thưởng cho tất cả những đô tham gia hội vật. Có thể do điều kiện dự hội khá đơn giản, nên ngày xưa, cứ đến trước ngày làng mở hội vật, trai tráng khắp nơi cùng theo về làng Sình để tham gia thi đấu vật.
Để giành được chiến thắng, các đô vật phải có làm sao cho đối phương "lấm lưng trắng bụng"
Sau tiếng trống khai hội của vị trưởng làng, các đô vật chia thành hai hạng cân gồm thiếu niên và thanh niên cùng tranh tài trên một sới vật hình vuông trong đó được đổ một lớp cát dày.
Về cơ bản, hội vật làng Sình cũng áp dụng luật thi đấu vật dân tộc. Nghĩa là, các đô vật muốn vượt qua vòng đấu loại phải giành chiến thắng trước 3 đối thủ, và để giành chiến thắng, các đô vật phải đánh bại đối thủ của mình với những đòn đánh đúng luật và phải làm cho đối phương "lấm lưng, trắng bụng" (nghĩa là làm cho tàn bộ phần lưng của đối phương chạm đất và bụng ngửa lên trời). Nếu vượt qua vòng đấu loại, các đô vật sẽ bước vào vòng bán kết. Ở vòng bán kết, các đô vật phải vượt qua 1 đối thủ nữa để lọt được vào vòng chung kết.
Một đòn thế rất đẹp của đô vật mang đai đỏ được rất nhiều người xem vỗ tay tán dương
Hội vật làng Sình rất chú trọng tinh thần thượng võ vì thế các đô vật không được ra các đòn đánh nguy hiểm đến tính mạng như bẻ, vặn, khoá trái khớp, tấn công bằng đầu, bấm các huyệt, nắm tóc, tấn công vào hạ bộ, yết hầu, mắt....
Hội vật làng Sình hai hạng cân là thiếu niên và thanh niên cùng so tài
Theo quy định của làng , các đô vật dự đấu không nhất thiết phải là người địa phương, bất kỳ khán giả nào cũng có thể được lên sới đấu vật.
Hội vật Làng Sình ngoài yếu tố tâm linh như mong cho dân khoẻ, làng yên, mùa màng tươi tốt, hạnh phúc đến với muôn người còn là một hoạt động vui, khoẻ đầy tinh thần thượng võ, kích thích việc rèn luyện sức khoẻ, lòng dũng cảm, sự tự tin, mưu trí đối với lớp trẻ.
Các đô vật khi tham gia luôn thi đấu với một tinh thần thượng võ
Không được ra các đòn đánh nguy hiểm đến tính mạng như bẻ, vặn, khoá trái khớp...
Mặc dù trời mưa nhưng rất đông người dân đến xem và cỗ vũ cho các đô vật cùng thi đấu
“Dù ai đi ngược về xuôi
Ngày Mười hội vật nhớ quay về Sình”.
Câu ca dao đã đi vào lòng biết bao thế hệ người con xứ Huế hãy luôn nhớ về ngày mồng Mười tháng Giêng âm lịch hàng năm để quay về làng Sình, thuộc thôn Lại Ân, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế) để xem các đô vật thi đấu như một nét đẹp đầu xuân.
Theo nhiều tài liệu ghi chép, hội vật ở làng Sình có tuổi đời trên 200 năm và được duy trì cho đến ngày nay
Tại Thừa Thiên - Huế, cùng với hội vật truyền thống làng Thủ Lễ (diễn ra vào ngày mùng 6 Tết Nguyên đán hằng năm tại xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền), hội vật đầu xuân làng Sình còn là nơi để các đơn vị chuyên môn tuyển chọn các đô vật đi thi đấu tại các cuộc thi trong tỉnh và toàn quốc.
Nguyễn Quốc
Tin mới
Đề xuất Khung năng lực số áp dụng cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân
Theo dự thảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), việc ban hành Khung năng lực số áp dụng cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm mục đích làm căn cứ thống nhất về yêu cầu năng lực số của người học trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Golden Sands Golf Resort: Sân golf thử thách và thân thiện nhất Việt Nam
Nằm bên bờ biển xinh đẹp Vinh Thanh (Huế), chỉ cách Cố đô Huế gần 20km về phía đông, tuyệt phẩm sân golf mới tại miền di sản Cố đô mang tên Golden Sands Golf Resort được đội ngũ thiết kế sân golf hàng đầu thế giới Nicklaus Design chắt lọc những điểm tinh túy nhất của kiểu sân golf phong cách links ven biển để tạo nên một sân golf được coi là thử thách nhất Việt Nam hiện nay, kể cả với golf thủ chuyên nghiệp, nhưng cũng vô cùng thân thiện với golf thủ ở mọi trình độ.
Vĩnh Phúc bổ nhiệm tân Giám đốc Sở Tài chính
Sáng 23/9, UBND tỉnh Vĩnh Phúc công bố quyết định về công tác cán bộ tại Sở Tài chính.
Trách nhiệm xã hội - chiến lược quan trọng giúp doanh nghiệp phát triển bền vững
Theo Tiến sỹ Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội thì trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không chỉ là một nhiệm vụ đạo đức mà còn là một chiến lược quan trọng để phát triển bền vững trong dài hạn.
Quận Nam Từ Liêm tuyển dụng 19 Phó hiệu trưởng và 243 viên chức giáo dục
UBND quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội thông báo tuyển dụng tuyển 243 chỉ tiêu biên chế giáo viên từ mầm non đến THCS. Đồng thời, tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý các cơ quan, đơn vị thuộc quận, trong đó có 19 vị trí Phó hiệu trưởng.
Lễ khánh thành, ra mắt Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư diễn ra vào 25/9
Lễ khánh thành, ra mắt Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư dự kiến diễn ra vào ngày 25/9 tại Khu Công nghệ cao, Phường Hiệp Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
Câu chuyện thương hiệu
Vĩnh Hoàn (VHC): Doanh thu tháng 8 đạt 1.172 tỷ đồng, tăng 5% so với tháng trước
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững