Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mời Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thưởng thức trà, tháng 12/2023.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mời Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thưởng thức trà, tháng 12/2023.

Là một học giả có nhiều năm nghiên cứu quan hệ Trung Quốc-Việt Nam và các vấn đề về Việt Nam, ông Thành Hán Bình nhận định, trường phái ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam” mà Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng khởi xướng là sự kế thừa truyền thống lịch sử Việt Nam, cụ thể hóa tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về ngoại giao, đặc biệt là dựa trên những điều kiện cụ thể trong bối cảnh thời đại ngày nay.

Trường phái ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam” mà Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng khởi xướng là sự kế thừa truyền thống lịch sử Việt Nam, cụ thể hóa tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về ngoại giao, đặc biệt là dựa trên những điều kiện cụ thể trong bối cảnh thời đại ngày nay.

Giáo sư, Tiến sĩ Thành Hán Bình, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Việt Nam thuộc Đại học Công nghiệp Chiết Giang (Trung Quốc)

Nền ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam” mang lại những kết quả tích cực cho Việt Nam. Việt Nam thiết lập quan hệ hợp tác rộng rãi với các nước, mở rộng mạng lưới đối tác trong điều kiện bảo đảm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; đồng thời tối đa hóa lợi ích quốc gia, dân tộc.

Học giả Thành Hán Bình đánh giá, ngoại giao "cây tre Việt Nam" cũng giúp Việt Nam tạo ra những kỳ tích về kinh tế với tốc độ phát triển đứng đầu khu vực Đông Nam Á, vị thế quốc tế của Việt Nam không ngừng được nâng lên, người dân Việt Nam ngày càng tự hào về đất nước mình.

Học giả Trung Quốc đánh giá cao trường phái ngoại giao “cây tre Việt Nam” do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi xướng ảnh 1

Giáo sư, Tiến sĩ Thành Hán Bình, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Việt Nam thuộc Đại học Công nghiệp Chiết Giang (Trung Quốc).

Chia sẻ cảm nhận về vai trò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với quan hệ Việt Nam-Trung Quốc, ông Thành Hán Bình cho rằng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có những đóng góp kiệt xuất trong việc thúc đẩy phát triển quan hệ hai nước, cũng như tình hữu nghị đời đời giữa hai quốc gia.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có những đóng góp kiệt xuất đối với việc thúc đẩy phát triển quan hệ Trung-Việt, cũng như tình hữu nghị đời đời giữa hai nước.

Điều này thể hiện ở việc năm 2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Chính phủ Trung Quốc trao tặng Huân chương Hữu nghị, khẳng định sự ghi nhận và đánh giá cao của Chính phủ và nhân dân Trung Quốc đối với những đóng góp to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với sự phát triển của quan hệ Trung-Việt. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cùng với các nhà lãnh đạo Trung Quốc đạt được nhận thức chung cấp cao về kiểm soát bất đồng trên biển để bảo đảm an ninh trên biển.

Trong thời gian đồng chí Nguyễn Phú Trọng giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, "quốc thái dân an", kinh tế phát triển, xã hội ổn định, vị thế quốc tế của Việt Nam ngày càng được nâng cao. Việt Nam trở thành "cường quốc tầm trung" được cả thế giới quan tâm chú ý.

Giáo sư, Tiến sĩ Thành Hán Bình, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Việt Nam thuộc Đại học Công nghiệp Chiết Giang (Trung Quốc)

Theo giáo sư Thành Hán Bình, trong thời gian đồng chí Nguyễn Phú Trọng giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, "quốc thái dân an", kinh tế phát triển, xã hội ổn định, vị thế quốc tế của Việt Nam ngày càng được nâng cao. Việt Nam trở thành "cường quốc tầm trung" được cả thế giới quan tâm chú ý.

Ngoài ra, cá nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và gia đình luôn giữ gìn lối sống liêm khiết, trong sạch, tiền phong, gương mẫu. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đẩy mạnh công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, được người dân trong nước và cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Theo Báo Nhân Dân