Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng trưởng cao so với cùng kỳ

Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong quý I/2021 vẫn ghi nhận mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2020, ước tính đạt 152,65 tỷ USD, tăng 24,1% so với cùng kỳ năm trước.

Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, tình trạng thiếu container rỗng, chi phí vận chuyển tăng cao… nhưng hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong quý I/2021 vẫn ghi nhận mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2020, ước tính đạt 152,65 tỷ USD, tăng 24,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 77,34 tỷ USD, tăng 22%; nhập khẩu hàng hóa đạt 75,31 tỷ USD, tăng 26,3%. Cán cân thương mại hàng hóa quý I/2021 ước tính xuất siêu 2,03 tỷ USD.

Kim ngạch xuất khẩu tăng 22% so với cùng kỳ

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 3/2021 ước đạt 28,6 tỷ USD, tăng 41,6% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 6,79 tỷ USD, tăng 44,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 21,81 tỷ USD, tăng 40,7%.

So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 3 tăng 19,2%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 5,3%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 24,2%.

Tính chung quý I/2021, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 77,34 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 18,3 tỷ USD, tăng 4,9%, chiếm 23,7% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 59,04 tỷ USD, tăng 28,5%, chiếm 76,3%.

Trong quý I có 11 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 76,6% tổng kim ngạch xuất khẩu (4 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 54,7%), trong đó điện thoại và linh kiện có giá trị xuất khẩu lớn nhất đạt 14,1 tỷ USD, chiếm 18,2% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 12 tỷ USD, tăng 31,3%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 9,1 tỷ USD, tăng 77,2%; hàng dệt may đạt 7,2 tỷ USD, tăng 1,1%; giày dép đạt 4,7 tỷ USD, tăng 13,5%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 3,7 tỷ USD, tăng 41,5%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 2,7 tỷ USD, tăng 20%; sắt thép đạt 1,8 tỷ USD, tăng 65,2%; thủy sản đạt 1,7 tỷ USD, tăng 3,3%; xơ, sợi dệt đạt 1,2 tỷ USD, tăng 31%; sản phẩm chất dẻo đạt 1,1 tỷ USD, tăng 31%. Nhìn chung, tỷ trọng xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực vẫn thuộc về khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và khối các ngành có doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó: Điện thoại và linh kiện chiếm 99,1%; điện tử, máy tính và linh kiện chiếm 98%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 93,1%; giày dép chiếm 81,9%; hàng dệt may chiếm 62,5%.

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 7,2 tỷ USD, tăng 1,1%
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 7,2 tỷ USD, tăng 1,1%

Kim ngạch xuất khẩu nhóm nông, lâm, thuỷ sản tháng 3/2021 ước đạt 2,3 tỷ USD, tăng 58,3% so với tháng 02/2021 và tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 8,1% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Tính chung 3 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này ước đạt 5,97 tỷ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 7,73% tổng kim ngạch xuất khẩu. Những mặt hàng tăng trưởng cao trong nhóm này gồm có cao su tăng 89,7% về lượng và tăng 16,5% về kim ngạch; sắn và các sản phẩm từ sắn tăng 40,3% về lượng và tăng 53,2% về kim ngạch. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu thủy sản và rau quả cũng tăng 3,3% và 6,1% so với quý I/2020, đạt 1,69 tỷ USD và 944 triệu USD. Ngược lại, xuất khẩu hạt điều tăng 13,2% về lượng nhưng giảm 5,8% về kim ngạch so với quý I/2020; cà phê giảm 17% về lượng và giảm 11,3% về kim ngạch; hạt tiêu giảm 25% về lượng và giảm 1,3% về kim ngạch.

Gạo là mặt hàng giảm mạnh nhất khi giảm 30,4% về lượng và giảm 17,4% về kim ngạch so với quý I/2020, đạt 1,1 triệu tấn, kim ngạch 606 triệu USD. Xuất khẩu gạo giảm trong quý I/2021 được nhận định chủ yếu là do nguồn cung từ vụ Đông Xuân ra thị trường chưa nhiều, trong khi đó giá gạo ở mức cao cũng khiến các nhà nhập khẩu có tâm lý chờ giá giảm.

Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến tháng 3/2021 ước đạt 24,76 tỷ USD, tăng 39,7% so với tháng 02/2021 và tăng 20,7% so với cùng kỳ năm 2020.

Tính chung 3 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục đóng góp chính vào tốc độ tăng trưởng chung của hoạt động xuất khẩu trong quý I/2021 với kim ngạch đạt 67,39 tỷ USD, tăng mạnh 24,8% so với quý I/2020 và chiếm 87,13% trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung.

Nhìn chung kim ngạch xuất khẩu hầu hết các mặt hàng trong nhóm công nghiệp chế biến đều tăng trưởng cao so với quý I/2020. Trong đó, điện thoại các loại và linh kiện đạt kim ngạch cao nhất, đạt 14,08 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2020. Kế đến, kim ngạch xuất khẩu máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 11,96 tỷ USD, tăng 31,3% so với cùng kỳ năm 2020. Ngoài ra, máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đã vượt qua dệt may để vươn lên vị trí thứ 3 về mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của nước ta, tăng tới 77,2% so với quý I/2020, đạt 9,1 tỷ USD. Đồng thời, kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng khác cũng tăng mạnh so với quý I/2020 như: Gỗ và sản phẩm gỗ tăng 41,5%; phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 20%; sắt thép các loại tăng 65,2%... Đặc biệt, xuất khẩu nhóm hàng dệt và may mặc cũng tăng trở lại dù tốc độ còn khá khiêm tốn so với các mặt hàng khác, với mức tăng 1,1%, đạt 7,18 tỷ USD; kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại tăng mạnh hơn, tăng 13,5% so với quý I/2020, ước đạt 4,74 tỷ USD.

Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản tăng 70,1% so với tháng 2/2021 và tăng 8,6% so với tháng 3/2020, đạt 284 triệu USD. Trong nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản, xuất khẩu dầu thô dù giảm 22,8% về lượng nhưng tăng tới 39,5% về kim ngạch so với tháng 3/2020; tương tự, xuất khẩu than đá cũng tăng 149,2% về lượng và 103,5% về kim ngạch. Tuy nhiên, tính chung quý I/2021, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản giảm mạnh 47,3% so với cùng kỳ năm 2020 với sự sụt giảm chủ yếu ở mặt hàng dầu thô và xăng dầu (lần lượt giảm 54% và 50%).

Về thị trường xuất khẩu hàng hóa quý I/2021: Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 21,2 tỷ USD, tăng 32,8% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là Trung Quốc đạt 12,5 tỷ USD, tăng 34,3%; thị trường EU đạt 9,9 tỷ USD, tăng 18%; thị trường ASEAN đạt 6,7 tỷ USD, tăng 5,7%; Hàn Quốc đạt 5 tỷ USD, tăng 6,4%; Nhật Bản đạt 4,9 tỷ USD, giảm 1,5%.

Kim ngạch nhập khẩu tăng 26,3% so với cùng kỳ

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 3/2021 ước tính đạt 28,2 tỷ USD, tăng 36,5% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 9,45 tỷ USD, tăng 40,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 18,75 tỷ USD, tăng 34,8%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 3 tăng 27,7%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 19%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 32,6%.

Tính chung quý I/2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 75,31 tỷ USD, tăng 26,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 25,05 tỷ USD, tăng 17%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 50,26 tỷ USD, tăng 31,5%.

Về cơ cấu hàng hóa nhập khẩu: chiếm 87,76% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam trong quý I/2021 là nhóm hàng cần nhập khẩu (nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất trong nước) với kim ngạch đạt 66,1 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó, kim ngạch nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt cao nhất, đạt 16,8 tỷ USD, tăng 22% so với quý I/2020. Tương tự, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng khác cũng ghi nhận mức tăng cao như: Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác tăng 30,7% so với quý I/2020, đạt 10,8 tỷ USD; điện thoại các loại và linh kiện tăng 48,1%, đạt 4,86 tỷ USD; chất dẻo nguyên liệu tăng 39,3%; vải các loại tăng 9,2%; nguyên phụ liệu dệt, may, da giày tăng 13%; hóa chất tăng 29,1%... Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu than đá và dầu thô giảm lần lượt là 6,4% và 50,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu 3 tháng đầu năm 2021 cũng tăng 16,9% so với cùng kỳ năm trước, đạt 4,69 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu rau quả tăng 17,4%, ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ tăng tăng 8,7% về kim ngạch… so với quý I/2020.

Về thị trường nhập khẩu hàng hóa quý I năm 2021, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 23,8 tỷ USD, tăng 47,3% so với cùng kỳ năm trước; tiếp theo là Hàn Quốc đạt 13 tỷ USD, tăng 9,9%; thị trường ASEAN đạt 9,7 tỷ USD, tăng 30,9%; Nhật Bản đạt 5,1 tỷ USD, tăng 4,8%; thị trường EU đạt 4,1 tỷ USD, tăng 19,7%; Hoa Kỳ đạt 4 tỷ USD, tăng 13%.

Cán cân thương mại hàng hóa tháng 3 ước tính xuất siêu 400 triệu USD. Ước tính quý I/2021 xuất siêu 2,03 tỷ USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 6,75 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 8,78 tỷ USD.

Trong thời gian tới, hoạt động xuất nhập khẩu được kỳ vọng sẽ tiếp tục khởi sắc nhờ vào sự phục hồi của nền kinh tế thế giới, các Hiệp định thương mại tự do được thực thi một cách đầy đủ và toàn diện hơn, thu hút dòng vốn FDI, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ cao đạt kết quả tích cực…

Minh Anh

Bài liên quan

Tin mới

Tỷ giá USD hôm nay 22/9: Đồng loạt giảm tuần
Tỷ giá USD hôm nay 22/9: Đồng loạt giảm tuần

Rạng sáng 22/9, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm tuần 24 đồng, hiện ở mức 24.148 đồng. Chỉ số USD Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm tuần 0,37%, xuống mức 100,74.

Bắc Kạn: Nhiều học sinh nhập viện do các triệu chứng nôn, đau bụng, sốt và đau đầu tăng bất thường
Bắc Kạn: Nhiều học sinh nhập viện do các triệu chứng nôn, đau bụng, sốt và đau đầu tăng bất thường

Số lượng người mắc hoặc có triệu chứng nôn, đau bụng, sốt và đau đầu... gia tăng dần, chủ yếu là học sinh, nhưng cơ quan y tế hiện chưa xác định được nguyên nhân. 

TP. Hồ Chí Minh: Vẫn áp dụng bảng giá đất theo Luật Đất đai 2013
TP. Hồ Chí Minh: Vẫn áp dụng bảng giá đất theo Luật Đất đai 2013

Trong thời gian TP. Hồ Chí Minh chưa ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 02/2020 QĐ-UBND, thành phố chấp thuận việc sử dụng Bảng giá đất được ban hành theo Luật Đất đai năm 2013 để giải quyết nghĩa vụ tài chính, thuế về đất đai trong giai đoạn từ ngày 1/8/2024.

Ông trâu số 4 đến từ phường Hải Sơn đã xuất sắc giành chức vô địch tại Lễ hội Chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024
Ông trâu số 4 đến từ phường Hải Sơn đã xuất sắc giành chức vô địch tại Lễ hội Chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024

Sáng 21/9 (tức 19/8 âm lịch), tại Sân vận động Trung tâm quận Đồ Sơn, quận Đồ Sơn, TP. Hải Phòng diễn ra Lễ hội Chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024.

Hưng Yên: Xử lý hộ kinh doanh đồ chơi trẻ em không có dấu hợp quy
Hưng Yên: Xử lý hộ kinh doanh đồ chơi trẻ em không có dấu hợp quy

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Hưng Yên đã xử lý một hộ kinh doanh đồ chơi trẻ em không có dấu hợp quy theo quy định pháp luật.

Tạm dừng hoạt động 15 cơ sở sản xuất mì ở làng nghề bánh đa Lộ Cương
Tạm dừng hoạt động 15 cơ sở sản xuất mì ở làng nghề bánh đa Lộ Cương

Đoàn kiểm tra liên ngành thành phố Hải Dương phát hiện 15 cơ sở sản xuất mì ở làng nghề bánh đa Lộ Cương chưa bảo đảm các điều kiện hoạt động theo quy định về bảo vệ môi trường. UBND TP. Hải Dương yêu cầu các hộ này tạm dừng hoạt động để khắc phục.