Hơn 1.800 dự án đầu tư công chậm tiến độ, tác động tiêu cực đến nền kinh tế
Giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư, bố trí vốn và năng lực của chủ đầu tư, ban quản lý dự án và nhà thầu lần lượt là những nguyên nhân khiến hàng loạt dự án đầu tư công chậm tiến độ…
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong năm 2020, nhiều dự án vẫn còn chậm tiến độ, tỷ lệ các dự án phải điều chỉnh vẫn còn cao. Cụ thể, có 1.867 dự án chậm tiến độ, chiếm 2,6% số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ, trong đó nhóm A là 45 dự án, nhóm B là 529 dự án, nhóm C là 1.293 dự án.
Các nguyên nhân chậm tiến độ chủ yếu do công tác giải phóng mặt bằng (1.074 dự án), do thủ tục đầu tư (407 dự án), do bố trí vốn không kịp thời (219 dự án), do năng lực của chủ đầu tư, ban quản lý dự án và nhà thầu (157 dự án) và do các nguyên nhân khác. Trong năm 2020, có 3.342 dự án thực hiện đầu tư trong năm phải điều chỉnh, chiếm 4,7% tổng số dự án thực hiện trong kỳ, trong đó chủ yếu là điều chỉnh mục tiêu, quy mô đầu tư; điều chỉnh tiến độ đầu tư; vốn đầu tư…
Tuy số lượng các dự án thực hiện báo cáo giám sát trên Hệ thống thông tin, dự án được kiểm tra, đánh giá có tăng so với các năm trước, nhưng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số lượng các dự án thực hiện báo cáo còn thấp so với tổng số dự án thực hiện trong kỳ.
Số dự án sử dụng vốn nhà nước thực hiện báo cáo giám sát trên Hệ thống mới đạt 47,3% tổng số dự án thực hiện; được kiểm tra mới đạt 25,6%; được đánh giá đạt 39,2%. Chất lượng các báo cáo giám sát, đánh giá, đặc biệt là số liệu, thông tin của các dự án cập nhật trên Hệ thống thông tin còn rất sơ sài, cho thấy nhiều chủ đầu tư chưa nghiêm túc thực hiện công tác giám sát, đánh giá dự án theo quy định. Nhiều bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế nhà nước chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong việc theo dõi, kiểm tra đối với các chương trình, dự án đầu tư.
Bên cạnh đó, tổng hợp số liệu báo cáo của các bộ, ngành, địa phương, trong năm 2020, các cơ quan quản lý nhà nước đã tiến hành kiểm tra 18.109 dự án, tổ chức đánh giá lại 27.717 dự án. Qua kiểm tra, trong năm đã phát hiện 51 dự án vi phạm quy định về thủ tục đầu tư, 17 dự án vi phạm về quản lý chất lượng, 923 dự án có thất thoát, lãng phí. Các dự án có thất thoát, lãng phí chủ yếu là chi phí không hợp lý, được phát hiện trong giai đoạn thanh, quyết toán, kiểm toán.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định, các dự án chậm tiến độ là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm tăng chi phí đầu tư, giảm hoặc không còn hiệu quả đầu tư, tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Còn các dự án đầu tư phải điều chỉnh, đặc biệt là tăng tổng mức đầu tư, một mặt gây rất nhiều khó khăn cho công tác cân đối nguồn vốn thực hiện, mặt khác cũng ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả đầu tư.
Do đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị, trong thời gian tới, điều kiện nguồn vốn đầu tư vẫn còn rất nhiều khó khăn, trong khi nhu cầu đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng rất lớn, các cơ quan cần xem xét kỹ lưỡng quá trình lựa chọn các chương trình, dự án thực hiện đầu tư, khởi công mới, phù hợp khả năng cân đối của nguồn ngân sách, tránh đầu tư dàn trải, hiệu quả thấp.
Các cơ quan cần tích cực theo dõi, chấn chỉnh, giải quyết kịp thời các phát sinh trong quá trình đầu tư, bảo đảm các dự án đã có trong kế hoạch được thực hiện đúng trình tự, thủ tục đầu tư, tiến độ, chất lượng, đảm bảo thời hạn đưa công trình vào khai thác sử dụng.
Tổng hợp báo cáo của 113/125 bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty 91 trên Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước (gọi tắt là Hệ thống thông tin), Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong năm 2020 có 70.679 dự án thực hiện đầu tư.
Trong đó, gần nửa trong số đó là các dự án chuyển tiếp (32.120 dự án, chiếm 45,44%) và phần còn lại là dự án khởi công mới (38.559 dự án, chiếm 54,56%). Trong số dự án khởi công mới, chủ yếu là dự án nhóm C với 37.510 dự án.
PT
Tin mới
Quảng Bình: BĐBP tỉnh huy động lực lượng, sẵn sàng ứng phó với bão số 4
Trước những diễn biến phức tạp của bão số 4, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình đã huy động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, sẵn sàng giúp Nhân dân các địa bàn trọng yếu phòng, chống và ứng phó với bão...
Ấn Độ sẽ mua dầu mỏ giá rẻ từ Nga
Bộ trưởng Dầu mỏ Ấn Độ Hardeep Singh Puri chia sẻ như vậy khi trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters tại hội nghị Gastech trong lĩnh vực năng lượng diễn ra tại Houston (Mỹ) diễn ra mới đây.
UNDP và The Ocean Cleanup khởi động chương trình “Chiến binh xanh, công nghệ sạch”
Nhân dịp Ngày Làm cho thế giới sạch hơn 20/9, Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) và Tổ chức Làm sạch Đại dương (The Ocean Cleanup) hợp tác với Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Cần Thơ và TP. Hồ Chí Minh tổ chức chương trình “Chiến binh xanh, Công nghệ sạch”.
Apple đã phát hành beta 4 của iOS 18.1
Sau 2 tuần kể từ khi Apple tung ra bản beta thứ ba của iOS 18.1, iPadOS 18.1 và macOS Sequoia 15.1, công ty đã chính thức tung ra bản beta thứ tư.
[Ảnh] Bộ đội Biên phòng Quảng Bình giúp nhân dân ứng phó với bão số 4
NDO - Trong 2 ngày nay, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Bình huy động hàng trăm cán bộ, chiến sĩ ở vùng biển và tuyến biên giới Việt Nam-Lào phối hợp chính quyền địa phương hỗ trợ, giúp đỡ người dân ứng phó với bão số 4.
Singapore hiện đứng thứ 2/146 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam
Hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư luôn là điểm sáng trong quan hệ Việt Nam - Singapore. Các nhà đầu tư Singapore đã đầu tư vào 18/21 ngành kinh tế Việt Nam, tập trung vào các lĩnh vực như công nghiệp chế biến, chế tạo, kinh doanh bất động sản, sản xuất phân phối điện, khí.
Câu chuyện thương hiệu
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9