Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

“Hiến kế” để doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội vượt bão dịch Covid-19

Để tồn tại, duy trì được sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh ưu tiên cao nhất cho phòng chống dịch, nhiều doanh nghiệp đã phải chấp nhận lỗ. Nhưng, để có thể “vượt bão” thành công, có hướng phục hồi sau đại dịch, các doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ đồng bộ từ nhiều phía.

Liên tục có quyết sách đồng hành

Tại Hội nghị “Đối thoại tháo gỡ khó khăn đối với các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong bối cảnh dịch Covid-19”, diễn ra sáng 6/11, do UBND Thành phố Hà Nội tổ chức, nhiều doanh nghiệp của các khối ngành nghề đã kiến nghị những giải pháp tháo gỡ khó khăn đang gặp phải.

Quang cảnh hội nghị
Quang cảnh hội nghị

Ngay từ đầu năm 2021, đại dịch Covid-19 đã bùng phát với biến chủng Delta nguy hiểm và lây lan rất nhanh. Cùng các địa phương trong cả nước, thành phố Hà Nội phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Trong 9 tháng đầu năm 2021, tổng sản phẩm GRDP của Thành phố tăng 1,28% - mức thấp nhất từ trước đến nay. Chỉ tiêu năm 2021 tăng trưởng 7,5% dự báo khó có thể hoàn thành.

Đặc biệt, dịch Covid-19 đã tác động rất lớn đến kinh tế, xã hội nói chung, trong đó khu vực doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề. Nhiệm vụ phục hồi sản xuất, kinh doanh thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 gặp một số khó khăn như việc các chuỗi cung ứng hàng hóa bị đứt gãy, việc khôi phục chuỗi cung ứng cần chính sách đồng bộ trong tất cả các ngành, lĩnh vực và địa phương trên địa bàn Thành phố cũng như trong cả nước.

Cùng với đó, giá cả một số nguyên, nhiên, vật liệu - đầu vào cho sản xuất, kinh doanh và các công trình xây dựng có nhiều biến động. Nguồn cung lao động cũng thiếu do lao động về quê, lao động vướng trông trẻ và việc gia đình nên chưa sẵn sàng trở lại sản xuất.

Doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn do không có tài sản thế chấp hoặc phương án sản xuất kinh doanh không khả thi trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch Covid-19...

Theo kết quả khảo sát nhanh đến ngày 27/10/2021 do Cục Thuế Thành phố thực hiện đối với 28.377 doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố, chỉ có 30,4% số doanh nghiệp được hỏi cho rằng đang hoạt động bình thường, tốt; trên 25% số doanh nghiệp có khó khăn về tiếp cận nguồn vốn; 30% có khó khăn do phát sinh chi phí chống dịch; trên 14% gặp khó khăn do thiếu nguồn lao động trở lại làm việc sau dịch; trên 20% không mua được nguyên liệu hoặc phải mua với giá cao…

Từ những khó khăn này, các doanh nghiệp đề xuất, kiến nghị tập trung vào 6 nhóm vấn đề dưới đây.

Miễn, giảm tiền thuê đất năm 2021 để duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Hỗ trợ tiếp cận tài chính để phục vụ sản xuất, kinh doanh, trả lương cho người lao động, tạo việc làm và an sinh xã hội cho người lao động, cho phép giãn nợ vay đối với khoản nợ phát sinh trong năm 2020 - 2021 và không chuyển nhóm nợ cho đến hết 31/12/2021.

Hỗ trợ chi phí chống dịch như xét nghiệm Covid-19, phun khử khuẩn khi thực hiện giao hàng hóa tại các tỉnh, thành khác và sớm tiêm phòng vaccine (đủ 2 mũi) cho đầy đủ người lao động của các doanh nghiệp.

Doanh nghiệp đề nghị cơ quan Bảo hiểm xã hội cho phép doanh nghiệp được tạm hoãn đóng BHXH hết năm 2021.

Chi phí logistics ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động xuất, nhập khẩu, đề nghị Chính phủ chỉ đạo rà soát các mắt xích logistics và có giải pháp ổn định, tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa thuận lợi, không bị ách tắc, thống nhất trên toàn quốc về việc kiểm soát lưu thông hàng hoá, kiểm soát người đi lại trong mùa dịch.

Chính sách có tính chất dài hơi để hỗ trợ doanh nghiệp như giảm, giãn, gia hạn thuế, giảm lãi suất, giảm các chi phí sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy kết nối doanh nghiệp trong nước, hình thành các chuỗi liên kết Việt.

Phó chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội, Nguyễn Mạnh Quyền cho biết: Trước những khó khăn của doanh nghiệp, lãnh đạo thành phố đã nhanh chóng vào cuộc, chung sức cùng doanh nghiệp vượt khó.

Đại diện các doanh nghiệp tham dự Hội nghị.
Đại diện các doanh nghiệp tham dự Hội nghị

Cụ thể, Hà Nội triển khai thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TU ngày 01/9/2021 của Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội về việc tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, phục hồi phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố; các nghị quyết của Chính phủ: số 105/NQ-CP ngày 09/9/2021 về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19, số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 về Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”; các văn bản, chỉ đạo của Trung ương về phòng chống dịch bệnh Covid-19, ngày 1/11/2021 UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 246/KH-UBND về phục hồi và phát triển kinh tế thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 năm 2022 và 2023…

Kế hoạch đề ra 3 mục tiêu chính.

Thứ nhất là hỗ trợ và tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc và điểm nghẽn nhằm phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh trên cơ sở thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch và thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.

Thứ hai là bảo đảm ổn định kinh tế, cân đối ngân sách; nuôi dưỡng và củng cố nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, đời sống của người dân, nhất là người nghèo, người yếu thế, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19.

Và cuối cùng, đưa các hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19trở lại trạng thái hoạt động bình thường trong thời gian ngắn nhất. Thúc đẩy các ngành, lĩnh vực còn dư địa phát triển; đẩy nhanh khởi nghiệp sáng tạo, chuyển đổi số nhằm thiết lập nền tảng phát triển bền vững. 

Phấn đấu hoàn thành mức cao nhất mục tiêu tăng trưởng từ 7,5 - 8,0%.

Xóa “rào cản” để doanh nghiệp thuận lợi tiếp cận

Ông Mạc Quốc Anh, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội (Hannoisme) kiến nghị: Mọi chính sách đều hướng đến người dân, doanh nghiệp.

Song, qua kết quả khảo sát của Hanoisme cho thấy, phần lớn các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn, vì vậy, Hanoisme xin đề xuất:

Với Trung ương và các bộ ngành, trước tiên, tiếp tục tổ chức các chương trình hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo và cộng đồng doanh nghiệp (off line và online), tổ chức khảo sát, nắm bắt, ghi nhận, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc với nhiều hình thức phù hợp để kịp thời giải quyết và sau đó đánh giá thực chất kết quả xử lý các kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp.

Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh triển khai có hiệu quả các kế hoạch, chương trình công tác về hỗ trợ doanh nghiệp năm 2021 và giai đoạn đến năm 2025. Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp về thủ tục, chú trọng các dự án đầu tư lớn nguồn vốn cả trong và ngoài ngân sách.

Ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội, phát biểu tại Hội nghị.
Ông Mạc Quốc Anh, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội phát biểu tại Hội nghị

Thứ ba, tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thành lập mới và tích hợp các dịch vụ tiện ích trong quy trình thực hiện các TTHC về đăng ký kinh doanh nhằm giúp giảm bớt thời gian, chi phí thực hiện, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi khởi nghiệp. Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng giải quyết các TTHC về đăng ký doanh nghiệp, thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội, các thủ tục hành chính thuộc các ngành như: quy hoạch, xây dựng, đất đai, tài nguyên môi trường, y tế, chuyển đổi số.

Đối với Hà Nội và các sở ban ngành, Hanoisme kiến nghị:

Một là, các sở, ngành triển khai đẩy mạnh triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ của đề án, chương trình, kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực sở, ngành quản lý để chỉ số PCI của Hà Nội luôn nằm trong tỉnh thành được cộng đồng đánh giá tốt. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch Hà Nội (HPA) sẽ cơ quan đầu mối xây dựng, phát triển, kết nối chuỗi liên kết giá trị, giữa bên mua bên bán, giữa Hà Nội với các tỉnh, giữa các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp quy mô lớn, tiềm năng với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp làng nghề, doanh nghiệp khởi nghiệp.

Hai là, nghiên cứu, tiếp tục đề xuất cấp có thẩm quyền cho phép doanh nghiệp giãn, hoãn, giảm thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc cho phép chậm nộp các loại thuế (thuế TNDN, thuế nhập khẩu) cho các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu, logistic, công nghiệp, dệt may, da giày, khu công nghiệp, bất động sản.... Tăng cường xúc tiến thương mại, hội chợ ảo trên nền tảng trực tuyến, có giải pháp mở rộng thị trường, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, kết nối bên mua bên bán, đẩy mạnh xuất khẩu.

Ba là, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giảm các chi phí mặt hàng thiết yếu như: Điện, nước, xăng dầu, các nguyên liệu đầu vào. Thu hút đầu tư; đẩy nhanh giải ngân, nhất là vốn đầu tư công; thúc đẩy sản xuất nông nghiệp; điều hành thu, chi ngân sách hiệu quả. Phân bổ và đẩy nhanh giải ngân nguồn vốn cho vay, giải quyết việc làm phục vụ phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân và cho vay giải quyết việc làm đối với người nghèo và các đối tượng chính sách; đôn đốc quyết liệt tiến độ các công trình trọng điểm, các công trình thiết yếu; tập trung tháo gỡ khó khăn tối đa cho các dự án ODA, dự án vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư ngoài ngân sách nhằm đẩy mạnh kích cầu đầu tư; tiếp tục cơ cấu giảm tỷ trọng chi thường xuyên dành nguồn chi đầu tư phát triển.

Bốn là, để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong việc chuyển đổi số, xây dựng thương hiệu, bảo hộ nhãn hiệu, sở hữu trí tuệ đề nghị có các gói giải pháp hỗ trợ về chính sách, tài chính, đào tạo.

Chủ tịch Hội Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp chủ lực Hà Nội Lê Vĩnh Sơn cho rằng: Mỗi năm, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực gần 200.000 tỷ đồng, chiếm 35% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của Hà Nội; kim ngạch xuất khẩu đạt gần 2 tỷ USD, chiếm 15% kim ngạch xuất khẩu; tạo việc làm cho 80.000 lao động.

Do đó, để doanh nghiệp duy trì sản xuất, Thành phố cần sớm có chính sách để hiện thực hoá Nghị quyết 128 của Chính phủ về các giải pháp thích ứng với sau đại dịch. Tiếp tục đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm và bao phủ vaccine Covid-19. Cùng với đó, cần bố trí nguồn lực để hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Liên quan đến vấn đề cải cách hành chính, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup Phạm Văn Khương cho rằng, điều các doanh nghiệp mong muốn là những cải cách, chuyển biến trong giải quyết thủ tục thực chất hơn; làm sao để doanh nghiệp nhận được văn bản trả lời trong thời gian sớm nhất. Các sở ngành cũng cần có mối liên thông trong làm việc, tránh kéo dài thời gian giải quyết thủ tục đến vài tuần, bởi thiếu thủ tục thì doanh nghiệp không làm gì được.

Ở khía cạnh doanh nghiệp dệt may, ông Thân Đức Việt - Giám đốc Công ty CP May 10 cho biết: Đơn vị có dây chuyền sản xuất công nghiệp, trải dài trên 9 tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong bối cảnh dịch bệnh, đơn vị cũng bị ảnh hưởng lớn.

Đặc biệt, đơn vị có cơ sở y tế tương đương cấp huyện, nhưng chưa chủ động trong tổ chức kiểm soát dịch. Do đó, đề nghị Bộ Y tế có hướng dẫn đối với doanh nghiệp có y tế cơ sở để doanh nghiệp chủ động xử lý các ca mắc Covid-19, không làm gián đoạn sản xuất, kinh doanh.

Hoan Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

Mô hình trồng mộc nhĩ góp phần nâng cao thu nhập cho người dân
Mô hình trồng mộc nhĩ góp phần nâng cao thu nhập cho người dân

Mô hình trồng mộc nhĩ của gia đình chị Nguyễn Thị Hồng (thôn Trung Liệt, xã Trường Trung, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa), đã giúp cho gia đình chị dần cải thiện được cuộc sống nhờ lợi nhuận của nó mang lại, giải quyết được việc làm cho nhiều lao động của địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế xã nhà...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nếu ai sợ trách nhiệm thì "đứng sang một bên"
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nếu ai sợ trách nhiệm thì "đứng sang một bên"

Theo Thủ tướng, phải tháo gỡ về thể chế để cán bộ, công chức dám nghĩ, dám làm, không sợ sai. Trung ương cũng nhất trí tăng cường con người, cơ sở vật chất, chế độ đãi ngộ những người tham gia làm thể chế.

Hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất phải có những nội dung cơ bản nào?
Hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất phải có những nội dung cơ bản nào?

Hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất, phải có những nội dung cơ bản nào? Những nội dung nào, phải thực hiện đăng tải thông tin lên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia?

Bắt giữ tàu chở 1.300m3 cát trái phép
Bắt giữ tàu chở 1.300m3 cát trái phép

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 vừa phát hiện, bắt giữ tàu chở 1.300m3 cát trái phép tại vùng biển giáp ranh TP. Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh.

Trình - thẩm định - phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư có sử dụng đất
Trình - thẩm định - phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư có sử dụng đất

Quy định về việc trình, thẩm định, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư có sử dụng đất, được hướng dẫn tại Nghị định 115/2024/NĐ-CP...

Sáng nay (23/9), hồ Thủy điện Trị An sẽ tiến hành xả lũ
Sáng nay (23/9), hồ Thủy điện Trị An sẽ tiến hành xả lũ

Ghi nhận vào lúc 6 giờ ngày 22/9, mực nước thượng lưu hồ đạt 60,4m, mực nước hạ lưu sau nhà máy đạt 4,3m. Lượng nước qua tua bin phát điện là 815m3/s, trong khi lưu lượng nước về hồ lên đến 2.000m3/s.